Chương 77: Thanh Long hạm đội
Dân chúng Tây Sơn năm nay được vụ mùa lớn, một phần là do chính sách tinh giảm binh lính của triều đình khiến cho sức lao động được phục hồi, đồng thời các công cụ lao động bằng sắt được phổ biến rộng rãi làm năng suất lao động tăng lên. Các nông trường lớn phía Bắc của triều đình sử dụng lao động cưỡng bức từ phạm nhân đã trồng thành công khoai tây và bắp cao sản được nhập khẩu giống từ Châu Âu, một lượng lớn lương thực giá rẻ được đẩy ra bán cho dân chúng, giá cả lương thực được triều đình nắm giữ, gian thương và các loại địa chủ nhỏ không dám đầu cơ, người người có lương thực, khiến cho cuộc sống của dân chúng cũng phần nào được cải thiện.
Những chính sách cải cách của triều đình Tây Sơn được thực thi, bước đầu đã thu được nhiều hiệu quả tích cực.
Số lượng người dân có được ruộng đất để sản xuất và năng lực sản xuất cũng đã được tăng lên rất nhiều, sự bùng nổ mạnh nhất có lẽ là thương nghiệp, các khu chợ lớn dưới sự quản lý ngay ngắn của triều đình tấp nập thương nhân tới lui buôn bán, trước kia phải thi thoảng lắm người ta mới có thể thấy được thương nhân người nước ngoài nhất là người Châu Âu thì nay ở các Trấn gần bến cảng đã có thể dễ dàng bắt gặp được người nước ngoài thoải mái đi ở trên đường, số lượng tàu buôn các nước Châu Âu cập cảng Đại Việt để trao đổi hàng hóa đã nhiều hơn rất nhiều.
Triều đình Tây Sơn rất tích cực tạo điều kiện cho người Châu Âu đến Đại Việt làm ăn buôn bán, chính sách mở cửa với thương nhân nước ngoài nhưng đồng thời cũng có nhiều chính sách nâng đỡ thương nhân trong nước. Tin đồn về một đất nước phương Đông cởi mở với các thương nhân ở nước ngoài đã bắt đầu lan rộng, các thương nhân đều muốn đặt đại bản doanh ở đất nước này để mở rộng thị trường ra khắp khu vực Đông Bắc Á.
Triều đình cho phép đạo Ki tô được truyền giáo cũng góp phần hạn chế được tín ngưỡng Phật giáo đang ngày càng sâu rộng ở trong dân chúng, các chùa chiềng đã bắt đầu thu liễm hơn trước.
Các ngành tiểu thủ công nghiệp bắt đầu phát triển rực rỡ, đặc biệt Cảnh Thịnh đã mời Bùi Thị Nhạn đứng ra quản lý và phát triển một công xưởng dệt của Hoàng Gia, những máy dệt công nghiệp đầu tiên được nhập khẩu khiến cho nàng rất là thích thú, Cảnh Thịnh ý thức rất rõ ràng cơ hội phát triển kinh tế tự lập cho Hoàng Gia để sau này dần dần tách những chi phí của Hoàng Gia khỏi quốc khố, giảm gánh nặng cho đất nước và dân chúng.
Tiền thu được từ thuế thương mại, từ phí cho thuê mặt bằng các khu chợ, từ Xa Cục, từ các xưởng thủ công, từ Ngân Khố Tiền Trang bắt đầu chảy ồ ạt về Ngân Khố Ty nhiều như nước, chỉ trong một thời gian ngắn mà đã đạt một con số không tưởng, cơ hồ là gấp năm lần mức thu của triều đình thời Quang Trung Hoàng Đế. Ngân khố của đất nước nay đã không còn phụ thuộc hoàn toàn vào tiền thuế của dân mà đã có đa dạng nguồn thu.
Các trường học đã đưa chương trình chữ Nôm vào giảng dạy, dân chúng được khuyến khích tích cực đi học chữ, trước mắt còn chưa có sự thay đổi nhiều lắm nhưng giáo dục chính là một quá trình đầu tư lâu dài, không thể nôn nóng.
Quân đội được đầu tư một cách quy chuẩn và bài bản, số lượng quân lính giảm hẳn, lấy tinh nhuệ làm cốt lõi, quân tinh nhuệ chính quy chỉ còn cỡ mười lăm vạn quân nhưng được trang bị v·ũ k·hí rất tốt, được huấn luyện thường xuyên cũng như trả lương đầy đủ khiến cho tinh thần binh lính rất cao.
Triều đình Tây Sơn bắt đầu đạt được nhiều thành tựu đáng kể, dưới sự vận hành quản lý của Tây Sơn Cố Mệnh hoạt động gần tương tự như một nội các chính phủ thời hiện đại. Hàn Lâm Viện đã theo lệnh của Cảnh Thịnh đã soạn thảo thành công, ban hành Tây Sơn Triều Luật khiến cho chính lệnh được thông suốt, quan lại có căn cứ để quản lý người dân ngay ngắn rõ ràng.
Cảnh Thịnh xác định rất rõ phương hướng của Tây Sơn, một đất nước muốn phát triển hùng cường thì những người đứng đầu bộ máy có vai trò rất là quan trọng, sự buông lỏng của những người đứng đầu sẽ khiến cho sự t·ham ô· nhũng nhiễu sinh ra, làm suy sụp đất nước. Cảnh Thịnh đã ra lệnh cho Hoàng Vệ phải mạnh tay trấn áp t·ham n·hũng ngay từ đầu, những điều luật trong Tây Sơn Triều Luật nhắm vào tham quan ô lại rất khắc nghiệt, không có một chút nào khoan dung.
