Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Tây Sơn Hoàng Triều

Chương 76: Viện binh đến Chân Lạp




Chương 76: Viện binh đến Chân Lạp

Chân Lạp là một phiên thuộc tự trị của Đại Việt dưới quyền triều đình Tây Sơn, hiện tại do vị vua Ang Eng giữ ngôi đại thống và cai trị, theo lịch sử Ang Eng được vua Xiêm La là Ra Ma I đưa lên ngôi vua Chân Lạp để chịu sự bảo hộ của Xiêm La nhưng Ang Eng nay đã lớn tuổi mà quân Xiêm La lại cai trị dân chúng Chân Lạp quá hà khắc càng khiến cho Ang Eng muốn thoát khỏi ách đô hộ của Ra Ma I, khoảng thời gian trước Ang Eng đã cho sứ giả âm thầm đến triều đình Tây Sơn xưng thần với Quang Trung nhưng chuyện này lại bị những kẻ phản bội tiết lộ ra ngoài cho Xiêm La.

Vua Ra Ma I đã không còn tin tưởng Ang Eng muốn phế bỏ y để đưa quan lại của Xiêm La đến cai trị. Xiêm La từ khi liên minh với Nguyễn Ánh đã bắt đầu tụ tập q·uân đ·ội ở Vạn Tượng, Ang Eng cũng không chịu bó tay chờ c·hết, một mặt tin dùng người Chăm Mã Lai để củng cố q·uân đ·ội, một mặt gửi thư cầu cứu triều đình Tây Sơn.

Lúc này, Ang Eng rất là lo lắng trong lòng, quân Xiêm La nhiều ngày nay đang bắt đầu hội quân đông đảo ở Vạn Tượng, ý đồ xâm chiếm Chân Lạp lộ rõ không thèm che giấu. Ang Eng đã gửi thư cho triều đình Tây Sơn yêu cầu tiếp viện khẩn cấp, triều đình Tây Sơn cũng đã hồi đáp lại rằng sẽ cử quân đến giúp triều đình Chân Lạp chống lại người Xiêm, Ang Eng không biết lúc nào quân Xiêm sẽ t·ấn c·ông mà với sức mạnh yếu ớt của q·uân đ·ội Chân Lạp hiện tại thì không có cách gì có thể chống lại bước tiến của Xiêm La, y chỉ biết cầu nguyện cho quân tiếp viện Tây Sơn mau chóng đến kịp.

Chân Lạp hiện tại đang bước vào mùa khô, cái nắng gay gắt chói chang hiện hữu trên cao khiến cho không khí càng thêm nóng bức hơn bao giờ hết nhưng sự nóng bức khó chịu ấy cũng không thể làm chùn bước chân hành quân của hai vạn quân tinh nhuệ của Tây Sơn. Đại đô đốc Vũ Văn Dũng cùng Đô đốc Nguyễn Văn Huấn và một số cố vấn quân sự sĩ quan người Pháp vâng lệnh của Cảnh Thịnh dẫn ba vạn bộ binh và kỵ binh tinh nhuệ đến tiếp viện cho Ang Eng đánh tan sự xâm lấn của quân Xiêm La cùng Vạn Tượng, cuộc chiến lần này là cũng để thử sức mạnh mới của q·uân đ·ội Tây Sơn sau một năm cải cách và huấn luyện.

Từ đằng xa nhìn lại, đội hình ba vạn quân Tây Sơn kéo dài, uốn éo trên con đường mòn hệt như một con rồng đang di chuyển, mỗi người lính Tây Sơn tinh thần no đủ, quân phục thuần một màu xanh lá, lưng đeo ba lô, kiếm treo bên hông, súng vác trên vai, lưỡi lê sáng lóa chỉa thẳng lên trời nhọn như rừng chông. Lấp ló bên trong những chiếc xe ngựa là những khẩu pháo cơ động, lần này chi viện cho Ang Eng rất gấp nên đội Tượng pháo binh của Bùi Thị Xuân không thích hợp theo quân.

