Chương 202: Ly gián liên hoàn kế
Kế sách ly gián trong Kế hoạch Mai Lan được đẩy mạnh bằng nhiều cách khác nhau. Chương chỉ thị Hàn Thuyên và Nguyễn Gia Miêu xoáy sâu vào mối bất hoà giữa Mậu Quốc Thìn và Lý An nhằm khơi dậy, kích động quân sĩ chống đối cấp trên.
Trong dân bắt đầu lan truyền lời đồn đoán rằng chủ tướng của Thiên Đức và nghĩa nữ của Lý Sứ tướng đã kết duyên vợ chồng từ lâu và có một cô con gái tên Mạc Thiên Kim sinh ngày 8 tháng 8 năm Thiên Đức 28.
Nhiều người rỉ tai nhau, xưa kia chủ tướng Thiên Đức là Mạc Thiên Chương từng là môn khách của Lý phủ. Lý An và Mạc Thiên Chương vốn có mối thâm tình, chính Lý An đã dạy cho Mạc chủ tướng cách điều binh khiển tướng. Bởi vậy, Lý An đánh mãi không thắng được quân Thiên Đức.
Người ta cũng nói rằng các tướng Siêu Loại gần đây theo về Thiên Đức là bởi nhận ra người quen cũ. Lê Quý Ly, một thuộc tướng của Lý An vừa về dưới trướng Mạc Thiên Chương đã lập tức được trọng dụng, trở thành một tướng thống lĩnh Thuận Thành quân.
Trong ba lời đồn trên thì lời đồn thứ ba xác thực vì rõ là Thuận Thành quân vừa mới dựng trại kéo cờ hiệu. Quân trong doanh đích thực người Siêu Loại, không muốn tin cũng phải tin. Và vì tin vào lời đồn thứ ba, nhiều người cho là hai lời đồn trước đó có lý.
Những lời đồn đều cố ý tung sang bên kia sông Khoai.
Bên cạnh đó, người dân đi chợ cũng nghe nói Mậu Quốc Thìn là nhân sĩ, đến cầm cây kiếm còn chưa đúng cách nay lại nắm binh quyền, cất nhắc hai con trai lên làm Tả - Hữu đốc suất ba quân. Và rằng Mậu Quốc Thìn có ý mưu phản, muốn loại bỏ các thân tín của Lý Sứ tướng. Thậm chí, có người còn phán chắc như đinh đóng cột, nay mai Mậu Quốc Thìn lật Lý Lệnh công.
Gốc gác của Mậu Quốc Thìn, khả năng của hai con là Mậu Quốc Tỵ và Mậu Quốc Ngọ được đem ra bàn tán xôn xao.
Thật giả không biết đằng nào mà lần.
Đám nho sinh dưới trướng Nguyễn Gia Miêu thông qua cha mẹ, anh em, bà con để lan truyền tin đồn. Cha của Gia Miêu, tức ông Cả Lụa, nhiệt tình giúp con bằng cách sang tai với đám thương nhân. Cứ như vậy, chưa đầy một tuần, khắp vùng Siêu Loại ai cũng thông, tưởng như chính bản thân là người biết tường tận mọi lẽ.
Ty Thông tin bấy giờ mới dán yết thị, bố cáo rằng ngày 8 tháng 8, Vạn Thắng vương sẽ mời Thiền sư Sùng Phạm, một người đức cao vọng trọng đến làm lễ thôi nôi cho ái nữ Mạc Thiên Kim. Vạn Thắng vương sẽ mời các bậc cao niên trong vùng đến Lý phủ dự tiệc, chúc phúc.
Vạn Thắng vương mời mỗi làng 6 cụ cao tuổi nhất, trong đó có 2 cụ bà hoặc ít nhất là 1. Sớm tinh mơ ngày 8 tháng 8, quân Thiên Đức đem kiệu hoặc xe ngựa đến rước các cụ cao niên đến Lý phủ.
Yến tiệc bày sẵn, các cụ cao niên cứ sáu người một mâm cỗ, cụ ông ngồi với cụ ông, cụ bà ngồi với cụ bà nhưng theo chủ ý của Chương, quân sĩ sắp xếp sao cho một mâm cỗ có đủ người của ba làng khác nhau.
Gần năm trăm cụ cao niên thực thấy Thiền sư Sùng Phạm.
