Trở Về Thời Bắc Thuộc

Chương 24: Thép hũ




Theo tính toán thì ít cũng phải 3-4 tháng sau họ mới quay lại thương hội, trong thời gian đó, Hãn chỉ có việc đó là tập trung chế tạo dụng cụ. Trước phải trả lương đã, những người thợ, quả thực Hãn không biết họ thích gì để mua vì trước đó quên hỏi, nên thôi thì cho họ 1-2 sấp vải và 1 con lợn. Gia súc đã được đặt cọc tiền, 2 ngày nữa sẽ đến nơi nên Hãn tạm đưa trước cho họ vải. Còn những người thợ mới vào, tuy họ không trực tiếp làm nhưng không có công lao cũng có khổ lao nên Hãn tặng họ mỗi người 5 cân muối.

Lần này Hãn về mang theo một người đàn ông ngoại quốc nữa khiến cả làng ai nấy đều nhao nhao ra nhìn cho thỏa tò mò. Họ chưa từng thấy một người có vóc dáng lạ như vậy. Điều này cũng không trách được vì họ cả đời chỉ quanh quần tại làng, bất quá đã từng đi nhiều nơi tại Giao Chỉ này nên chuyện gặp người nước ngoài là không thể. Đám trẻ con là những kẻ tò mò nhất, chúng xúm lại quanh Musa, sờ nắm các kiểu. Musa hắn cũng không phải dạng lạnh lùng gì nên cười và làm thân với chúng. Tên này vậy mà rất biết cách làm thân với đám trẻ, hắn pha trò khiến đám trẻ đều thích thú.

Ngày hôm sau, Hãn đã cho xây dựng lò nung sắt. Hắn quyết định xây lò Bloomery vì lượng sắt hắn có rất ít nhưng tương lại hắn sẽ móc nối với đám thương nhân để “nhập lậu” sắt thép. Chỉ cần có tiền, hắn không tin đám con buôn có thể bỏ qua. Sắt có giá đến 300 đồng một cân nhưng Hãn sẵn sàng trả tới 30 lạng để mua một cân sắt. Mức giá như vậy đảm bảo chúng không bâu như ruồi thấy shit thì cứ chặt đầu Hãn đi. Không thương nhân Ấn thì đám diêm thiết quan cũng sẵn sàng chơi. Đám diêm thiết quan đều xuất thân từ các thế gia khai khoáng mỏ được nhà Hán bổ nhiệm. Khi nhà Hán ra lênh độc quyền sắt và muối. Một loạt các ông lớn khai thác mỏ lâu đời từ thời Văn Đế chết nửa mạng. Thu nhập chính của họ đều dựa vào kim loại, tất nhiên họ còn buôn bán nhiều mặt hàng khác nhưng buôn bán sắt là mặt hàng chính. Nay triều đình độc quyền chẳng phải muốn giết họ sau. Thế nên sự bất mãn của các thế gia lúc này không hề tầm thường đâu. Độc quyền nhưng một trong những vấn đề phát sinh đó là triều đình không có ai đủ khả năng trông coi việc khai thác mỏ vì đây là thứ chưa từng có trước đây. Vì không tìm được người nên nhà Hán đã bổ nhiệm một số kẻ trong đám thế tộc làm việc này, cũng là một cách để làm dịu đi sự bất mãn của họ. Lũ này cực kì được việc khi tổ chức và kiểm soát khai khoáng và tróc nã mỏ lậu. Nhưng giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời. Dù nhà Hán đã kiểm soát hoàn toàn các mỏ sắt nhưng việc tham nhũng trong lĩnh vực này lại luôn là vấn đề đau đầu bởi đám quan này cơ bản chức vụ ngang nhau, việc tranh giành vật liệu, quặng mỏ và buôn lậu diễn ra phổ biến nhưng không thể trị tận gốc. Tuy sản lượng nhiều nhưng số lượng sắt bị tuồn lậu ra ngoài cũng nhiều không kém.

Hãn tin ngay đến tên diêm thiết quan tại Giao Chỉ này cũng có trong tay một kho toàn sắt lậu. Quan trọng là làm sao móc nối với tên này. Việc bán lậu sắt vốn đã là tội chết, nay còn bán cho man dân Giao Chỉ thì chắc 3 họ phải giơ đầu chịu chém. Việc mạo hiểm thế sợ hắn không có gan làm ăn với Hãn.

