Trở Về Thời Bắc Thuộc

Chương 25: Kế hoạch tương lai




Cả nhóm Hãn lúc này rời khỏi khu của Musa. Để lại 5 người thợ phụ Musa làm việc. Vừa đi chưa được xa đã nghe thấy tiếng búa đập vào kim loại chan chát sau lưng, xem chừng tên này rất suốt sáng. Ngày hôm sau, đầu làng đã có tiếng xôn xao. Một lượng lớn trâu cùng gia súc khác đang tụ tập tại đó. Không cần hỏi cũng biết là lão Thạch mang đến.

-Cậu Hãn, tôi đã mang hết gia súc cậu cần.

-Cảm ơn chú, tất cả đây sao?

-Không thiếu một con, cậu có thể kiểm tra.

Hãn nhìn một đàn trâu 20 con đang gặm cỏ bên bãi đất bằng gần đó cùng lợn, gia cầm được nhốt trong rọ la liệt phía sau. Lão Thạch đã huy động hết người làm thuê mang đến số tài vật này.

-Không có bò sao?

-Ngài muốn mua bò sao? – Lão Thạch thấy Hãn lẩm bẩm mới hỏi lại

-À,… không có gì. Trì, mang tiền ra đi – Hãn nói

Trì nghe Hãn nói liền cùng đám Trâu và Sóc khiêng ra 3 hòm bạc, đặt trước mặt lão Thạch

-Bạc của ông đây. – Trì nói

-Cảm ơn, cảm ơn, các cậu quả là khách quý mà. Lần sau nhất định giảm giá cho các cậu. – Lão Thạch hí hửng mở từng hòm bạc, ánh bạc sáng lóa khiến hắn mắt hắn không để ý đến xung quanh nữa

Nói về bò, lúc này tại đất Việt cũng có nhưng rất khó nuôi. Bò Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ. Bò Trung Quốc du nhập đến Giao Châu do không chịu được khí hậu thường sinh bệnh nên số lượng hạn chế. Qua quá trình lai tạo các giống bò khác nhau mới tạo thành giống bò Việt Nam. Bò Việt tuy dễ nuôi, đẻ nhiều, ít bệnh, chịu đựng tốt nhưng khả năng sản xuất thịt và sữa thấp về mọi mặt từ số lượng đến chất lượng, giá trị kinh tế thấp nên chỉ lấy thịt và sức kéo. Nếu được hắn muốn mua giống bò Sindhi đỏ hay bò Gir của Ấn Độ. Khí hâụ Ấn Độ có phần khá giống nước Việt nên có thể sinh sống được, quan trọng là giống bò này năng suất thịt và sữa đều cao, lại chịu nhiệt và kháng bệnh giỏi nhưng tỉ lệ sinh đẻ thấp, ngoài thịt, sữa, đến nước tiểu của chúng còn uống được, người Ấn Độ đã dùng nước tiểu bò cái còn trinh để phòng bệnh ung thư, cái này Hãn chỉ nghe qua, nhưng ở đất Ấn Độ Giáo thì thứ này thì dám lắm, cơ mà để người Việt uống nước tiểu bò, cái này có hơi >.<. Nếu chăm sóc tốt thì sau vài năm các thế hệ sau có thể quen được khí hậu nơi này, lúc đó chỉ còn vấn đề sinh sản thôi. Hiện tại ở Ấn Độ chắc chắn không thiếu giống này

Hãn sao lại quan tâm đến những thứ này? Tất nhiên để cải thiện dinh dưỡng cho người Việt rồi. Hắn dự định khi thành lập bộ lạc sẽ bắt, nói trắng ra là cưỡng bức họ sử dụng những đồ ăn dinh dưỡng mà hắn biết thời hiện đại, thậm chí là cả sữa chua và phô mai, những thứ có mùi khó chịu mà chỉ có đám tây lông Hi Lạp mới chuộng chứ dân Đông Á như người Việt mới ngửi đã muốn mửa rồi. Mới đầu bắt ép sẽ không thích và phản kháng, nhưng lâu dần sẽ quen, thậm chí là nghiện và lợi ích của nó chắc chắn đến tương lai người Việt sẽ ca tụng hắn.

Trong sữa và các chế phẩm đều có hàm lượng iot cực cao, chưa kể các giá trị dinh dưỡng tuyệt vời khác như vitamin và khoáng chất, đặc biệt là DHA nhưng người Việt thì chưa có thói quen dùng vì chúng khá mùi và khó uống vì nhạt khếch nuốt không trôi. Nếu người Việt có thói quen uống sữa hằng ngày thì trí tuệ và sức khỏe, thậm trí là tầm vóc sẽ được nâng cao. Sau này người Việt người Hoa, ai to hơn ai còn chưa biết.

