Chương 7: Chiếc bật lửa do lão Côn tặng.
Người tới là lão Côn, mặt lão hằm hằm như ai đó đang thiếu lão một khoản nợ lớn, đòi mãi không trả. Vừa nhìn thấy hai anh em lão liền trợn mắt lớn tiếng quát: “Đi bộ ra ngoài còn khóa cửa nhà kín mít thế làm gì? Bên trong nhà bọn mày ngoài chiếc tivi to là có giá trị ra thì còn cái gì nữa đâu mà khóa kia chứ?”
Nghe lão nói Nguyễn Khang lại cười thầm, lão đầu này tuy ăn to nói lớn thích dọa nạt người khác nhưng lão khá giống trẻ con, rất thích xem tivi, đưa cho lão cái điện thoại lão chẳng thèm, chỉ muốn ôm cứng lấy chiếc tivi có thể cho lão xem đủ dạng phim hoạt hình. Lão chỉ thích mỗi phim dành cho trẻ em, cho lão xem phim người đóng lão chê, phim hiện đại thì bảo là đóng quá xạo, phim tương lai thì bảo là mơ tưởng hão huyền, riêng phim cổ đại là lão ghét nhất vì lão bảo đóng cực giả, quá giả không giống một chút nào cứ như thể lão là người xuyên không từ cổ đại đến đây vậy, hiểu rất rõ kiến trúc trang phục của người thời xưa.
Chính vì cái thói mê thích xem phim đó cho nên đối với lão chiếc tivi là tài sản quý giá nhất mà hai anh em sở hữu, trước kia không ít lần Nguyễn Khang đề nghị lão sắm cho căn phòng trọ bé tí của mình một chiếc, lão bảo: “Sắm rồi chớ, to lắm, một người ôm đã hết, thế nhưng không hiểu thằng giặc nào nhân lúc lão ra ngoài quên đóng cửa thó mất rồi.”
Nói tới vấn đề này lại khiến Nguyễn Khang nhớ tới một thói quen c·hết người của lão và chính cái thói quen này nên lão mới bô bô chửa hai anh em đi ra ngoài cũng khóa cửa vừa rồi. Đó là lão không thường đóng cửa khi đi ra khỏi phòng, thế cho nên đồ đạc lão sắm cho căn phòng trọ nhỏ của mình cứ như vậy bay sạch, có hôm đến cái áo ba lỗ mới mua của lão cũng bị thó nốt, ấy vậy mà lão chẳng chừa, chứng nào tật nấy mỗi lần ra ngoài đều mở rộng cửa sẵn sàng đón chào bất cứ vị khách đặc biệt nào. Mỗi lần tới thăm lão nhìn căn phòng trọ trống huơ trống hoác Nguyễn Khang lại rủ lòng thương gọi lão tới ở chung nhà với mình, nhưng lão từ chối, trả lời một câu vô cùng thuyết phục:
“Tao sợ đến nhà bọn mày ở, lúc tao đi ra ngoài quên đóng cửa, nhà bọn mày lại thành cái nhà hoang. Lúc đó đến nơi cho tao ăn mấy ngày đói, hay xem ti vi khi buồn cũng không có, nên thôi tao cứ ở đây, trong nhà có gì thì bọn trộm ăn đó.”
Phong cách sống của lão cũng đặc biệt chẳng kém gì phong cách nấu ăn tại nhà hàng, nên Nguyễn Khang cũng đành mặc lão, hắn sẵn sàng đón chào khi lão ghé nhà mình chơi, lão muốn ở mấy ngày thì ở, những lúc như thế hắn luôn phải canh chừng cái thói hứng lên ra ngoài để cửa toang hoang của lão, trình độ này đến Nguyễn Phúc cũng biết, nhưng rất may thằng bé lại vô cùng thích lão nên không hề ca thán, vừa nhìn thấy lão liền hớn hở như gặp được ông nội, lao tới lôi lôi kéo kéo bỏ rơi luôn anh trai.
