Chương 175: Mèo vờn chuột
Bọn Yết Kiêu, Phạm Bạch Hổ neo chiến thuyền ven bờ sông giương cao cờ Thiên Đức, cờ thuỷ quân và pháo binh nhưng quân sĩ náu ở trong thuyền, thương thuyền ngang qua rất khó biết có bao nhiêu binh mã.
30 Xa Hải thuyền được trang bị thêm nệm rơm ẩm che mái, phên tre móc các tấm nệm rơm hình vuông mỗi cạnh chừng 80 phân treo hai bên mạn thuyền vì Chương đã báo rằng Kiều Công Ngạn khả năng cao trang bị nỏ Liên Châu với số lượng áp đảo.
Trên mỗi Mông Đồng thuyền có 13 người gồm 12 người đạp và 1 chỉ huy, 50 thuyền vị chi 650 quân. Tuy ít nhưng sau cả năm luyện tập, những binh sĩ này đều thành thục tiến thoái, trong khi đạp vẫn có thể dùng nỏ Liên Châu bắn. Ít quân bắt buộc một người phải làm được hai việc.
Từ ngày Mông Đồng thuyền được trang bị thêm hoả hổ đúc gang và hoả hổ ống tre cầm tay, binh sĩ thêm phần phấn chấn. Những lần diễn tập Mông Đồng hay Xa Hải thuyền đều phải tổ chức vào buổi nhá nhem bên bờ sông, có trống chiêng phụ hoạ để giấu đi t·iếng n·ổ.
Phạm Bạch Hổ chỉ huy pháo trên Xa Hải thuyền, do trang bị thần công, để giảm bớt trọng lượng, Hổ giảm pháo đá xuống còn hai khẩu mỗi thuyền, bố trí thêm 1 hoả pháo liên hoàn bắn gần.
Đoàn chiến thuyền neo hơn hai canh giờ, mặt trời lên cao, tưởng chừng Hoàng Ngưu không đến như dự tính thì Mông Đồng thuyền cảnh giới trở về từ ngã ba Xích Giang liên tục phất cờ hiệu. Yết Kiêu, Phạm Bạch Hổ và binh sĩ dưới quyền, kẻ nào kẻ nấy hớn hở ra mặt vì cả năm qua miệt mài tập luyện chưa được xung trận, chưa được đối đầu thực tế. Nay kẻ địch cũ đang đến, chẳng cần nhắc, ai cũng mang cảm giác nôn nao khó diễn tả thành lời.
Binh sĩ báo cáo:
-Chúng rất đông, lớn nhỏ cả trăm thuyền có lẻ.
Yết Kiêu đứng trên khoang cầm loa nói khuếch lên:
-Hai trăm thuyền của Hoàng Ngưu đang đến, dàn trận đón hắn, con cá này hôm nay phải bắt được, không để xổng. Anh em sẵn sàng chưa?
Binh sĩ lần lượt ra khoang thuyền đồng thanh hô lớn:
-Sẵn sàng!
-Một đánh năm cũng đếch sợ! - Yết Kiêu nói oang oang. - Cho chúng rơi xuống sông tha hồ mà bơi, chúng sẽ c·hết vì lạnh. Sông nước này là của chúng ta. Lệnh của chủ tướng, đánh cho chúng kinh hồn bạt vía chúng sẽ tự tan.
Binh sĩ lập tức lấy lương khô ra ăn nhẹ, quy định của quân trước khi xung trận không được để đói khát. Phạm Bạch Hổ liền viết ba lá thư, thả chim câu bay về bản doanh, làng Nhất Vạn và trại thuỷ binh.
Đoàn chiến thuyền dưới quyền chỉ huy của Hoàng Ngưu với 130 chiếc lớn nhỏ xuôi dòng Xích Giang tiến vào sông Thiên Đức. Trong số chiến thuyền có 60 thuyền lớn chở 240 giàn bắn đá và 1000 binh sĩ nên di chuyển chậm. 70 thuyền còn lại chở theo 3000 quân, trảo phu 3500 người vận hành 130 thuyền. Tổng số quân binh lên đến 7500, phân nửa thuỷ binh do Phan Văn Hầu giúp sức. Phó thống lĩnh của Hoàng Ngưu là Triệu Minh Đề, bộ tướng của Phan Văn Hầu.