Quay lại với việc nung sắt, việc xây lò Musa đã quá quen rồi, than củi và dụng cụ cũng đã sẵn sàng. Quan sát Musa tiến hành nung sắt, Hãn mới biết những gì hắn biết về rèn sắt đều sai hết. Hóa ra người Châu Âu tuy không biết dùng lò cao nhưng họ cũng đã biết các xây lò có chiều cao lớn hơn để sắt có thể tiếp xúc với nhiệt than củi lâu hơn và chảy ra. Sắt lúc này đã biến thành gang rồi nhưng họ không dùng kĩ thuật này nhiều vì gang là thứ không dùng được, do có nhiều cacbon khiến chúng quá giòn, phải đập nhiều lần mới có thể khiền chúng dai hơn. Vì thế, họ muốn tạo dụng cụ thì cần sắt non vì chúng dai mà lúc này họ vẫn không thể nghĩ được cách khả dĩ để chuyển từ gang sang sắt non trong thời gian ngắn nên mới dùng lò Bloomery, tuy sản lượng ít nhưng lại tạo được sắt non, phù hợp với mục đích chế tác. Người Trung Hoa lại khác, họ lại sản xuất gang nhưng lại có cách giảm lương cacbon và họ giữ rất kĩ bí mật rèn sắt nên đương nhiên không thể lan truyền đến phương tây. Cách của người Trung Hoa cũng tương tự như kĩ thuật lò Bessemer cách thời đó hơn 10 thế kỉ, đó là đảo đều sắt nóng chảy hoặc thổi không khí vào, cho chúng tiếp xúc với càng nhiều không khí càng tốt, gang từ lò cao vốn cùng lắm chỉ có 6-8% carbon, việc đảo đều đã khiến chúng mất đi kha khá rồi, sau cùng đó là phương pháp bách luyện, tức là gập và đập nhiều lần để carbon mất dần. Cách này không tạo ra sắt non nhưng lại tạo ra thép. Tính đi tính lại còn tốt hơn cả sắt non. Thợ rèn bằng kinh nghiệm sẽ đánh giá thành phẩm xem đã đạt được mục tiêu hay chưa.

Người Hán nhận ra rằng gang là thứ rất giòn dù có làm gì đi nữa cũng vô dụng, nhưng đổi lại họ nghĩ được phương pháp ủ khiến gang dẻo hơn nên những đồ gia dụng như lưỡi cày, dao, rìu thời Hán đều làm từ gang là chủ yếu nhưng như thế không thể dùng cho quân đội sử dụng được, nên họ đã nghĩ cách để làm giảm cacbon trong sắt, là nguyên nhân chính khiến thành phẩm bị giòn, thanh kiếm của cô Trinh là một ví dụ, còn quá nhiều cacbon và được tôi, ủ không đúng cách. Họ đã thành công khi khử cacbon nhưng thứ tạo ra lại là thép cacbon chứ không phải sắt non. Quan niệm của Trung Hoa có phần tiên tiến hơn phương Tây khi biết được cần phải khử cacbon, tất nhiên nói cacbon thì họ không hiểu nhưng họ có một cái tên thay thế, “Sinh Mệnh Dịch” , đây là tên họ dùng để chỉ cacbon trong sắt. Bằng phương pháp bách luyện, “Sinh mệnh dịch” tiếp tục bị khử và sắt trở thành thép, cộng với việc gập nhiều lớp khiến chúng chắc chắn hơn nên khi tôi cứng, dù đã cứng quá mức nhưng độ giòn do cacbon đã giảm đi đáng kể, khiến chúng bền hơn. Nhưng vẫn không chịu được va đập mạnh liên tục

Musa sau khi cho cát sắt vào lò. Bằng kinh nghiệm, hắn có thể tính được khi nào nhiệt độ đã đủ. Lúc này hắn dùng một mũi đồng chọc vào thân lò, cách đáy lò một gang tay rưỡi. Từ chiếc lỗ chảy ra một dòng dung nham đỏ đục, chẳng mấy chốc dòng dung dịch này cô lại thành một khối đen xì. Musa nói đó là sỉ trong cát sắt. Nghe đến đây là Hãn biết mình đoán sai rồi, trước giờ cứ nghĩ cát sắt là sắt nguyên chất ai dè trong đó có không ít sỉ kim loại. Sỉ trong sắt khi nung trong lò, do nhiệt độ nóng chảy của sỉ thấp hơn sắt rất nhiều nên trong quá trình nung chúng sẽ là thứ bị nóng chảy, còn sắt thì vón cục dưới đáy. Nếu chọc một lỗ trên thân lò gần đáy thì sỉ sẽ chảy ra, như thế sẽ giảm bớt công sức khi rèn sắt non do lượng sỉ bám bên ngoài ít đi