Đại đô đốc Vũ Văn Dũng nhìn thấy từng người lính Tây Sơn vác trên vai khẩu súng kíp thì không khỏi cảm thấy bùi ngùi ở trong lòng, chỉ mới bấy nhiêu năm mà súng ống đã thay gươm giáo, cho dù có võ nghệ tốt cũng không thể phát huy nhiều ở trên chiễn trường, ngay cả hắn cũng đã thay đổi rất nhiều, v·ũ k·hí tùy thân không còn là cây thương dài quen thuộc mà thay bằng hai khẩu súng kíp ngắn loại đặc biệt được Xưởng quân khí sản xuất để biên chế cho các cấp chỉ huy, rốt cuộc thì thời đại cũ của v·ũ k·hí lạnh đã qua, võ công đã không bằng võ đạn.

Biển Hồ rộng lớn của xứ này khiến cho bất cứ ai đứng trước nó đều phải cảm thán tự nhiên thật là hùng vĩ, biển hồ rộng mênh mông không thấy bờ cuối, sóng xô lăn tăn như đại dương, mặt nước hệt như một tấm gương khổng lồ phản chiếu mây trời, ánh lên màu xanh ngọc bích.

Chân Lạp đất đai màu mỡ, nguyên một dãi đồng bằng rộng lớn, đất đai phì nhiêu, lại không bao giờ thiếu nước nhờ có Biển Hồ tồn tại cực kỳ thích hợp cho canh tác nhưng mà cái xứ sở này cũng trải nhiều phen c·hiến t·ranh do nội loại, lại là nơi thường xuyên giao chiến giữa Đại Việt và Xiêm La khiến cho số lượng dân cư vốn ít ỏi nay lại càng thêm thưa thớt. Hành quân vào Chân Lạp bao nhiêu ngày nay mà Vũ Văn Dũng chỉ trông thấy được vài làng mạc hoang sơ với dân số độ vài trăm người, hầu hết dân cư Chân Lạp đều tập trung sinh sống ở kinh đô Oudong và thành La Bích.

Theo tài liệu mà Hoàng Vệ cung cấp cho Vũ Văn Dũng, ở kinh đô Oudong và các vùng ngoại thành xung quang nó tụ tập khoảng hai mươi vạn dân cư, quân thường trực của thành Oudong chỉ khoảng hai vạn nhưng mà trang bị cực kỳ yếu ớt, quân Xiêm La - Vạn Tượng có chừng bảy vạn đến tám vạn quân được trang bị không kém quân Tây Sơn còn có lính đánh thuê Tây Ban Nha hỗ trợ, thế đến hung hãn nếu như Oudong không có Tây Sơn viện quân thì chắc chắn Ang Eng sẽ bại cực kỳ nhanh chóng và thê thảm.

Từ xưa đến nay, các triều đại của Đại Việt đều sử dụng Chân Lạp như một phiên thuộc tự trị để làm vùng đệm với quân Xiêm La nhưng mà cách tính toán này đôi khi hại nhiều hơn lợi, các phiên vương tuy mặt ngoài thuần phục nhưng đều là cỏ đầu tường, chỉ cần Đại Việt có hơi chút suy yếu là các phiên vương này quay ngoắt sang phe Xiêm La thậm chí còn hợp binh để nhân lúc Đại Việt suy yếu mà xâm chiếm.

Lúc này đây, Đại đô đốc Vũ Văn Dũng cùng Đô đốc Nguyễn Văn Huấn ngoài việc dẫn đại quân Tây Sơn đến chi viện Ang Eng chống lại đà tiến quân của Xiêm La còn vâng theo mật chỉ của Cảnh Thịnh nhân cơ hội mà hủy đi vương triều Ang Eng, chính thức biến Chân Lạp thành một vùng đất của Đại Việt, đưa các quan lại người Việt đến phân định Phủ, Trấn, Làng, Xã để cai trị, đồng thời khuyến khích người Việt đến đây định cư, đồng hóa dân bản địa của Chân Lạp.

