Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Tây Sơn Hoàng Triều

Chương 75: Ánh sáng và bóng tối




Chương 75: Ánh sáng và bóng tối

Cảnh Thịnh nhận thấy người đời ở các thế hệ sau chỉ nhìn thấy Nguyễn Trãi ở góc có nhiều ánh sáng, là người có nhiều công lao khi góp phần giành lại độc lập cho Đại Việt thoát khỏi ách thống trị của nhà Minh, công lao đó của Nguyễn Trãi là không thể phủ nhận nhưng dù sao Nguyễn Trãi cũng là một con người mà đã là một con người thì chắc chắn trong lòng sẽ có dục vọng, sự thần tượng hóa một đối tượng khiến cho chúng ta không thể có cái nhìn toàn diện về một con người, nếu nhìn ở góc âm u lại là một chuyện khác, cứ tạm gọi là thuyết âm mưu vậy.

Nguyễn Trãi biết Lê Thái Tông thích vợ lẽ của mình là Nguyễn Thị Lộ nhưng lại không có bất cứ phản ứng gì thì quả là một điều lạ lùng, ở thời phong kiến khi mà sự trong sạch và ch·ung t·hủy của phụ nữ được đặt lên hàng đầu thì việc vợ mình n·goại t·ình với kẻ khác là một điều không thể chấp nhận, càng huống chi kẻ đó lại là một thanh niên cỡ tuổi con cháu của mình.

Nguyễn Trãi là trọng thần trải hai đời vua, là quân sư của nghĩa quân Lam Sơn, là túi khôn của Lê Lợi, sức ảnh hưởng trong triều của Nguyễn Trãi có một không hai, một vị vua trẻ tuổi như Lê Thái Tông thì lại làm sao dám léng phéng với vợ của một trọng thần như vậy trừ khi hắn là một vị vua không có trí tuệ, bị mù quáng nhưng mà kẻ càng không có trí tuệ thì phải càng sợ hãi một quyền thần như Nguyễn Trãi mới đúng, chính vì vậy việc Nguyễn Thị Lộ và Lê Thái Tông gian díu với nhau thì thử hỏi nếu như không được Nguyễn Trãi không bật đèn xanh có chủ đích thì Nguyễn Thị Lộ làm sao dám quyến rũ Lê Thái Tông, chuyện này cũng có thể coi là một drama kinh điển lúc bấy giờ.

Chuyện của Nguyễn Trãi khiến cho Cảnh Thịnh có khuynh hướng liên tưởng đến vị thừa tướng Lã Bất Vi của nhà Tần, nếu ai đó nói rằng trong sự việc Nguyễn Thị Lộ n·goại t·ình với Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi chỉ đóng vai trò là một n·ạn n·hân, là một người bất lực trước hoàng quyền của Lê Thái Tông, cam tâm để vợ mình ngang nhiên cắm sừng lên đầu thì Cảnh Thịnh chắc chắn là người đầu tiên bác bỏ điều này, hắn dám khẳng định trăm phần trăm là trong lòng Nguyễn Trãi đang ấp ủ một m·ưu đ·ồ gì đấy khi cố tình mắt nhắm mắt mở để cho Nguyễn Thị Lộ và Lê Thái Tông lén lút với nhau.

Giả sử như vào khoảng thời gian ấy, Lê Thái Tông làm cho Nguyễn Thị Lộ hoài thai long chủng thì như thế nào? Hoặc giả là Nguyễn Thị Lộ mang thai đứa con của Nguyễn Trãi nhưng lại cố tình vu cho Lê Thái Tông thì lại làm sao? Chuyện trộm long tráo phụng không phải là chưa từng xuất hiện ở trong lịch sử, thừa tướng Lã Bất Vi của nhà Tần khi ấy chẳng phải đã từng m·ưu đ·ồ chuyện này hay sao.

Lê Thái Tông vì không để cho chuyện có con riêng này lộ ra ánh sáng, lại không thể g·iết Nguyễn Thị Lộ và đứa con trong bụng thì ắt sẽ cho đứa bé đó nhận Nguyễn Trãi làm cha, đứa con bị thiệt thòi này sẽ gây nên sự áy náy ăn sâu vào ở trong tâm lý của Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi có thể dựa vào sự áy náy ấy tiếp tục củng cố quyền thế cho bản thân, ẩn nhẫn đợi đến thời cơ thích hợp, khi đã tụ tập đầy đủ thế và lực lại g·iết ra một đao, bí mật diệt đi Lê Thái Tông rồi lấy danh nghĩa phò trợ đưa đứa con này của Lê Thánh Tông lên ngôi, vị cực nhân thần thậm chí từ đó có thể soán ngôi nhà Lê cũng chưa biết chừng, đây là một kịch bản thường thấy của các vị quyền thần.

Có điều, người tính không bằng trời tính, Nguyễn Trãi có ngàn tính vạn tính cũng sẽ không tính được Lê Thái Tông sẽ bị c·hết bởi chứng thượng mã phong, nguyên nhân này cũng là suy đoán của Cảnh Thịnh, c·ái c·hết đột ngột này của vị vua trẻ Lê Thái Tông khiến cho mọi m·ưu đ·ồ của Nguyễn Trãi tan biến trong phút chốc thậm chí kẻ thù chính trị của Nguyễn Trãi đã sủ dụng nó như là một cái cớ hoàn hảo để tiêu diệt Nguyễn Trãi cùng những kẻ chống đối.