Cảnh Thịnh không muốn Đại Việt rơi vào tình trạng như Thanh Quốc, quan lại dám to gan cấu kết với nhau t·ham ô· đến rỗng quốc khố mà hoàng đế cho dù có tâm cũng phải bất lực, đối với Cảnh Thịnh thì tất cả những kẻ t·ham ô· đều phải bị khép vào tử tội, liên đới đến tận đời con cháu thứ ba, bị lưu vào hồ sơ đen, bị hạn chế cơ hội vươn lên trong xã hội, nhờ sự khắc nghiệt như vậy cho nên tình trạng tham quan ô lại giảm hẳn đáng kể.
Một người trước khi muốn t·ham ô· càng phải suy nghĩ kỹ càng xem có đáng hay không nếu không muốn kéo theo gia đình trượt dốc xuống đáy xã hội mãi đến đời con cháu, điều này đã khiến cho rất nhiều kẻ muốn ăn chặn tiền của triều đình phải chùn tay.
Dân chúng có ăn có mặc, được giảm bớt các loại thuế má lao dịch, cuộc sống có được nhiều cải thiện so với trước kia, bọn họ bắt đầu dành nhiều lời ca ngợi cho triều đình Tây Sơn, sự ca ngợi này thông qua nhiều phương thức khác nhau, theo nhiều con đường, bắt đầu truyền bá vào trong lòng dân chúng ở Nam Hà, nơi chịu sự cai trị hà khắc và bóc lột quá mức của nhà Nguyễn.
Dân chúng ở thời kỳ này có một ước muốn rất giản dị đó là được ăn no mặc ấm, nhưng ước mơ giản dị ấy có khi cả đời cũng không thể nào đạt được, đã có nhiều người dân vì không chịu nổi sự bóc lột của quân Nguyễn mà bắt đầu bỏ trốn về phía nhà Tây Sơn, điều này khiến cho Nguyễn Ánh rất là tức giận, hắn càng tăng cường các biện pháp răn đe dân chúng bỏ trốn một cách mạnh mẽ thì càng không làm thay đổi được lòng dân mà những biện pháp thắt chặt đó còn thúc đẩy thêm sự quyết tâm bỏ trốn của những người dân, bọn họ hướng về nơi có hoàn cảnh sống tốt đẹp hơn, hướng đến ước mơ giản dị của mình.
Xưởng đóng tàu của Bộ Công mặc dù đã hoạt động hết công suất trong một năm qua nhưng cũng chỉ có thể hạ thủy được năm chiếc Thanh Long Chiến Hạm bọc đồng, các t·àu c·hiến cỡ trung các loại cũng đã đóng được gần trăm chiếc, Cảnh Thịnh nhân đó chính thức thành lập Thanh Long Hạm Đội, phong Đại đô đốc Đặng Văn Chân làm Đại thống lĩnh Thủy sư Tây Sơn.
Thanh Long Hạm Đội bắt đầu chủ động xuất kích, hoạt động mạnh ở miền duyên hải dọc theo Bình Thuận, Diên Khánh thậm chí kéo dài tới ngoài khơi Gia Định, nhiều lần giao chiến với t·àu c·hiến của quân Nguyễn và giành thắng lợi. Quân Nguyễn chịu thiệt hại quá nhiều trong trận chiến Phú Xuân khiến cho quốc khố cạn kiệt, đến nay vẫn còn chưa khôi phục thủy quân của quân Nguyễn mỗi khi tổn thất một chiêc tàu là sức mạnh giảm đi một phần. Nguyễn Ánh đã không còn lực để có thể tái đóng mới những chiếc thuyền chiến tuyến bởi vì chi phí quá cao của nó.
Thanh Long Hạm đội nhờ có sự cải tiến về v·ũ k·hí, cũng như có những sĩ quan chỉ huy người nước ngoài dày dạn kinh nghiệm thủy chiến làm cố vấn, càng đánh càng mạnh, thủy quân của quân Nguyễn càng đánh càng yếu, về sau hầu như không có sức phản kháng khiến cho nguyên một vùng biển phía Nam rộng lớn đều rơi vào tầm khống chế của thủy quân Tây Sơn, các tàu thương nhân nước ngoài đều bị buộc phải di chuyển đến vùng Tây Sơn, hoàn toàn cắt đứt nguồn ngoại thu của quân Nguyễn.
Nguyễn Ánh cảm thấy sâu sắc bất lực, số lượng người nước ngoài rời khỏi Nam Hà rất nhiều, không có Mục sư Bá Đa Lộc làm mối liên kết, những người nước ngoài này cũng không quá mặn mà với chính quyền hà khắc và đang trên đà suy yếu của quân Nguyễn. Nguyễn Ánh chỉ còn biết rút quân và di chuyển người dân ở vùng ven biển, co cụm phòng thủ ở trên đất liền, trông dợi liên quân Xiêm La - Vạn Tượng sớm ngày giao chiến với Tây Sơn để quân Nguyễn có thể tìm cách lật lại thế cờ.