Vạn Thắng vương đứng trên bục nói những lời dễ nghe, tựu chung là cảm tạ các cụ đã đến chúc phúc cho trưởng nữ Mạc Thiên Kim. Tả Đô đốc Phạm Tu nói vài lời và sau đó Trịnh Lam Khuê bế con gái lên bục cùng với Lý phu nhân. Lý phu nhân xác nhận cháu gái Trịnh Lam Khuê là thê th·iếp của Vạn Thắng vương. Vạn Thắng vương là rể của dân Siêu Loại, mong các cụ cao niên ngày sau chỉ bảo thêm cho.
Mọi chuyện hai năm rõ mười, Trịnh Lam Khuê ít người biết, chỉ nghe nói nhưng Lý phu nhân có vài cụ ông biết gốc tích, nhiều cụ bà từng thấy khi đến Diên Ứng tự.
Các cụ cao niên thay nhau chúc phúc cô gái nhỏ, khi các cụ ra về, Vạn Thắng vương lại biếu mỗi cụ 10 đồng làm quà cùng với gói xôi, đĩa thịt gà, thịt lợn.
Sau một đêm, khắp làng trên xóm dưới trong vùng Thiên Đức mới kiểm soát đều thông tỏ, các cụ bảo rằng Vạn Thắng vương còn trẻ mà thông tuệ, trí dũng hơn người, có Tả Đô đốc tiền triều yêu mến, Lý Sứ tướng nhắm gả nghĩa nữ là phải.
Thật thật giả giả cứ thế phơi bày.
Ty Thông tin và Ty Dân vận kết hợp tuyên truyền rằng, bà con cô bác có anh em, con cháu, chồng hay cha đang dưới trướng Mậu Quốc Thìn thì cứ mạnh dạn khuyên giải, bỏ v·ũ k·hí về nhà gặp gia quyến rồi trưởng làng sẽ đưa đi trình diện. Muốn vào quân thì làm quân, muốn ở nhà thì làm ruộng đều được. Thậm chí gia đình nào khuyên giải, tự giác đưa con em đến trình quân sẽ nhận 2 tấm lụa, 10 đấu ngũ cốc và 1 tiền. Binh sĩ đã về trình quân mà rủ thêm người về cùng cũng nhận thưởng tương đương, miễn tất cả các tội trạng nếu có.
Quân Thiên Đức chưa tung bất cứ toán thám thính nào sang bên kia sông Khoai bởi lẽ dễ bị phát giác. Mậu Quốc Thìn cũng chẳng kém cạnh, ông ta cũng đưa thám thính sang vùng Thiên Đức kiểm soát hòng thu thập quân tình. Một phần thám quân của Mậu Quốc Thìn dễ dàng bị Phạm Bỉnh Di bắt giữ, một số khác mò về làng, nghe gia đình khuyên giải, tự nộp mình. Số còn lại nghe ngóng được các chính sách mới, những tin tồn rộ lên trong dân.
Người chịu thiệt nhất trong Kế hoạch Mai Lan hẳn là Lý An. Ông ở thế tình ngay lý gian, muốn cãi không được.
Mậu Quốc Thìn bắt giam Lý Công Thành, vu cho tội nội gián cùng Lý Quang Minh. Những binh sĩ Siêu Loại về cùng với Lý Quang Minh dạo trước cũng b·ị b·ắt giam hết lượt.
Lý An bị cật vấn, ông một mực phủ nhận các tội trạng song không lý giải được vì sao hai con b·ị b·ắt rồi lại được thả. Càng không biện minh được việc vợ và nghĩa nữ giờ là gia quyến của Vạn Thắng vương, bàn dân thiên hạ đều biết cả.
Mậu Quốc Thìn quản thúc Lý An trong một ngôi nhà nhỏ ở ấp Cồi. Thực tình Mậu Quốc Thìn muốn nhân cơ hội này trừ Lý An đi, song Lý An là cháu Lý Lệnh công, tướng sĩ dưới trướng còn nhiều kẻ trung thành, nhất thời chưa thể xuống tay.
Mậu Quốc Thìn bố cáo trong quân, Lý An thông đồng với tế tử Mạc Thiên Chương, phản bội Lý Lệnh công, cố ý đánh thua, cắt đất cho quân Thiên Đức.
Thái độ của Lý An đối với cáo buộc của Mậu Quốc Thìn vô cùng thờ ơ, ông không thẹn với lòng, có trời đất chứng giám. Thậm chí mỗi lần nghĩ đến tình cảnh hiện tại, Lý An bất giác cười một mình. Là người trong cuộc, Lý An biết rằng đây là kế ly gián của Chương. Sớm không tung, muộn không tung lại tung tin đúng lúc ông thất thế. Bằng chứng nhãn tiền là quân tướng có kẻ đã trở giáo với Mậu Quốc Thìn.