Hãn chọn ra trong số người thợ mới 5 người biết đúc đồng đi theo Musa học nghề rèn sắt. Hắn cũng nói rõ một khi những người thợ này thạo nghề rèn lập tức sẽ trả tự do cho Musa. Dạy 5 người này có trình độ thuần thục như Musa thì đúng là bất khả thi vì thợ rèn tích lũy kinh nghiện qua thực tiễn, không có kĩ thuật hiện đại, thợ rèn dựa vào cảm quan của chính mình để đánh giá trong quá trình rèn, từ chất liệu, lượng sỉ, cacbon hay nhiệt độ nên nói thợ rèn giỏi là thợ có cảm nhận sắt thép tốt khi phán đoán thành phần và nhiệt độ, thứ như vậy đôi khi phải mất cả đời để thành thạo, nhưng nếu dạy những kĩ thuật rèn thì lại đơn giản. Đó cũng là những gì Hãn mong muốn. Sự điêu luyện có thể học dần nhưng kĩ thuật căn bản nhất định phải biết, từ luyện sắt, quay búa đến nhận biết chế tác, mài dũa,… đều phải biết.

Hãn cũng biết vài kĩ thuật thời hiện đại nhưng chỉ là lý thuyết, một khi những người thợ rèn thạo các kĩ thuật căn bản thì những lý thuyết này hoàn toàn có thể thử. Trong đầu hắn, có đến hàng chục cách biến gang thành thép, tuy không thể nói đạt chất lượng như thời hiện đại nhưng nếu so với thời này, hắn đảm bảo ăn đứt bất kì quốc gia nào, đồng thời hắn còn biết các tôi thép hiện đại. Thời này chỉ biết tôi cứng thép khiến dụng cụ cứng lại, phải nói là cứng quá mức cần thiết, kèm theo là hiện tượng bị giòn, chúng giống như thủy tinh vậy, tuy cứng nhưng va đập mạnh là vỡ.

Thời hiện đại, khoa học đã phân tích được cấu trúc và đặc điểm của thép nên các đặc điểm rèn sắt đã có thể lý giải bằng từ ngữ chứ không phải cảm giác. Hắn tuy không hiểu mấy từ ngữ khoa học nhưng biết bản chất của cách tôi thép làm tăng độ đàn hồi của thép nhưng cũng giảm đi độ cứng khiến chúng bền hơn mà vẫn đảm bảo độ cứng chắc cần thiết. Độ cứng được duy trì ở mức vừa phải đồng thời lại có độ đàn hồi tuyệt vời, chém đến nát đá cũng đừng mong kiếm vỡ. Có điều cần phải thử nhiều lần mới được vì hắn không có công nghệ hiện đại, phải thất bại nhiều lần mới có thể thành công.

Hãn cũng đã nghĩ đến kĩ thuật rèn của người Nhật với lưỡi cứng lõi mềm nhưng những thứ này lại cực kì dễ hỏng. Đúng là một thanh gươm với lưỡi cứng lõi mềm là một bảo khí lợi hại, kháng được mài mòn cũng như duy trị được độ sắc bén, đồng thời cũng rất dẻo dai, một thứ vũ khí tuyệt vời để cắt bất cứ thứ gì với một đường chém ngọt lịm, nhưng một thanh kiếm không phải chỉ để dùng để cắt, trên chiến trường, kiếm còn là thứ tự vệ, để chống trả và nổi lên một vấn đề là nếu bị va chạm mạnh với một vật đủ cứng khác thì katana chỉ là sắt vụn. Đoán thử xem nếu bị đập mạnh từ bên hông thì thanh katana có thẳng nổi không, hay bị chém vào sống kiếm, ngoài ra, nếu lưỡi chém phải vật cứng như khiên hay một cục đá thì lưỡi dễ dàng bị vỡ nát, chưa kể trường hợp bị cùn, nếu mài quá sâu sẽ mài luôn phần lưỡi cứng. Trên chiến trường những trường hợp va chạm kim khí mạnh như thế không thiếu, katana đúng là thứ vũ khí lợi hại nhưng nếu thực chiến trên chiến trường thì cần phải xem xét, đồ của quân nhân nên ưu tiên là phải bền, nếu chém hai thanh một katana với một thanh trường kiếm sử dụng phương pháp ram (temper) thời Trung Cổ thì dù katana đã gây ra một vết mẻ tương đối sâu nhưng đảm bảo thanh katana lúc này sẽ trở thành sắt vụn vì bị nứt lưỡi và bị cong đi một bên, một minh chứng cho thấy chúng dẻo dai nhưng không có tính đàn hồi. Điều an ủi duy nhất là chúng không vỡ vụn như những thanh kiếm kiếm chỉ được tôi cứng thời này