Nhìn hai ông cháu trước mặt tay trong tay đi vào nhà, Nguyễn Khang không còn cách nào khác cũng đành đi theo, hắn cẩn thận khóa cổng, vừa vào bên trong liền vội vàng vươn tay theo phản xạ đớp lấy một vật lão Côn ném về phía mình.
“Cho đó, dùng nó mà nhóm lửa khi cần, đỡ tiền mua cái bật lửa mới.” Lão nói, tiện tay vơ lấy điều khiển mở tivi, mở kênh hoạt hình có đàn heo con vừa xem vừa lắc mình theo điệu nhạc. Miệng tiện thể ra lệnh cho Nguyễn Phúc. “Đem nước với bim bim ra đây nhóc.”
Nguyễn Phúc tuân lệnh chạy đi ngay. Nguyễn Khang nhìn chiếc bậc lửa có vỏ ngoài được ốp gỗ, phần đầu được làm bằng đá khá kì lạ, thử bật thì lại không có lửa bắt ra, hắn lại bật thêm vài cái nữa nhưng chẳng được, bèn hỏi lão Côn: “Cái này hình như hết ga rồi.”
Lão không hề nhìn hắn, khẳng khái đáp: “Nó chỉ cháy khi cần cháy, cứ cầm lấy, những lúc đặc biệt hãy lấy ra dùng.”
Nguyễn Khang nhìn về phía lão, việc cha mẹ hắn m·ất t·ích vào ngày nhật thực toàn phần chỉ có vài người biết, trong đó có lão Côn. Hắn nói cho lão khi lão tới nhà ở ké lần đầu tiên, lần đó đúng vào ngày cha mẹ hắn biến mất hắn buồn đem bia ra nhậu rủ lão uống cùng, đó cũng là lần duy nhất lão không lớn tiếng im lặng cùng hắn uống bia, nhưng chỉ đúng một lần đó mà thôi, từ khi ấy cho tới bây giờ lão chẳng còn ôn hòa với hắn một lần nào nữa.
Hắn nhìn chiếc bật lửa, nhật thực toàn phần lần đó chỉ xảy ra trong bốn phút, lúc đó cha mẹ đang đứng bên cạnh hắn, chờ khi ánh sáng trở lại thì đã biết mất là quá bất thường, cho nên việc lão tặng cho hắn một chiếc bật lửa bất thường cũng là điều rất dễ hiểu.
Hắn nhận lấy cười cười nói: “Tưởng đâu tặng cho cái bật lửa giảm chút chi phí, lại phải đi mua thêm một cái khác, kiểm này để chỉ thêm chật túi chứ làm được gì.”
Lão ngừng xem liếc ánh mắt sắc lẻm về phía hắn, gằn giọng nói: “Mang theo, nếu không coi chừng.”
Thấy lão nghiêm túc như vậy, hắn cũng đành gật đầu đáp ứng: “Được rồi, yên tâm nhất định mang theo.”
Bim bim đã ra tới lão cũng không thèm quan tâm tới Nguyễn Khang nữa chăm chú xem tivi, thế nhưng lúc này Nguyễn Khang mới nhớ tới một vấn đề vô cùng quan trọng, đó là: “Này lão tới đây thì ai làm đầu bếp chính ở nhà hàng hả?”
Lão thờ ơ vừa nhai bim bim vừa đáp: “Thì Phạm Công chứ ai, tao làm việc cho hắn lâu như thế không lẽ không cho tao ngày nghỉ.”
Nghe lão nói câu này Nguyễn Khang cảm thấy hơi chướng tai, lão là một trong những nhân viên tự do tự tiện nhất trong nhà hàng, lão muốn nghỉ ai cản được lão, bởi vì lão chẳng bao giờ báo trước, chỉ khi nào mọi người thấy lão không tới tóa hỏa gọi ầm lên may ra mới biết hôm nay lão nghỉ, nguyên nhân nghỉ cũng rất dở hơi, tao nghỉ vì tao thua sạch tiền không có tiền đi xe buýt tới chỗ làm – lão không biết đi xe máy, đây cũng chính là một điều đặc biệt cực kỳ nổi tiếng của lão đầu bếp hải tặc tại Hoài Niệm, phương tiện lão hay sử dụng là xe đạp và xe buýt.
