Chương 26
– Mẹ... con có thể ra ngoài được không?
– Con cứ đi đi, nhớ về nhà trước khi "tối" là được!
Phụng Ngọc Đạo đi tới gầm chiếc cửa, chiếc cửa liền tự động dạt sang một bên vào trong bức tường. Phụng Ngọc Đạo bước chân ngoài dãy hành lang, rảo bước. Vừa đi, tôi chợt quay sang nhìn qua ô cửa kính kéo dài theo quãng đường, ngắm nhìn bên ngoài: nhưng nơi mà đáng lẽ phải là thứ người ta thường hay gọi là "đường chân trời" thì ở đây, chỗ đó chỉ là nơi tiếp giáp với bức tường thành kiên cố, bao trùm lấy hết thảy toàn bộ không gian nơi này.
Không. Đấy không phải là câu trả lời mà mình hằng mong muốn. Đã từ lâu, tôi vốn đã nhận thức được bản chất của "thế giới" mà tôi đang sống này: những toà nhà kiên cố, "dựng sẵn" chen chúc, đè lấn cả trên dưới nhau; phía trên là mảng "bầu trời xanh" một màu đen xám xịt của sắt thép; dưới là gạch đá lát luôn phát lạnh, xen lẫn những "khu đất" được gia cố mặt nền bằng cốt thép, còn "lòng đất" là những công xưởng nóng bức, nồng nặc mùi kim loại bị nấu chảy.
Không có nổi một màu xanh. Không gì hơn một chiếc lồng sắt.
Tôi đi tắt qua vài con ngõ hẻm, len lỏi qua vài đám đông chắn kín đường, cuối cùng cũng tới được một nơi có phần giống với bệnh viện. Chiếc "bảng hiệu" làm từ đá đặt cạnh cổng vào ghi rõ ràng dòng chữ sáng vàng: khu nghiên cứu phức hợp số 3. Tôi đi đến gần trạm trực ban ở gần đó, gõ gõ đôi lần vào tấm cửa kính, nói vài câu với bọn họ. Một lát sau, một người cảnh binh mở cửa bước ra, dẫn tôi đi tới một dãy nhà khác ở phía sau có quy mô nhỏ hơn nhiều so với khu nhà chính, đó là khu y tế chuyên biệt của cơ sở nghiên cứu này. Nguyên do là bởi khi trước, cả tôi và người chị sinh đôi – Phụng Ngọc Sương – đều từng mắc phải một căn bệnh truyền nhiễm, hiếm gặp. Phần vì các nơi khác không đủ điều kiện để chạy chữa, phần vì họ muốn thu thập thêm dữ liệu về căn bệnh nên cả hai người đều được điều chuyển tới khu nghiên cứu đây để điều trị.
Tuy Phụng Ngọc Sương đã "xuất viện" từ hơn một tháng trước, nhưng tôi vẫn phải tới đây để nhắc lại mũi tiêm vài lần, và hôm nay là buổi cuối cùng của Ngọc Đạo!
Có lẽ vì đã quá quen mắt nên khi tới đây, cũng chẳng có ai khác hỏi han hay thắc mắc về sự xuất hiện của tôi ở đây cả, tôi cứ vậy mà tới thẳng căn phòng trống sẵn ở cuối dãy hành lang. Cũng giống với mọi lần, chỉ có duy nhất một nữ y tá ở trong phòng, đồng thời cũng là người đã tiêm cho tôi ba mũi tiêm trước, ngoài ra không còn ai khác nữa cả, dù sao thì cũng chỉ đúng một mũi tiêm nên tôi nghĩ họ cử một mình người đó thôi là đủ.
Cũng chỉ là một mũi bình thường thôi, lo làm gì chứ.
...
Một ngày, cha tôi – Minh Đạo Khánh – bỗng hộc tốc chạy thục mạng từ chỗ làm trở về nhà. Tôi vốn không rõ cụ thể công việc mà ông ấy là thế nào, chỉ nghe mẹ tôi kể rằng cha tôi là một nhân viên hoạt động trong khu nghiên cứu phức hợp đó.