Hãn cho nhóm Sóc lùa gia súc về cuối làng, nơi này chuồng trại đã được lão Cai chuẩn bị sẵn. Đây là vốn hắn góp chung cho Công tộc trưởng, sau này thành lập bộ lạc riêng sẽ chỉ lấy đủ số lượng, những gia súc dư ra trong quá trình sinh đẻ nhường lại cho Công Xương. Hãn cũng không quên trả lương còn thiếu cho nhóm thợ, ngoài ra còn giết thêm 2 con lợn nữa, lọc mỡ mang cho Musa rèn rắt, thịt thì một nửa dùng, nửa còn lại đem cho. Sự phất lên giàu có và hào phóng của Hãn dần nổi tiếng trên khắp tộc họ Công.

Vì phải mấy tháng nữa thương hội mới đông trở lại, nên Hãn tận thu trong khu vực. Tại An Định này cũng là một thị trường tốt, người Việt rất có hứng thú với thủy tinh của Hãn nên hắn không bỏ qua cơ hội này đem bán cho các tộc trưởng ở đây. Vùng An Định rộng lớn có đến hàng trăm bộ tộc, tuy nhân số chỉ mấy ngàn mỗi bộ nhưng các tộc trưởng đều rất chịu chơi, Hãn lấy giá 20 vật phẩm từ bình, chén, cốc, bát cộng trang sức thủy tinh đổi lấy 1 con trâu, hoặc 3 con lợn. Giá cả như thế đúng là rất hời, chưa kể chỉ mất một con trâu mà có bao nhiêu đồ tốt, tội gì không đổi, trừ mấy bộ nghèo, còn lại gia sản các tộc trưởng chẳng lẽ không có 10 con trâu, chưa tính tài vật khác. Việc định giá cụ thể hắn giao hết cho Trì. Hãn sẽ lót đường cho hắn đến với giới thương nhân bằng việc 5 xe trâu và giao cho Trì mang đồ đi buôn bán trên khắp An Định. Mọi việc buôn bán sẽ giao cho Trì quản lý, còn hắn chỉ lo gây dựng lực lượng

Một cơ hội không tệ, hắn không muốn đẩy tên Trì vào chỗ đám con buôn tại thương hội, tại đó hắn chỉ là dê cho lũ sói làm thịt thôi. Hãn muốn Trì từ từ thành “sói”, việc giao hắn đi buôn bán ngoài việc cho hắn “thoát cốt” cũng là một cách thu thập thông tin tình báo, hắn muốn biết càng nhiều thông tin về nơi hắn từng ở cũng như về họ Bạch càng nhiều càng tốt. Thương nhân là con mắt, cái tai của thiên hạ, nhưng chuyện người đời biết, thương nhân cũng biết, những chuyện người đời không biết, chưa chắc thương nhân không biết.

Chưa kể hắn cần nắm rõ về địch thủ từ vị trí trọng điểm, quân số, bố phòng, như thế khi hắn khởi sự thì chỉ cần một hơi càn quét đảm bảo Bạch Lang chết không can tâm. Nhưng hiện tại tên Trì có hơi nhỏ tuổi, vóc dáng thì nhỏ, để hắn đi như vậy có không yên tâm nên cần một người già dặn, đã từng đến các bộ lạc khác trong vùng. Người đó tạm thời Hãn chưa tìm ra, nhưng hắn có tiền mà, vung tiền ra hỏi tất sẽ có một kẻ

Nhưng nói là nói thế, đúng là tài sản hắn đang tăng lên từng ngày nhưng nhân khẩu không hề tăng vì không có làm sao mà tăng. Thế lực cũng cần có nhân khẩu, binh lính, hắn định đi săn lùng những kẻ tha hương nhưng kẻ tha hương trên cái đất này đã ít lại đều bị xích làm nông nô mang về phương Bắc rồi,

Hãn định hỏi Công Xương nhưng lão đi mấy tháng nay mất dạng, Công Xương là một tộc trưởng, chắc chắn lão có cách giúp Hãn có tộc nhân. Đành phải chờ lão về chứ biết làm sao. Gạt chuyện nhân khẩu qua một bên, Hãn tính cần tìm nơi cho hắn cắm dùi đã, hắn có tộc nhân nhưng chẳng lẽ cứ lưu lại đất của Công Xương, sớm muộn cũng có tranh chấp, đây là điều hắn không hề muốn, nên lần này ngoài cho Trì đi buôn bán, thu thập thông tin, còn cho Trì đi tìm hiểu về vùng đất lập thân tương lai.

3 ngày sau, tại nhà lão Cai, Hãn đang nằm nghỉ trên một chiếc chõng tre, tay trái vắt lên trái như đang suy nghĩ thứ gì đó

-Hãn, Hãn, lão Musa nói đã rèn xong kiếm rồi kìa. – Trâu chạy vào nhà lão Cai nói

-Nhanh đấy, để xem lão có gì nào.

