Chương 284: Kiểm soát Phượng Sơn
Thống lĩnh ba trại quân của Vũ Ninh vương bên bờ tả ngạn sông Kinh Sư là Đàm Khoan. Hai trại thuỷ với chừng bốn chục thuyền lớn nhỏ, một trại bộ binh đóng trên bờ. Khoan đóng giữ nơi này hơn chục năm, hiếm khi phải đụng trận. Đàm Khoan được tăng cường thêm ba trăm bộ binh tinh nhuệ, pháo bắn đá và liên nỏ sau khi Hải Đông rơi vào tay quân Thiên Đức.
Buổi trưa, Đàm Khoan nhận được tin cấp báo, quân hậu bị của Đại Bộ đã bị quân Thiên Đức bắt hết, Đại Bộ t·ử t·rận. Đàm Khoan lấy làm lo sợ, thúc giục quân đề cao cảnh giác, sẵn sàng giao chiến với quân Thiên Đức t·ấn c·ông từ Phượng Sơn. Đàm Khoan sai người về Vương gia trang dò la, anh em họ Vương cung cấp những thông tin họ biết. Và rằng khi rời Vương gia trang, Vạn Thắng vương dẫn quân và tù binh về hướng quân doanh của Đàm Khoan.
Trại thuỷ bộ của Đàm Khoan đuốc sáng rực suốt đêm. Khoan lên tinh thần cho binh sĩ dưới quyền, rằng Vạn Thắng vương chỉ dẫn theo vài trăm quân, bắt được Vạn Thắng vương lập tức thưởng hậu.
Trại quân Đàm Khoan bị t·ấn c·ông lúc rạng sáng nhưng không phải Vạn Thắng vương dẫn quân từ Phượng Sơn đánh ra mà thuỷ binh Thiên Đức khai hoả trước.
Yết Kiêu chỉ huy, Phạm Hữu Nhật dẫn Tiểu đoàn thuỷ Kình Ngư từ bến Bình Than vào đầu nguồn sông Kinh Sư, t·ấn c·ông trại hữu của Đàm Khoan ở dưới sông. Phạm Hữu Nhật cho pháo và thần công bắn dồn dập, quân thuỷ trấn trại này không thể chống cự, bỏ thuyền bỏ trại chạy ngược lên bờ đê.
Đàm Khoan lệnh trại thuỷ bên tả xông thẳng vào đội hình chiến thuyền của Thiên Đức. Trên bờ, Đàm Khoan đưa pháo đá sát bờ sông, bắn yểm trợ cho thuỷ binh. Ba chục khẩu pháo đá còn chưa kịp khai hoả, đột nhiên có hàng chục t·iếng n·ổ trong bản doanh bộ binh của Đàm Khoan. Khoảng không bên trên bản doanh của Khoan đồng thời có hàng chục t·iếng n·ổ nhỏ vang lên, soái trại nằm giữa bản doanh bị phóng hoả.
Bị vây công hai mặt Đàm Khoan nao núng, binh sĩ nhiều kẻ vốn nghe danh quân Thiên Đức từ trước, giờ mắt thấy tai nghe súng pháo đì đùng ngay trước mặt, hôn vía lên mây cả, chẳng còn ý chí chiến đấu. Thuỷ quân của Đàm Khoan xuất trại hơn hai chục thuyền, chưa ra đến giữa dòng đã mất luôn ba thuyền, cả đoàn cuống cuồng quay vào bờ bỏ thuyền.
Yết Kiêu cho vài Mông Đồng xông thẳng vào trại hữu trước đó của Đàm Khoan, đổ lên bờ gần hai trăm quân đánh ngược từ dưới sông lên bờ đê. Xa Hải neo giữa sông bắn cấp tập vài loạt dọn đường tiến cho mũi quân này.
Đàm Khoan ngồi trên lưng ngựa bên ngoài bản doanh chỉ huy quân chống quân Thiên Đức đổ bộ, chống cả quân đột nhập đại bản doanh. Bỗng đâu tiếng chiêng thu quân liên hồi vọng ra từ trong bản doanh. Đàm Khoan biết trúng kế của đối phương, thét quân đánh trống thúc mạnh át đi nhưng mau chóng nhận ra quân đánh trống trên giá cao vừa bị hạ. Khoan sai kẻ khác leo vội lên nhưng mới được dăm bậc, kẻ ấy nơi tay ngã xuống đất như lá rụng. Đàm Khoan thất kinh, biết tình thế nguy ngập bèn kéo hơn sáu chục quân kỵ nhắm hướng Đông Bắc mở đường máu.