Chiến thuyền chật kín lòng sông, hai bên nhìn thấy nhau bằng mắt thường. Yết Kiêu hạ lệnh cho đoàn thuyền dưới quyền lui chậm rãi về sau. Hoàng Ngưu cho 10 thuyền nhỏ vượt lên trước đội hình, Yết Kiêu liền hạ lệnh cho 10 Mông Đồng tiếp chiến, trong khi đại bộ phận lui về sau hơn năm mươi trượng mới dừng.
Lạ thay, những thuyền nhỏ của Hoàng Ngưu chuẩn bị đụng trận liền dừng, xoay ngang thuyền đón bắn xạ tiễn như mưa. Thuỷ binh Thiên Đức nhận ra đối phương trang bị nỏ Liên Châu mà không chút nao núng, vẫn cho thuyền lao đến.
Mông Đồng cũng như chiến thuyền đối địch đều được bọc đồng nhằm chắn hoả tiễn, hai bên đều trang bị những tấm chắn bằng rơm ẩm, mưa tiễn cũng khó g·ây t·hương t·ích.
Một bất ngờ Hoàng Ngư dành cho Yết Kiêu chính là những giàn bắn đá trên thuyền lớn đang chậm rãi tiến đến.
Đá, chông và cả đạn cháy từ niêu đất bắn loạt, tầm bắn xa ngót trăm trượng. Mặt sông bỗng chốc xuất hiện hàng trăm cột nước. Hoàng Ngưu và phó tướng, Triệu Minh Đề, tin rằng với cơn mưa đá hình chữ nhật dài ba mươi trượng, bề ngang chừng hai mươi trượng đổ xuống sẽ dìm chiến thuyền của Thiên Đức xuống lòng sông.
Lý thuyết và thực tiễn đáng ra là vậy.
Thuỷ binh Thiên Đức ít hơn song họ đã được tập luyện đối phó nếu đối phương có pháo.
Lý lẽ và lập luận của Chương với các chỉ huy từ cấp tiểu đội trở lên rất đơn giản: Chiến tranh sẽ kích thích óc sáng tạo của con người, đứng trước tồn vong, người ta buộc phải tìm cách vươn lên. Vì thế, những thứ chúng ta có sau một khoảng thời gian xuất hiện ắt đối phương cũng có thứ tương đương, có thể tốt hơn, có thể tệ hơn song có thì sao? Các chỉ huy buộc phải nghĩ ra các tình huống, viết ra giấy nộp lên trên sau đó họp mổ xẻ với nhau. Ý kiến của ai người đó bảo vệ, vô lý hay có lý đều được ghi nhận để từ đó xây dựng các kịch bản có thể xảy ra cùng cách đối phó hữu hiệu.
Chương cũng nói: Giải pháp luôn nhiều hơn vấn đề, bởi vậy một vấn đề, một tình huống, một mối nguy phải có ít nhất hai giải pháp xử lý trở lên.
Những buổi học trong cả năm Thiên Đức 27 dường như phát huy tác dụng.
10 Mông Đồng thuyền áp sát đối phương, binh sĩ cầm đuốc châm ngòi cháy chậm, vài giây sau, mười khẩu hoả hổ 60mm bắn thẳng ở cự ly ba trượng hoặc ít hơn đã loại khỏi vòng chiến 2 thuyền ngay tức khắc. Thuyền chưa cháy nhưng binh sĩ la hét toán loạn, một số bị b·ỏng n·ặng nhảy vội xuống nước.
Mông Đồng thuyền lùi lại, hai binh sĩ cầm khiên che chắn. Một binh sĩ đổ thuốc súng vào nòng, những viên bi sắt nhỏ, nhựa thông lẫn vôi bột... Cứ mỗi lớp như vậy, người còn lại dùng gậy lèn thật nhanh như giã gạo. Trong quá trình nạp đạn, thuyền sẽ đi lùi, mũi thuyền sẽ hướng về mục tiêu để giảm tiết diện, tiễn có bắn đến cũng vô tác dụng bởi Chương đã tinh chỉnh thiết kế mũi thuyền hay các chi tiết bên ngoài vát nghiêng hoặc tròn. Tất nhiên, Chương không tự nghĩ ra được, bất kể chàng trai nào từng yêu thích xe tăng sẽ hiểu.