Lúc này Hãn đang nằm trên chiếc trõng tre trong nhà, thấy Trâu vào báo thì cùng đến chỗ Musa, lúc này lão đang bọc da cho chuôi kiếm, khi Hãn tới cũng là lúc công đoạn hoàn thành

-Chủ nhân, ngài đến thật đúng lúc, tôi đã hoàn thành thanh kiếm mà ngài yêu cầu

Musa vừa nói, hai tay dâng thanh kiếm cung kính trước mặt Hãn. Thanh kiếm này không có nhiều hình chạm khắc như Hãn tưởng tượng. Đơn giản chỉ là một thanh thép kết hợp với tay cầm được bọc gỗ mà thôi nhưng cầm rất thuận tai, phần chuôi là một khối cầu gỗ, có vẻ Musa bị ảnh hưởng bởi thanh Gladius của La Mã, nhưng đốc kiếm thay vì là miếng gỗ tròn nằm ngang thì lại là một thanh thép cong nằm ngang dài khoảng 13cm rèn chặt vào thân kiếm như thế chúng là một khối liền. Đây là một thanh kiếm 2 lưỡi sáng bóng, nặng khoảng 1,5 kg, dài khoảng 80cm tính cả tay cầm, bề mặt lưỡi rộng khoảng 6cm, màu sắc trên thân khác nhau, lưỡi có màu sáng hơn phần thân bên trong chứng tỏ đã được tôi khác điểm.

Kĩ thuật tôi thời cổ đại có chút khác biệt giữa Á và Âu. Khi người Châu Á thích làm cứng khác điểm (differential hardening) thì châu Âu lại chuộng tôi khác điểm (differential tempering). Nói ngắn gọn thì Châu Á thích lưỡi cứng sống mềm, dẻo dai thì Châu Âu, cũng thích lưỡi cứng, nhưng sống đàn hồi tốt. Chính điểm nay đã tạo nên sự khác biệt giữa nghệ thuật luyện kim giữa 2 nền văn hóa. Rất khó để đánh giá bên nào hơn ở thời này cho tới thời kì Trung Cổ, sự khác biệt mới hiện rõ,

-Rất tốt, một thanh kiếm hoàn hảo. Trâu, mày mang thanh Gladius ra đây.

Nói về thanh Gladius, dù đã là một thanh kiếm hỏng nhưng tên Trâu này lại đòi Hãn cho hắn. Hãn cũng không hiểu, với lại thanh kiếm này đã hỏng rồi thì cho hắn vậy. Hóa ra tên này luôn ước có một thanh kiếm dắt bên mình để đi ra oai. Trâu nhờ một người thợ làm cho hắn một cái vỏ bằng gỗ, dắt theo mình bằng dây rừng bện. Nhưng dù là đã hỏng nhưng thanh Gladdius vẫn chưa có vỡ làm đôi, chúng chỉ bị vỡ lưỡi và có vài vết nứt trên thân thôi nên vẫn còn dự dẻo dai nhất định. Trâu định nhờ Musa chế lại sau khi hoàn thành kiếm cho Hãn nhưng lần này hắn lại yêu cầu lấy ra, Trâu thừa biết Hãn định dùng nó làm vật thử nên lấy ra có phần chậm chạp.

-Mày hứa với tao phải rèn lại nó đấy – Trâu rút thanh Gladius ra, tay run không nỡ bỏ

-Mày nhiều chuyện quá, đặt nó lên cái đe đằng kia – Hãn xì một tiếng, nói.

Khi Trâu đã đặt kiếm vào vị trí và lùi xa vào tầm an toàn, Hãn lúc này với vận sức vào tay, nắm chặt rồi vung kiếm chém mạnh xuống. Hai thanh kiếm va chạm vào nhau tao lên một tiếng “Choang”. Trong thoáng chốc có một tia lửa bắn lên khi hai lưỡi kiếm va chạm.

Sau cú va chạm, trên mặt Hãn nở nụ cười nhẹ, không tệ, thanh kiếm của Musa đúng là thứ đồ tốt, Hãn giơ thanh kiếm trước mặt, dùng ngón tay xoa lưỡi, lưỡi kiếm bị mẻ một vết nhưng quan trọng là không có vết nứt, thân kiếm không bị cong, còn về thanh Gladius, thanh kiếm này đã bị cong lệch mất một bên do lõi nên trong vẫn là sắt non, trên đất toàn là các mảnh vỡ của lớp vỏ bên ngoài được tôi cứng thành thép

-Kiếm của ngươi rất tốt đấy

-Đa tạ chủ nhân khen ngợi

-Công sức ngươi bỏ ra rất đáng giá, đặc biệt là việc căn lửa để khiến chúng cứng chắc cỡ này.

-Mày nói gì vậy? Tao thấy Musa chỉ có nung sắt nóng đỏ rồi nhúng vào mỡ lợn thôi. – Trâu chen ngang

-Nếu chỉ như thế thì thanh kiếm này sẽ có chung số phận với kiếm của mẹ mày. – Hãn đáp

-Chủ nhân, ngài đã nhìn ra tôi đã làm gì sao?

-Ta đoán ngươi sau khi làm cứng thanh kiếm này đã hơ chúng lại một lần nữa trên lửa đúng không?

-Quả đúng như vậy.