Mọi lần ông ấy đều rất vui vẻ và niềm nở mỗi khi được nhìn gặp lại chúng tôi, và luôn tận hưởng khoảng thời gian ít ỏi bên gia đình trước khi phải quay trở lại chỗ làm. Nhưng lần này, có một cái gì đó khác lạ, ông ấy nhìn hai bọn tôi với một cái nhìn chứa đựng nỗi lo sợ đầy sự vô hồn.
Cha tôi bảo với chúng tôi với chất giọng của một người không thể giữ nổi sự bình tĩnh, dường như có một việc gì đó rất gấp gáp khiến ông thôi thúc chúng tôi mau chóng nhặt nhạnh những đồ vật cần thiết rồi mau chóng rời khỏi đây.
– Phải rời khỏi đây, bắt buộc bọn nó phải rời khỏi đây ngay lập tức. Anh có sẵn cách để giúp hai đứa nó ra bên ngoài rồi!
Bên ngoài ư? Ý của cha là ý?
– Khoan đã! Nếu để chúng nó lang thang ngoài đấy thì chúng làm sao mà sống được!
– Em cũng sẽ đi cùng với hai đứa nó. Anh cũng sẽ đưa em ra khỏi đây. Ở ngoài đó anh cũng đã có một người giúp đỡ cả ba khi ở ngoài rồi.
– Còn anh thì sao? Anh định ở lại đấy một mình để chịu thay tội à!?
Chịu tội thay ư. Cha mắc phải lỗi lầm gì thế?
– Nghe này! Anh bắt buộc phải ở lại đây. Bọn họ sẽ không có động vào người anh. Anh cũng sẽ không bị làm sao cả. Nhưng hai đứa nó sẽ phải rời khỏi đây. Để có thể sống tiếp!
Ý của cha là...
*Rầm!! Rầm!! Rầm!!!* tiếng có ai đó đang đập liên hồi vào cánh cửa sắt.
Cha tôi như c·hết điếng cả tim gan, mặt cha bây giờ phải biết miêu tả thế nào nhỉ?
Tuyệt vọng...
– Không... không... hiến binh... là hiến binh...
Tiếng lạch cạch ở đáy dưới cửa bắt đầu vang lên, đám người ở ngoài kua có vẻ như đã bắt đầu cạy mở chiếc cửa sắt. Cha tôi luống cuống nhìn nhà, cố tìm một nơi nào đó để cả hai có thể trốn thoát nhưng không, chẳng có nơi nào có thể cả, chẳng còn nơi nào...
*Đùng* cánh cửa sắt đã nhanh chóng chịu thua, bị những người đó kéo rầm cánh cửa trở lại trong bức tường.
Đột nhiên dưới mặt đất phát ra một tiếng gì đó như thể có một lon nước rơi xuống, nảy lên, rồi lăn đi từ từ ở dưới sàn. Tôi nhìn theo hướng của vật thể đó.
*Bụp!!* Thứ đó bỗng đột nhiên phát ra t·iếng n·ổ, kèm theo một luồn chớp sáng khiến hai mắt của tất cả mọi người trong phòng trở nên vô dụng. Tôi ngồi quỳ xuống sàn, hai tai tôi bị t·iếng n·ổ của nó làm cho gần như điếc hẳn, hai mắt chói loá khiến tôi mất cả khả năng định hình.
Đám người kia cũng bắt đầu ập vào, một người đi đầu cầm theo chiếc khiên chắn kim loại dẫn trước, những người khác đi nấp theo sau tiến đến giữa căn phòng, những người ở sau ngay lập tức chia thành nhiều mũi, toả ra khắp căn nhà, kiểm tra toàn bộ từng ngõ ngách. Tôi bị một người vật nằm duỗi xuống dưới đất, khống chế, giữ chặt, bắt ép hai tay tôi phải vòng lại ra sau cho một người khác còng tay lại.
Sau khi đã rà soát hết cả căn nhà và nhận diện đủ cả bốn người nhà chúng tôi, họ bắt đầu áp giải bọn tôi ra khỏi căn hộ. Tôi lúc này cũng đã dần lấy lại được thị lực của mình. Bọn họ kèm cặp hai người, mỗi người cầm lấy một bên, xốc nách tôi lên đưa ra khỏi cửa. Tôi nhìn vào một toán người khác cũng đang làm như thế với chị tôi, Phụng Ngọc Sương. Tôi nhìn rõ ràng bộ độ mà đám người đó mặc, một bộ đồ đặc biệt toàn màu đen, một vài nét viền xám; phía trước, sau thân và hai bên vai đều có những tấm chắn kim loại sáng xám, cùng dòng chữ phản quang, nổi bật lên in sâu vào tiềm thức trước khi tôi bị bịt chặt mắt lại.