Không ít lẫn Nguyễn Khang thành tài xế bất đắc dĩ cho lão, nhưng do cả hai làm trái ca nên hắn may mắn không thành tài xế thường xuyên cho lão. Đời sống của lão khá bê tha nhưng được cái thần may mắn luôn thích gõ cửa nhà lão; trừ cái vụ lão thích đ·ánh b·ạc ra, thần may mắn khá hiểu lòng người không bao giờ cho lão thắng, đề phòng lão hư hỏng. Thần gửi cho lão một tài xế sẵn sàng rước lão đi đi về về đó là một chị quản lý ở gần khu trọ lão đang ở.
Nhìn lão nhai ngấu nghiến bim bim của thằng em trai, Nguyễn Khang bất lực hỏi: “Lão ăn gì chưa?”
Lão lắc đầu trả lời một cách rất hồn nhiên: “Tao mới dậy, ăn gì tầm này, mày lăn vào bếp làm vài món đi, kiếm thêm chai rượu bắc nhé, nhớ là rượu chính thống ấy, đừng mua loại pha tạp nham.”
Nguyễn Khang thở dài, nhận mệnh đi vào bếp phục vụ lão. Ngoài kia cứ giao cho Nguyễn Phúc thếp đãi, dù sao nó và lão cũng rất hợp cạ, bằng chứng là tiếng cười của cả hai cứ vang lên từng hồi khi hắn đang lụi cụi nấu ăn.
Hôm đó Lão Côn ở lại nguyên ngày với hai anh em, tối trước khi rời khỏi nhà lão còn nói: “Khi nào mày đi tao chuyển tới đây ở với Nguyễn Khúc. Cho nên cứ yên tâm đi đi.”
Nghe lão nói vậy Nguyễn Khang mát lòng mát dạ, dù lão hơi bất thường không phải một người ở chung tốt, nhưng khi hắn vắng nhà lão sẵn sàng đến đây lo cho em trai, Nguyễn Khang quý vô cùng. Nhưng hắn vẫn nói: “Không cần đâu, cháu có nhờ bác Phạm Công xem chừng thằng bé rồi.”
“Hừ, nhờ ông ta làm gì, cái thứ bụng đầy toan tính đó đừng có chơi thân quá, né xa ra.”
Nguyễn Khang cảm thấy khá khó hiểu, không biết vì nguyên nhân gì mà lão Côn rất ghét Phạm Công, cứ mỗi lần nhắc tới bác ấy là lão lại trợt mắt buông vài lời chê bai, trong khi đó Phạm Công lại là ông chủ của lão. Thậm chí có nhiều lần Nguyễn Khang còn thấy lão trừng mắt khiển trách xua đuổi Phạm Công ra khỏi nhà bếp một cách không hề tôn trọng, cũng may tài năng của lão quá thượng thừa nên mới không bị Phạm Công tống cổ đi.
Nguyễn Khang e sợ một ngày nào đó, khi có người tài năng xuất hiện hơn lão sẽ mất việc, nên nhỏ giọng khuyên bảo: “Lão đừng đối đầu với Phạm Công, nếu có ghét bác ấy hãy cứ để trong bụng, muốn xả thì tìm nới nào kín đáo rồi xả, hoặc gặp cháu tâm sự cũng được, đừng đối đầu với người ta làm gì, lão cần công việc để sống đó.”
Nghe lời này lão im lặng, thở từng hơi nặng nề ra đằng mũi tỏ ý không phục, nhưng rồi lão cũng phất tay chào hắn rời đi, còn nhắn lại chờ ngày 2 tháng 9 lão tới.
Tiễn được một vị khách khó nhằn ra khỏi nhà, Nguyễn Khang thở phào đi vào nhà kiểm tra lại tiền bạc chuẩn bị cho buổi mua sắm dụng cụ ngày mai với Quang Hải.