-Nó sẽ làm chủ toàn bộ Siêu Loại này mà chẳng cần động đao. Nước nâng thuyền cũng có thể lật thuyền, thực ta cũng muốn gặp lại kẻ ngày ngày bỡn mặt ta xem bộ mặt thật của nó ra sao.
Lý An lẩm nhẩm một mình, nhớ bộ cờ Lý Vạn Xuân năm ngoái Chương tặng, thiếu mất quân vua màu đen.
-Tình thế hiện giờ cũng chẳng khác là mấy, quân đen không có vua khác nào rắn mất đầu. Siêu Loại sẽ đổi sang họ Mạc mau thôi, sợ là không quá ba tháng.
Vợ và con gái nuôi trở về Lý phủ, quân Thiên Đức mở tiệc thôi nôi linh đình cho trưởng nữ Mạc Thiên Kim ở đó thì Lý An đã nghe nói. Dù đoán đây là kế ly gián nhưng Lý An mừng thầm trong bụng, rõ là vợ ông là nhạc mẫu của Mạc Thiên Chương. Con gái nuôi mà ông hằng cưng chiều đích thực là phu nhân của chủ tướng đối địch như lời hai con trai của ông đã nói.
-Lão họ Mậu mang tiếng là nhân sĩ trong thiên hạ lại không nhìn ra kế của một kẻ đáng tuổi con mình, nay mai c·hết không nhắm mắt cũng đáng.
Yết thị do Mậu Quốc Thìn công bố trong quân rồi trong dân lợi chưa thấy mà hại nhãn tiền. Những người từng nhận ơn của Lý An bấy lâu nay hay tướng sĩ yêu quý ông tuy không nói ra miệng nhưng trong bụng có ý bênh vực.
Tin tức bọn Lê Quý Ly theo về Thiên Đức nay đứng đầu một quân riêng ai ai cũng biết lại càng khiến tướng sĩ tâm tư.
Một ngày trung tuần tháng 8, Đinh Công Tráng nhận lệnh của Mậu Quốc Ngọ dẫn 30 chiến thuyền chở theo 1500 quân di chuyển sang địa điểm trú quân mới. Đoàn thuyền mới rời bến được một quãng, Đinh Công Tráng đột ngột cho dừng lại giữa dòng, nói với ba quân tướng sĩ:
-Lý Sứ tướng là người có ơn với ta, quân lệnh xưa nay nghiêm minh, chưa từng thiên vị thân thích trong quân. Ai có công được thưởng, có tội thì phạt. Nay bọn mặt trắng Mậu Quốc Thìn cậy có binh quyền trong tay cất nhấc con cháu, vu oan giá hoạ cho người ngay. Vạn Thắng vương tuy là đối địch nhưng là tế tử của Lý Sứ tướng, bao lần giáp trận đều có ý nương tay, quân sĩ theo về đều được trọng dụng không phân biệt xuất thân, gốc gác. Nay ta không nghe theo sắp đặt của Mậu Quốc Thìn mà theo Vạn Thắng vương, anh em nào muốn thì đi cùng, không muốn cứ quay thuyền về bến, đường ai nấy đi. Tráng này xin bái biệt.
Đoạn soái thuyền của Đinh Công Tráng quay đầu nhắm hướng Bắc. Binh sĩ trên các thuyền khác láo nháo, chả mấy chốc 26 chiến thuyền quay đầu theo Tráng, 3 thuyền còn lại với hơn trăm người lưỡng lự hồi lâu rồi cũng theo hết lượt.
Đoàn thuyền thẳng đến thành Luy Lâu, thuỷ quân Long Vũ dàn trận chờ hiệu lệnh. Soái thuyền của Đinh Công Tráng hạ kỳ hiệu, lặng lẽ chèo đến trước thuyền treo kỳ hiệu Tiểu đoàn Long Vũ, Yết Kiêu.
-Bổn tướng là Đinh Công Tráng dẫn theo 30 thuyền cùng 1500 anh em xin được Vạn Thắng vương thu dụng.
Yết Kiêu nghe vậy truyền lệnh hạ súng, cho chiến thuyền tiến lên.