Hiến binh.
...
Đã khoảng ba ngày trôi qua, sau cái ngày cả nhà tôi b·ị b·ắt đó. Đám người hiến binh đó đưa tất cả chúng tôi tới một khu nào đó tôi không biết để giam giữ. Họ cho chúng tôi vào các – phòng riêng, tôi bị biệt giam ở trong đây suốt ba ngày không được thấy ánh sáng. Họ đều đặn chỉ lạch cạch chiếc ô cửa ở dưới hai lần mỗi ngày để đưa thức ăn, còn đâu tất cả tôi đều phải dùng trí tưởng của mình để mà ăn uống.
*Xoạch* cánh cửa sắt lâu ngày im lặng bất ngờ lại tự động mở ra. Ánh sáng từ đèn điện bên ngoài hắt vào trong gian phòng tăm tối, một tên hiến binh vũ trang đầy đủ, khăn trùm kín mặt đứng ngay ở trước cửa, không nói không rằng cứ vậy mà tiến vào cùng một tên khác, bịt chặt lại hai mặt rồi lại dẫn tôi đưa đi.
Hai người họ dẫn tôi đi vòng vèo qua nhiều nơi, tôi loáng thoáng nghe thấy tiếng xoạch xoạch quen thuộc của cửa tự động, tiếng nói cười của một vài người nào đó đi qua. Sau cùng, tôi đột ngột bị kéo dừng lại, tiếng xoạch xoạch của cửa lại vang lên ngay trước mắt.
Hai người đó kéo tôi vào bên trong, tháo khăn bịt mắt rồi nhanh chóng quay ra khoá cửa lại. Vốn ở trong tối lâu nay lại bị lôi ra chỗ sáng khiến hai mắt tôi không kịp thích ứng ngay được. Khi mắt vẫn còn loá chưa thể thấy gì, bỗng tự nhiên cảm giác có một ai đó, thân thuộc, bỗng chạy đấy, ôm trọn lấy tôi. Bị bất ngờ, tôi cố chớp chớp, dụi dụi hai mắt, cố nhìn cho rõ xem người đó là ai.
– Mẹ...?
...
Hai chúng tôi tha lôi theo vài thứ vật dụng vụn vặt mạng được theo, đi qua những bậc thang lạnh ngắt hoàn toàn bằng chất kim loại. Hai người chúng tôi cứ thế mà bước lên trên. Tôi có hỏi mẹ tôi về cha và chị, nhưng bà ấy chỉ lẳng lặng mà không trả lời. Trông bà ấy gầy gò hẳn đi, nét ngài cũng vì vậy mà xuống sắc, khuôn mặt của một người phụ nữ trung trẻ, cuối xuân giờ đã nhường chỗ cho vẻ tiêu điều, ủ rũ.
Hai người bọn tôi đã giậm lên những nấc thang cuối cùng, để như bước vào một chiều không gian khác: rộng lớn, trống vắng, bao bọc toàn bằng thứ kim loại kỳ lạ với những điểm sáng lam ngang dọc theo các mạch tường, cung cấp chút ánh sáng ít ỏi cho khu vực này. Mẹ kéo tay tôi tiến dần về phía trước, tôi bỗng hình dung được ra phía trước đó, trên mặt tường kia, như tồn tại một cánh cửa mặt thép kì vĩ, đồ sộ.
Cả hai đã dần tiếp cận "cánh cửa" đó. Đột nhiên, một thanh âm máy móc, rồ rồ, bỗng gầm rú lên. Bức tường thép to lớn đến mức phải ngước nhìn để thấy được trọn vẹn kia, đang từ từ, chậm chạp, di chuyển về hai bên trái phải. Ánh sáng mờ nhạt dần xuyên qua, chiếu vào trong cánh cửa.
Chẳng cần đợi cánh cửa làm hết phần việc của mình, hai người bọn tôi nhanh chóng đi qua khe hở giữa hai cánh. Cảm giác nhẹ nhõm chợt vụt qua tâm trí tôi, như chính thức thoát khỏi cảnh tù đày.