Bọn Đàm Khoan chạy chưa được 1 dặm bỗng có hai t·iếng n·ổ lớn bên phía hữu, hai quân kỵ dẫn đầu bị t·hiệt m·ạng ngay tức khắc. Đàm Khoan nhìn quanh, dẫn kỵ binh chạy dạt về bên tả, phục binh Thiên Đức nhắm bắn đuổi sau lưng. Thúc ngựa chạy chưa được hai mươi trượng, con chiến mã của Đàm Khoan ngã vật sang một bên sau t·iếng n·ổ lớn. Khoan chưa kịp định thần đã bị hai tráng niên xông đến quật ngã, kề dao vào cổ.
Quân kỵ theo Khoan bị hạ thêm mấy người, đám còn lại buộc phải vứt giáo mác xuống ngựa xin hàng. Tráng đinh trói Khoan lại, cười ngoác miệng, hồ hởi nói với Khoan:
-Ông sợ mất vía chưa? Chúng ta để hở hướng Đông Bắc của doanh chính là để ông thoát chạy, đón lõng bắt cho đỡ tốn công, ai ngờ ông trúng kế thật.
Mấy nhóm phục binh gần đó chạy đến, phần nhiều là nữ nhân. Đàm Khoan và gần năm chục bị dẫn giải về bản doanh gặp Chương. Chương ngồi bên bàn, nhâm nhi chén trà nóng mà Lê Chân vừa pha xong. Đàm Khoan nhìn Chương, nét mặt hằm hằm như thể muốn ăn tươi nuốt sống kẻ địch.
-Ta nghe thiên hạ đồn rằng quân của ông rất hung bạo, cớ sao mới đánh một hồi đã tan hết cả thế này.
-Tiểu tử, ngươi dùng mưu ma chước quỷ đánh bại ta, lấy gì làm tự đắc?
Chương quay ra nói với Lê Chân:
-Em về Vương gia trang bảo với anh em họ Vương, ta bắt được Đàm Khoan rồi. Nói với họ, việc họ cung cấp tin tức quân cơ của ta cho Đàm Khoan xem như ta chưa biết nhưng nếu dám một lần tái phạm, không thực lòng thần phục hãy làm sẵn áo quan bằng gỗ tốt. Nhược bằng không ta hất hết xuống hố chôn chung cả đám đấy.
Lê Chân vâng mệnh đi ngay. Chương nhoẻn miệng cười nói với Đàm Khoan:
-Ông phục hay không ta nào quan tâm, trên chiến trường hoặc thắng hoặc bại hoặc là c·hết. Dẫn giải ông ta và tù binh về Luy Lâu.
Đàm Khoan bị kéo đi, luôn miệng chửi rủa Vạn Thắng vương, binh sĩ áp giải nhét giẻ đầy miệng Khoan, bấy giờ Khoan mới chịu im.
-Ngươi còn dám mắng Vương, bọn ta lấy quần áo lót đàn bà nhét miệng ngươi chứ không phải miếng giẻ này. Vương tha mạng, cố mà lao động cho tốt báo ân, đặng có ngày đoàn tụ vợ con. Còn như muốn giữ khí tiết cứ làm đơn, ta hứa sẽ thành toàn cho ngươi.
Phạm Ngũ Lão tặng Đàm Khoan thêm một cái tát mạnh vào đầu, thêm một cú đá vào mông, đuổi xuống thuyền.
Yết Kiêu báo cáo, bắt được cả nghìn quân thuỷ bộ. Tất cả sẽ bị giải về thành Luy Lâu phân loại sau. Chương nói:
-Cậu chọn lấy bốn trăm tù binh sai người đưa thẳng về thành Kinh Môn giao cho Đặng Sỹ Nghị, bên ấy cần nhân lực đào kênh mươn và xây cất. Còn lại hãy giao về Luy Lâu.
Thành Luy Lâu cứ vì thế mà trở thành một nhà tù giam giữ hàng binh trước khi chia ra các nơi.
Tiểu đoàn Kình Ngư chia quân đóng ở hai trại thuỷ vừa chiếm được. Đại bản doanh của Đàm Khoan cũng bàn giao cho Tiểu đoàn Kình Ngư trú quân.
Chương ở lại trại này một ngày bàn định, xem xét việc bố trí quân. Căn dặn Phạm Hữu Nhật đề cao cảnh giác, tích cực chiêu mộ quân trong vùng đưa về Kinh Môn đào tạo.
Hai hôm sau, Nguyễn Quốc Khánh biết tin Phượng Sơn rơi vào tay Thiên Đức, cho quân vượt sông Nhật Đức đánh vào mạn Đông của Phượng Sơn. Quân vừa mới đổ bộ lên bờ đã bị anh em họ Vương phối hợp với hai đại đội bộ binh Thiên Đức cùng hai trăm quân thuỷ do Nhật chỉ huy phục sẵn đánh tả tơi phải rút về.