Ba vạn quân tinh nhuệ Tây Sơn được trang bị đến tận răng, đầy đủ v·ũ k·hí đạn dược và lương thực, chỉ cần khéo léo xây các công sự theo sự tư vấn của các sĩ quan tham mưu người Pháp là có thể biến Oudong hoặc La Bích thành một pháo đài quân sự mài rơi quân Xiêm La tại đây, tiến công không đủ nhưng phòng thủ thì có thừa, hơn nữa quân Tây Sơn còn được trang bị lựu đạn Hỏa Hổ loại v·ũ k·hí có sức sát thương cực kỳ khủng kh·iếp mà chưa có bất kỳ q·uân đ·ội nào của các nước trong khu vực có được, kể cả Thanh Quốc.

Cảnh Thịnh đã dặn đi dặn lại Đại đô đốc Vũ Văn Dũng nhất định bằng mọi giá phải kiềm hãm bước tiến của quân Xiêm La, Vũ Văn Dũng muốn hung ác một chút, trước tiên dùng q·uân đ·ội của Ang Eng làm lớp phòng thủ thứ nhất, làm bia đỡ đạn để tiêu hao hỏa lực của quân Xiêm La sau đó mới tới q·uân đ·ội Tây Sơn ra sân.

Lúc này, Ang Eng đang ở trong vương cung ăn uống nhậu nhẹt thì có quan cận thần đến báo là viện quân Tây Sơn đã đến, còn cách kinh đô Oudong hơn hai mươi dặm đường. Ang Eng nghe vậy thì lấy làm vui mừng quá đỗi, y vội vàng thay sắc phục gọi lên các đại quan cùng dẫn theo hộ vệ ra cách thành mười dặm nghênh đón. Lúc nhìn thấy hai vạn quân Tây Sơn, Ang Eng không khỏi cảm thấy kh·iếp sợ trong lòng, đội quân này khác hẳn với hình ảnh của quân Tây Sơn trước đây dưới thời Quang Trung Hoàng Đế, binh lính thuần một màu quân phục, kỷ luật sâm nghiêm, mỗi người đều được trang bị một khẩu súng kíp hỏa mai, điều mà q·uân đ·ội của Ang Eng không hề có được.

Hai vạn quân Tây Sơn chỉ đứng nghiêm trầm mặc tại chỗ, đã có một cỗ khí thế sắc béng đập vào mặt Ang Eng và các quan đại thần khiến cho bọn họ có cảm thấy kh·iếp đảm. Ang Eng cử sứ giả lên trước mời Đại đô đốc Vũ Văn Dũng cùng Đô đốc Nguyễn Văn Huấn ra gặp mặt.

Đại đô đốc Vũ Văn Dũng cùng với một đội cận vệ bước ra đi gặp Ang Eng cùng các quan cận thần của y để bàn bạc, Đô đốc Nguyễn Văn Huấn lưu lại cho quân đóng trại nghỉ ngơi tại chỗ đề phòng bất trắc.

Điều làm cho Đại đô đốc Vũ Văn Dũng khá bất ngờ là Ang Eng nói tiếng Việt rất giỏi, điều này cũng làm cho hắn bớt việc, có thể bàn bạc trực tiếp với Ang Eng mà không cần thông qua người phiên dịch. Ang Eng bày tỏ muốn bày tiệc mừng khao thưởng binh lính Tây Sơn nhưng xuất phát từ sự cẩn thận Đại đô đốc Vũ Văn Dũng đã khéo léo lấy cớ từ chối, bất đắc dĩ Ang Eng chỉ đành xuất một số tiền lớn từ quốc khố để thưởng cho binh lính Tây Sơn dù sao người ta cũng không ngại đường xá xa xôi đến đây viện trợ, Ang Eng là vua của Chân Lạp cũng phải thể hiện ra chút thành ý.