Trước mặt tôi, một khung cảnh diệu kỳ khác liền ập đến: dưới lớp kính bao quanh các lối đường như một mái vòm, cho phép ánh sáng từ bên trên, xuyên qua làn nước, rồi sóng sánh lại thành từng tia sáng chiếu xuống tận dưới nơi đáy hồ này; một cấu trúc nằm hoàn toàn ở dưới mặt nước!
Nhưng cũng chẳng thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp đó thêm lâu. Mẹ tôi lại tiếp tục kéo tay tôi đi theo trục đường ở phía trước. Mái vòm kính dần dần hạ xuống thấp, tới mức cảm tưởng chỉ cần nhảy đủ cao là đã có thể chạm được vào mặt nước.
Con đường dẫn hai chúng tôi tới thêm một chiếc cầu thang xoắn, uốn lượn lên trên theo dòng nước chảy từ đài cao xuống. Hai chúng tôi bước lên, đi tiếp. Giữa cầu thang và dòng nước chỉ được ngăn cách bằng một dải lan can đứng tầm của người lớn. Thấy thế tôi liền đưa tay phải ra, với chạm vào nó. Dòng nước vốn chảy từ nơi cao xuống, bị chặn lại bởi bàn tay của tôi liền bắn tung khắp những hạt nước li ti nhỏ, thứ xúc cảm mát lạnh truyền thẳng từ bàn tay tôi đến toàn bộ cơ thể, khiến cả người tôi như thôi thúc muốn nhảy hẳn vào.
Chẳng rõ vì sao, miệng tôi bỗng lại cười, như thể đã gột sạch đi những điều kỳ lạ xảy ra trong những ngày trước. Tôi nhìn sang mẹ, mẹ tôi cũng niềm nở lại một nụ cười, và cũng là nụ cười còn sót lại duy nhất của mẹ tôi kể từ khi rời bỏ chốn đó.
...
Gần một tháng trôi qua, tôi và mẹ tôi phải lang bạt ở một nơi mà mẹ nói đó là "thiên ngoại" một nơi khác biệt, và cách biệt hoàn toàn với "thần thành". Mẹ tôi giải thích rằng: đây mới thực sự là nơi mà con người được sống; và tôi cũng thầm công nhận vậy. Nó tràn ngập sắc xanh của cỏ cây hoa lá, với đầy rẫy những loài thực vật đa dạng như trong những cuốn sách tranh ảnh tôi thường ngấu nghiến.
Tôi cùng mẹ lang thang khắp nơi, hình như mẹ tôi muốn tìm đến chỗ nào đó. Thức ăn đem được theo cũng dần hết, cả hai gần như cũng dần hết hi vọng giữa rừng cỗi này.
Đó cũng là lúc hai người chúng tôi gặp được Thái Thanh, cũng là người mà cha tôi nói.
***
– 5 năm sau, mẹ ta thức tỉnh dưới sự hướng dẫn của Thái Thanh. 7 năm sau đó mẹ ta thành công tiến vào giai đoạn Biến Cách, đồng thời biến đổi toàn bộ cơ thể của bản thân thành một nhân dạng khác, lấy tên là Phù Sương gia nhập Ngũ Thủy quan, đảm nhiệm vị trí chuyên vụ Chấp sự, rồi được bổ nhiệm làm chính chấp sự của nội vụ phòng.
Ngọc Đạo không lâu sau đó cũng nhập môn, trở thành một bạch sắc đệ tử có tiếng ở võ viện, gần chạm tới vị trí hắc vị. Nhưng rồi phải điều chuyển sang vị trí ở nội vụ phòng.
– Sau đó phương chủ Đốc Thần phát động c·hiến t·ranh, phe cánh Chính Giang cũng nhanh chóng nổi dậy. Mẹ ta liền chủ động bắt tay với Chính Giang phương, muốn mượn trợ lực của chúng để có thể leo lên được vị trí quan chủ.