Loạt đạn tiếp theo loại thêm một chiến thuyền nữa, chiến thuật thuỷ binh Thiên Đức là dùng tốc độ, áp sát, bu vào đánh, bắn tập trung diệt gọn từng đối thủ sau đó lại chạy ra xa.
Đại quân của Hoàng Ngưu không thể bắn lẫn vào thuyền đang giao chiến cho đến khi Mông Đồng thuyền áp mạn chiến thuyền đối phương, tưởng rằng hai bên sẽ nhảy sang thuyền của nhau giao chiến thì bất chợt quân trong Mông Đồng thuyền lại dùng hoả hổ bằng tre, buộc ba cái thành một bó, phụt sang rồi lui hoặc tiến. Trong suốt quá trình ấy, binh sĩ hầu như không ló đầu ra ngoài.
4 chiến thuyền nhỏ còn lại hoảng hốt thối lui trong khi hàng trăm binh sĩ trên sáu thuyền bị hạ đang lóp ngóp dưới sông, bấu víu chiến thuyền nửa chìm nửa nổi. Bấy giờ Hoàng Ngưu mới cho dội đá xuống nhóm Mông Đồng thuyền như mưa, quyết diệt bằng được. Số Mông Đồng thuyền này vội tản ra hai bên mé sông, ba chiếc bị hư hại nặng vì đá rơi sập mái, quân sĩ b·ị t·hương song thuyền không chìm.
Phạm Bạch Hổ theo dõi sát tình hình, cho Xa Hải thuyền tiến lên một quãng, dàn hàng ngang trên mặt sông, hiệu chỉnh thần công bắn xa hết tầm, 120 trượng (hơn 400 mét) nhắm giữa đội hình địch khai hoả đồng loạt nhờ vậy giải cứu kịp số Mông Đồng thuyền còn lại.
Sau hàng loạt tiếng đùng đùng kinh thiên địa, kh·iếp quỷ thân là những làn khói bốc lên, 40 quả đạn gang tròn, đường kính 80mm bắn cầu vồng rơi xuống đầu đối phương. Hơn nửa số đạn rơi xuống sông nhưng số còn lại gây hư hại nhẹ ba thuyền cùng vài binh sĩ t·ử v·ong tại chỗ.
Phạm Bạch Hổ cho thuyền chậm rãi tiến lên theo ba hàng ngang, ngưng chèo khi khai hoả, ngắm bắn vào giữa đội hình địch.
Nếu như trước đây khi bắn pháo đá phải tính toán xa gần, ước lượng, bắn thử tầm sau đó mới bắn loạt, thì nay những khẩu thần công hoặc hoả hổ do thân súng thẳng, Chương đã thiết kế đầu ruồi ở nòng, lấy đường ngắm chính xác bằng cơ cấu ngắm trên súng phóng lựu M79. Trên thước ngắm làm từ thép có khắc số từ 10 - 120 tương đương với khoảng cách, xạ thủ chỉ cần chỉnh thước ngắm bằng với đầu ruồi, khi khai hoả đạn sẽ rơi trong khoảng đó. Đây thực là một cải tiến giản đơn nhưng vượt bậc, binh sĩ huấn luyện qua một lần cũng có thể bắn chính xác từ loạt đạn thứ ba.
Những viên đạn kim loại làm gãy ván thuyền, cột cờ, thủng vách dù có nệm rơm.
Hoàng Ngưu điên tiết bắn trả nhưng đạn rơi cả xuống sông. Ngưu tiến, Yết Kiêu lùi trong khi vài Xa Hải thuyền vẫn túc tắc khai hoả. Yết Kiêu chưa thể cho thuyền tiến lên bởi chưa thấy Tiểu đoàn Thần Vũ quay lại. Hai bên dền dứ mèo vợn chuột đến nửa canh giờ mà không có thiệt hại đáng kể nào được ghi nhận.
Ba Mông Đồng thuyền bị hư hại cập mạn Xa Hải thuyền chuyển hoả hổ lên, đưa những người b·ị t·hương về căn cứ. Một Xa Hải thuyền bắn hết đạn thần công, lui về sau một quãng neo chờ.