Quay về với việc rèn sắt lúc này, vì lò Bloomery có sản lượng rất thấp, một lần chỉ có thể làm được 4-5 cân, trừ đi sỉ tính chẵn được 4 cân, mà ống thổi cần làm dài khoảng 1,5 mét. Mỗi ngày làm được 1 chiếc, số sắt cần khoảng 2-3 kg. Tính ra 10 ngày làm được 10 ống. Sau khi làm được 10 ống mới, Hãn lấy những ống cũ đem làm lại, so ra ống cũ còn nặng hơn ống mới do chứ rất nhiều sỉ. Số sắt dư còn lại thừa sức cho hắn dùng để đúc một thanh kiếm trả lại cho cô Trinh.

Vấn đề lúc này là hắn chỉ có sắt non, cần tăng cacbon lên một chút để thành thép. Cách duy nhất là cho thêm bột than và nấu chảy chúng. Cũng tức là hắn cần nung đến hơn 1600oC. Musa sau khi nghe yêu cầu của Hãn liền kiến nghị làm theo cách của La Mã. Dùng sắt non rèn kiếm, vì sắt non không có hoặc có rất ít cacbon nên không thể tôi cứng được. Nhưng nếu ủ trong than đến nhiệt độ khoảng 1400oC trong một thời gian thì lại có thể được. Hãn biết cách này và cũng đã xem rồi, thanh Gladius hắn mang về là một ví dụ. Ủ nhiệt độ cao khiến phân tử cacbon xâm nhập bên trong sắt, u càng lâu chúng càng vào sâu, nên thợ rèn sẽ căn thời điểm và tôi chúng nhờ đó thanh kiếm bên ngoài là một lớp thép, bên trong lại là sắt non. Một dạng kiếm phức hợp tương đối giống Katana nhưng lượng cacbon lại xâm nhập không đều khiến chúng khá rởm

Để làm được một thanh kiếm, cần nguyên liệu tốt sau mới đến cách rèn. Nguyên liệu à? Hãn biết một công thức tạo thép tuyệt vời, và thậm chí Musa cũng biết đến, thứ này đến thời đại Viking vẫn còn được coi là thứ thép kỳ diệu do độ tinh của thép rất cao, tạo nên những thanh kiếm hoàn hảo. Đó là thép hũ. Người Ấn Độ nghĩ ra phương pháp này và gọi thứ thép này là urukku, các nước biên ngoại gọi là thép woozt, là một dạng thép cacbon. Công thức thì đảm bảo Musa không biết vì người Ấn Độ buôn bán thứ này và cất giữ bí quyết nghiêm ngặt. Thời hiện đại cũng chỉ phục chế lại, không đúng 100% như thời cổ đại do đến năm 1700, cách làm đã thất truyền rồi

Thép woozt nổi tiếng về độ tinh, sự sắc bén và dẻo dai nhưng cách làm không kinh tế nên giá cả rất cao. Người Trung Hoa cũng đã bắt chước vào thế kỷ 1 sau CN nhưng cũng chỉ để rèn kiếm cho các tướng quân, quân trưởng, không thể trang bị cho cả triệu quân lính được.

Hãn thì biết công thức, rèn thế nào thì đó là việc của Musa, chỉ cần cho sắt non, một chút bột than củi và cuối cùng là cát hoặc vụn thủy tinh cho vào một chiếc hũ, đậy nắp, phong kín lại bằng đất sét và để trong lò, cuối cùng là thổi như điên để chúng chảy ra. Tỉ lệ như thế nào Hãn không rõ thế nên mới cần đến kinh nghiệm của Musa.

-Chủ nhân, công thức của ngài tôi chưa từng thấy qua nhưng rất khả dĩ

-Ngươi cứ làm, đến phút cuối ngươi sẽ biết ngay đó là gì thôi.