Lê Chân đến Vương gia trang cảnh cáo anh em họ Vương. Anh em họ Vương sợ xanh mặt, bèn tuân theo sắp đặt của Phạm Hữu Nhật. Thông qua bốn anh em nhà này, Nhật chiêu mộ được đến sáu trăm người đưa về Kinh Môn.
Vũ Ninh vương mất quyền kiểm soát Phượng Sơn cũng không lấy gì làm nguy ngập, song điều này tiếp thêm động lực cho Vũ Ninh vương bắt tay với Trữ quân và Quảng Trí quân. Đó cũng là lý do các nhóm tình báo do Trần Nhật Tôn cử đi phá quấy ở khu vực giáp ranh La thành và châu Vũ Ninh không gặt hái được thành quả như mong muốn.
Bọn Chương đều dự đoán được điều ấy, song việc thuyền bè thông thương từ Thiên Đức ra biển, lâu dài mang lại nhiều giá trị kinh tế và quân sự hơn. Chiến thuyền nhỏ của Thiên Đức kể từ hạ tuần tháng 10, Thiên Đức năm 30 có thể di chuyển từ bến Diên Ứng ở huyện Thừa Thiên qua sông Khoai đến bến Bình Than. Thuỷ quân Thiên Đức đóng ở bến Môn (huyện Thiên Đức) theo dòng Thiên Đức vòng qua một phần huyện Thuận Thiên đến bến Bình Than. Từ Bình Than, chiến thuyền vào sông Kinh Sư. Sông Kinh Sư sau đó chia hai ngả, ngả bên hữu là sông Kinh Môn, bên tả là Kinh Sư, hai dòng sông sẽ hợp lưu ở ngã ba sông Vận sau đó chảy qua Ninh Hải đổ ra bể.
Nhánh sông Kinh Sư chảy bên tả chừng ba chục dặm, chia tiếp một nhánh tả là đầu nguồn sông Đá Vách chảy qua làng Mao Khê. Sông Đá Vách uốn lượn gần trăm dặm rồi ngoặt xuống phía Nam hợp với sông Kinh Sư đổ ra bể ở gần Ninh Hải.
Chương tính rằng, giao thông nội vùng sẽ là đường bộ, giao thông liên vùng sẽ là đường thuỷ. Trải tấm Vạn Xuân giang sơn hoạ đồ khu vực Thiên Đức và Hải Đông cũ, Chương nói với Yết Kiêu:
-Cậu nhìn xem, từ bến Bình Thanh xuôi về nam, một nhánh Văn Giang đổ ra Xích Giang, một nhánh lớn… ờ… là Phú Lương chảy theo hướng Tây Nam vào đất Nam Sách. Sông này lớn, đánh bại bọn Lê Hoan, La Đình Độ và cả Phạm Khải Ca thì…
Chương bỏ lửng câu nói, Yết Kiêu tiếp lời:
-Nếu vậy, chúng ta đánh bọn Lê Hoan thì đánh hẳn về phía Nam đến tận bờ tả ngạn của sông Phú Lương, kiểm soát vùng cửa sông. Nếu vậy… nếu vậy chúng ta nắm hai lối thông ra bể. Các sứ quân khác sẽ chỉ còn theo lối Xích Giang.
-Trách nhiệm của thuỷ quân sẽ rất lớn, cậu cần lưu tâm. Chúng ta mà nắm được hai cửa sông Phú Lương và Kinh Sư, ít nhất sẽ kiểm soát bốn phần mười lưu lượng thuyền bè, tiền ở đó mà ra. Và.. hãy nghĩ xem, một lúc nào đó chúng ta nắm giữ luôn cửa sông Xích Giang thì sao?
-Ngài sẽ dùng quyền đó bóp nghẹt các sứ quân khác về kinh tế?
Chương vỗ vai Yết Kiêu, cười đầy ẩn ý:
-Có thể nhưng… chúng ta sẽ không cấm đoán thương nhân buôn bán, một số mặt hàng ví như mắm muối, nhất là muối, sẽ bị cấm! Hạt muối nhỏ bé tưởng chừng vô dụng có thể làm lên việc lớn đấy. Nếu cậu không tin, hãy thử một tuần ăn uống không có muối mà xem, quân sĩ thiếu muối cũng khốn lắm đấy. Bởi thế ta luôn bắt quân sĩ phải mang trong ba lô một nắm muối khi hành quân.
Chương và Yết Kiêu ngồi bàn luận ngót một ngày trời, chủ yếu là phát triển thuỷ binh sao cho mạnh và hỗ trợ quân bộ ra sao cho hữu hiệu.