Chính trị chính là chiến trường, ở vào thời phong kiến khi mà quyền lực của các vị quan lại được phóng đại rất lớn thì mức độ tàn khốc của nó cũng cao đến vô cùng, ở trong lúc tranh đấu bất cứ âm mưu thủ đoạn gì đối thủ cũng có thể sử dụng ra, người ở trong quan trường thân bất do kỷ, chỉ cần đi sai một nước cờ là phải trả giá bằng cả tính mạng.

Lại nghĩ đến hậu cung của Nguyễn Ánh, Nguyễn Ánh có hai người vợ theo hắn từ thuở hàn vi đó là người vợ cả Nguyên phi Tống Thị Lan và Thứ phi Trần Thị Đang. Nguyên phi Tống Thị Lan là mẹ của Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh, con của Thứ phi Trần Thị Đang là hoàng tử Cảnh chính là vua Minh Mạng sau này vừa mới nhận Nguyên phi Tống Thị Lan làm mẹ không lâu thì đứa con trai duy nhất của Nguyên phi Tống Thị Lan là Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh liền bị c·hết trẻ trong khoảng thời gian ngắn sau đó, sử viết là do Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh mắc bệnh đậu mùa không có thuốc chữa mà c·hết nhưng cái lý do gượng ép này có thể lừa được những người có đầu óc khờ khạo thì được chứ riêng Cảnh Thịnh có đứng cách xa hơn ngàn dặm cũng có thể ngửi thấy được mùi âm mưu nồng nặc bốc lên trong đó.

Vốn dĩ, Cảnh Thịnh cũng đã từng có ý đồ lợi dụng tham vọng của Thứ phi Trần Thị Đang để suy yếu quân Nguyễn nhưng sau khi chiến thắng quân Nguyễn ở chiến dịch vừa rồi, cộng thêm với việc Bùi Xuân Hoa đã tiếp cận được Nguyễn Ánh thì Cảnh Thịnh đã quyết định từ bỏ âm mưu này vì nó quá tốn thời gian cũng như trí lực.

Lê Chất sau nghi nghe được nguyên nhân c·ái c·hết của Lê Thái Tông là do chứng thượng mã phong thì đã hoàn toàn hiểu rõ thâm ý của Cảnh Thịnh. Cảnh Thịnh muốn Lê Chất thông qua Bùi Xuân Hoa hạ độc thủ với Nguyễn Ánh, khiến cho chứng Huyễn Vựng của Nguyễn Ánh đột ngột bạo phát làm cho Nguyễn Ánh c·hết bất đắc kỳ tử, nhưng hiểu rõ là một chuyện làm cách nào để khiến điều đó xảy ra lại là một chuyện khác.

Cảnh Thịnh nhận thấy sự lúng túng của Lê Chất, hắn nói:

-Chứng Huyễn Vựng sẽ bộc phát lên cao mạnh mẽ khi nam nữ giao hoan quá độ, cụ thể như thế nào khanh hãy đi tìm Thượng thư Bộ Hộ Nguyễn Thế Lịch thì sẽ rõ.

Nguyễn Thế Lịch trước khi ra làm quan nhà Tây Sơn đã là một nhà thuốc có tiếng ở trong vùng, y cực kỳ giỏi về nghề thuốc.

Lê Chất lập tức cung kính lãnh chỉ:

-Thần tuân chỉ!

Lê Chất đi rồi, Cảnh Thịnh lại nghĩ đến chuyện hoàn thành lời hứa với Bắc cung hoàng thái hậu Lê Ngọc Hân, sắc phong cho Lê Ngọc Bình làm chính cung hoàng hậu. Lê Ngọc Bình năm nay mới được mười tuổi, Cảnh Thịnh dự định sắc phong danh phận cho nàng trước, đợi khi nàng được mười sáu tuổi thì sẽ chính thức rước nàng nhập chủ hậu cung. Đối với bàn tính của Bắc cung hoàng thái hậu Lê Ngọc Hân cùng đám người dòng họ Lê, Cảnh Thịnh thật chất không muốn để tâm lắm, người thừa kế sau này như thế nào là do hắn nói tính, hắn dự định sẽ lập ra một cuốn gia luật hẳn hoi về việc này để các đời con cháu sau này có căn cứ mà truyền ngôi.

Cảnh Thịnh xác định là sẽ có nhiều con, những đứa con này không phân biệt trưởng thứ, tất cả đều phải ra sức học hành như nhau, điều tiên quyết của kẻ làm vua là phải có học vị cao, sau đó tham gia nghĩa vụ q·uân đ·ội một thời gian, sau đó được giấu danh tính phái đi làm quan lại ở các địa phương, cuối cùng căn cứ vào năng lực mà đánh giá, người nào thể hiện tài năng càng nhiều, phát triển địa phương càng mạnh, được dân chúng kính phục thì người đó sẽ chính thức lên ngôi vua.

Cảnh Thịnh muốn biến sự cạnh tranh tàn khốc cho ngôi vị thái tử thành một cuộc cạnh tranh về tài năng của những người kế vị, tránh cho kẻ không có tài năng ngồi lên ngôi vua mà khiến cho triều đại bị sụp đổ, đất nước bị suy vong.