Musa nghe thế thì tỏ ra tò mò, thứ hắn biết ư? Hắn thậm chí còn không biết đến cách này thì làm sao hắn biết thành phẩm là thứ gì chứ. Nói đúng hơn là thợ rèn thời này, ngoại trừ người Ấn, đều chưa biết đến cách này vì khoa học phân tử vốn không có trong thời đại này, họ chỉ biết đến những quan niệm xa xưa, được thêm một số yếu tố viễn tưởng, thậm chí còn tin một thanh kiếm tốt là do có sức mạnh của thần thánh bên trong mà không nghĩ đến trong thép có thể có thêm một chút kim loại như nikel hay hàm lượng cacbon. Cách làm thép hũ chỉ đơn giản, theo khoa học, là thêm phân tử cacbon cho sắt non, cát có sillic sẽ đóng vai trò như chất khử sỉ

Musa nhanh chóng làm theo lời của Hãn. Một nhúm than củi và một nắm cát được thêm vào cùng với sắt non trong một chiếc hũ, sau đó được đậy kín. Công việc cuối cùng là đặt vào lò và nấu nên. Công việc vất vả nhất là thổi lò. Nhưng hắn đang có trong tay một lượng lớn sức lao động cùng với than chất thành mấy đống thì không tin không nấu chảy được cái nắm sắt bé tí kia.

Mọi người theo hiệu lệnh của Musa thổi liên tục và thêm than. Sau nửa canh giờ mới dừng lại, chờ một lúc cho nhiệt hạ dần rồi mới phá lò lấy chiếc hũ ra. Gạt những miếng than hồng đang cháy rực qua một bên, những tia lửa cũng theo đó mà bắn theo, cuối cùng cũng thấy chiếc hũ đựng. Lúc này nó có màu đỏ rực do chịu nhiệt quá lớn nhưng không kề nứt vỡ, gắp chiếc hũ để qua một bên. Hãn cầm một hòn đá đập nát chiếc hũ để lộ ra là một khối sắt hình chiếc bánh cupcake nóng đỏ.

Sau khi cục sắt này nguội đến mức có thể cầm trên tay, nặng khoảng 2-3kg, lúc này Hãn có thể thấy rõ, ở giữa mặt cục sắt này có sự trơn láng, đó chính là thủy tinh nóng chảy, chúng đã hấp thụ sỉ trong sắt. Sau đó, Hãn đưa cục sắt cho Musa. Ngắm nghía một hồi, mắt liền sáng lên, chạy một mạch về chỗ dụng cụ. Đặt khối sắt nên chiếc đe, hắn tìm ngay một chiếc búa lớn nhất, nhằm thẳng vào khối sắt mà táng thật lực, khối sắt lúc này rất xốp, các hạt phân tử đang phồng cực đại nên dễ dàng bị vỡ. Musa ngay sau đó cầm những miếng sắt vụ từ khối sắt ban đầu lên ngắm ngía

-Chính là nó! – Hắn sau đó liền thốt lên

Thợ rèn có kinh nghiệm dựa vào kết cấu lõi có thể biết có bao nhiêu cacbon và cấu trúc của sắt. Musa nhìn vào bên trong liền biết ngay hắn vừa làm thứ gì? Cấu trúc này cùng với vụn thủy tinh bên trong quả thực chỉ có một thứ. Thép woozt. Hắn ngày trước đã từng làm một thanh kiếm cho quan cận vệ thời còn ở quê nhà. Vị quan này đưa cho hắn một khối sắt và yêu cầu thanh kiếm phải được làm từ thứ này. Musa vẫn còn nhớ rõ cách hắn rèn khối sắt thành một thanh kiếm hoàn chỉnh. Phải nói đó là thanh kiếm hoàn mĩ nhất trong cuộc đời hắn. Khối sắt kì lạ lại là thứ tinh chế hơn bất cứ thứ sắt hắn gặp, tạp chất cứ như phép lạ bị ép ra ngoài chỉ trong một lần gập trong hình hài của những vụn thủy tinh sáng óng.

-Thật không ngờ ta lại có thể thấy lại thứ này tại đây

-Thế nào, nhận ra rồi hả?

-Chủ nhân, ngài quả là một người thông tuệ. Tôi thật không hiểu nổi một người như ngài, lớn lên ở nơi như thế này lại biết đến thứ thép độc quyền của đám người Ấn.

-Cái đó ngươi không cần biết. Quan trọng là hãy chế tạo cho ta một thanh kiếm thật tốt

-Xin hãy cho tôi 3 ngày, nhất định không để ngài thất vọng

-Rất tốt, ta chờ tin tốt từ ngươi.