-Tôi là Phạm Hữu Thế, Vạn Thắng vương thường gọi Yết Kiêu. Đinh Đại tướng quân muốn theo về xin cho thuyền hạ cờ cập bến. Tôi sẽ cho người báo về Lý phủ ngay.
Đinh Công Tráng làm theo.
Chương nghe tin cấp báo, lấy làm mừng liền dẫn theo thân quân đến ngay. Đinh Công Tráng và tiểu tướng thuộc quyền xếp hàng đứng ngay ngắn chờ đợi. Chương vừa xuống ngựa, cả bọn quỳ gối hành lễ, Đinh Công Tráng thuật rõ sự tình, xin được đầu quân cho Thiên Đức.
Chương nói với Yết Kiêu:
-Cậu dặn anh em thết đãi binh sĩ mới về cho cẩn thận.
Đoạn nói với Đinh Công Tráng:
-Bây giờ mời Đinh Đại tướng quân và các tướng về Lý phủ tạm nghỉ ngơi rồi ta bàn chuyện rõ hơn.
Bọn Lê Quý Ly nhận tin Đinh Công Tráng mới theo về cũng lấy làm mừng, vừa hay quân ở Lý phủ đến báo, Vạn Thắng vương cho mời các chỉ huy của Tiểu đoàn Thuận Thành về Lý phủ.
Lê Quý Ly gặp lại Đinh Công Tráng nửa mừng nửa tủi dù mới xa cách hơn một tháng. Lê Quý Ly, Đào Cam Mộc thuật vắn tắt cho Đinh Công Tráng nghe mọi chuyện, nghe xong, Tráng thêm phần vững dạ.
Ngay tối đó, Chương cho mở yến tiệc thết đãi bọn Đinh Công Tráng, tuyệt không hỏi đến việc quân mà chỉ quan tâm đến gia quyến, sức khoẻ, tinh thần. Lê Quý Ly dẫn Đinh Công Tráng làm quen với Phạm Bỉnh Di, Phạm Cự Lượng, Thiên Bình, Phạm Bạch Hổ… Phạm Tu cùng Triệu Quang Phục, Đoàn Thượng cũng đến thăm hỏi. Nhìn chung, Chương đón tiếp hàng tướng vô cùng trọng thị. Đinh Công Tráng và hai phó tướng là Nguyễn Văn Thành, Công Quốc Trường say vắt lưỡi, không biết trời đất trăng sao là gì.
Chiều hôm sau, Tráng và hai thuộc tướng họp mặt cùng bọn Bỉnh Di, Cự Lượng, Thiên Bình, Yết Kiêu. Cự Lượng chủ trì cuộc họp do Chương có việc bận.
Đinh Công Tráng cho bọn Cự Lượng biết thêm nhiều tin tức quan trọng. Những tin này được tổng hợp rồi báo ngay cho Chương và Bộ Tổng tham mưu.
Ngày hôm sau, Chương và Yết Kiêu, Cự Lượng gặp bọn Định Công Tráng. Chương bố trí Đinh Công Tráng làm phó cho Yết Kiêu, các thuộc tướng của Tráng đều là thuỷ quân nên cũng thuộc Tiểu đoàn Long Vũ. 600 trong số 1500 quân theo Đinh Công Tráng không giỏi bơi lội được chia đều vào các tiểu đoàn như Thần Sách, Thánh Dực, Thiết xa, Vạn Ninh. Ba tiểu đoàn chủ lực là Thiên Đức, Thần Vũ, Thần Sấm chưa được bổ thêm quân vì đặc thù dùng súng hoả mai và thần công. Ba tiểu đoàn này sẽ chọn quân từ các tiểu đoàn khác đưa về đại bản doanh giao cho Trương Lôi huấn luyện 1 tháng. Tiếp đó Phạm Cự Lượng, Thiên Bình, Bạch Hổ sẽ đến nhận người, chuyển sang huấn luyện thêm ít nhất trong 1 tháng.
Đại đội Thần Vũ của Phạm Thị Thanh và Phạm Kim Huệ giữ đặc thù chỉ tuyển nữ nhân từ 16 đến 22 tuổi hiện đang huấn luyện gần 500 nữ nhân từ phủ Thiên Đức và Siêu Loại, tất cả nữ nhân đều dưới 20 tuổi, chưa lập gia đình.
Do có bọn Đinh Công Tráng gia nhập, thuỷ binh Long Vũ của Yết Kiêu có đến 1800 quân tinh nhuệ, trở thành lực lượng tương đối mạnh.