Khi phương chủ Đốc Thần "tái thiết lập" lại đế chế thành công, hắn đã luôn gây áp lực lên toàn bộ các phe phái, thế lực tự do trong thiên ngoại, bắt tất cả phải quy phục dưới trướng hoặc bị xoá sổ hoàn toàn. Ngũ Thủy quan từ đó đến nay vẫn luôn bị bức ép bởi Đốc Thần phương và cả các phe phái đã xin hàng khác, cũng là bởi quan chủ đương nhiệm hiện nay kiên quyết không muốn nhúng tay vào xung đột giữa "thiên ngoại" và "thần thành" này.
– Người của các phe phái khác cũng như cả của Đốc Thần phương cũng đã thâm nhập được vào nội bộ tông môn. Chính Giang phương cũng không chịu ngồi yên để mất nên đã "phò tá" mẹ ta lên chức vị quan chủ, cốt cũng chỉ để tìm lại chút đầu mối về sự kiện năm đó. Nhưng mẹ ta đã quá nóng vội...
Phụng Ngọc Ly đã dần sa ngã. Với sự giúp sức của Chính Giang phương và tu sĩ Tường Nguyên cảnh là Thái Thanh, Phù Sương nhanh chóng đạt đến giai đoạn Tử Túy từ lâu, nhưng "hình chiếu ý thức" của cô ta đã dần biến chuyển thành "hình chiếu ác quỷ". Phù Sương dần mất đi sự kiểm soát với bản ngã và sức mạnh của bản thân, dần bị lu mờ đi bởi tác động từ ngoại cảnh, và cũng dần nghi hoặc về chính câu chuyện của mình khi xưa mà khiến Phù Sương dần quên đi những nhận thức về mặt tối khác.
Ngọc Đạo cũng dần nhận ra sự nóng vội cũng như những thay đổi thất thường về con người của Phù Sương và hiển nhiên Phù Sương cũng nhận ra được điều đó. Cô ta đã thử đi thử lại nhiều cách khác để kiềm chế bản thân nhưng tất cả đều không thành.
Niệm lực, dị điểm, động nguyên, tất cả đều là những hiện tượng dị thường chẳng ai có thể lý giải. Khi tất cả những thứ này ngày một càng lớn mạnh lên, nhưng ý thức của tu giả vẫn giậm chân tại chỗ thì chính bản thân ta sẽ tự thai nghén ra một "vùng ý thức" khác, đơn giản hơn, để bù đắp cho sự khuyết thiếu về quyền kiểm soát trước cỗ sức mạnh hiện hữu, khổng lồ, tồn tại bên trong nội thể. Nhưng vì là một vùng ý thức bị đơn giản hoá để tránh quá tải tinh thần, nó không thể hoạt động hiệu quả được một cách có chủ đích, và khi "vùng đệm" dần trở lên quá lớn, quá đơn giản, đại bộ phận ý thức của tu giả sẽ dần bị lu mờ, mất cảm giác rằng mình đang tồn tại, ý thức ngày càng rời xa thế giới thực. Và một khi sợi dây liên kết giữa ý thức – cơ thể cuối cùng bị cắt đứt, kẻ đó sẽ mất toàn bộ quyền kiểm soát bản thân, nhường chỗ cho phần "con" cùng bản năng tự nhiên của cơ thể, đó cũng là lúc tu giả rơi vào trạng thái "hoang thân".
Duy chỉ còn cách bế quan tách biệt với ngoại thế, tới khi nào suy nghĩ thông suốt thì thôi. Nhưng đến Thái Thanh cũng cũng không thể nói trước rằng liệu cách này có tác dụng hay không. Thậm chí tình hình còn có thể đi quá giới hạn do tu giả phải biệt giam bản thân mình quá lâu, dẫn đến trong đầu hình thành nên hai suy nghĩ thái cực đối nghịch, giằng xé lẫn nhau. Dưới ảnh hưởng của hình chiếu ác quỷ thì nó càng được khuếch đại dữ dội hơn, khiến tinh thần của tu giả rất dễ bị mất đi lý trí.
– Mẹ ta đã thử và thất bại. Tình hình thậm chí còn ngày một xấu thêm. Cuối cùng bà ấy đã chọn cách tự h·ành h·ạ bản thân, cố gắng đẩy nhanh quá trình nhằm hoàn thành tâm nguyện, với hi vọng việc đó có thể cứu rỗi bản thân mình.
Nhưng liệu điều đó có còn quan trọng nữa hay không khi người đã quên đi mất đứa con gái duy nhất của mình chứ...