Chương 8: Vào làng người Thái.
Quang Hải tuy có hơi bất thường nhưng tuyệt đối là một người đúng giờ, mới bảy giờ sáng hắn đã gọi cho Nguyễn Khang, nói chín giờ sẽ tới mang hắn đi, thì đúng chín giờ không trệch một phút đã đứng trước cổng nhà, bấm còi xe inh ỏi.
Nguyễn Phúc đang ngủ trong phòng nghe tiếng cũng phải ló đầu ra khó chịu hỏi: “Ai bấm còi trước nhà mình vậy anh?”
Nguyễn Khang sửa sang lại quần áo, cào nhanh mái tóc chưa kịp chải, nói: “Là một người bạn bác Phạm Công sắp xếp cùng đi công tác với anh lần này tới đón anh đi bàn chuyện, em vào ngủ tiếp đi."
Nguyễn Phúc nghe vậy liền xua tay ra hiệu cho anh trai đi đi, mình tiếp tục chui vào phòng ngủ. Nguyễn Khang không có thói quen dậy trước chín giờ, vì công việc bắt đầu lúc mười giờ tới hai mươi hai giờ đêm, nên thời gian đi ngủ của hắn khá trể, thành ra mỗi ngày hắn đều dậy muộn. Từ nhà tới chỗ làm việc đi chỉ mất ba mươi phút, điều này càng cũng cố cho thời gian rời giường cố định của hắn là chín giờ hoặc chín giờ mười, thức dậy đánh răng rửa mặt sẽ lên đường tới nhà hàng ngay. Tại đó nhóm nhân viên sẽ được chiêu đãi một bữa ăn nhẹ trước khi vào làm việc, cho nên hắn chưa bao giờ phải lo bữa sáng.
Chính vì vậy mà tóc Nguyễn Khang vẫn chưa kịp chải, ba chân bốn cẳng lao ra khỏi nhà. Vừa lên xe liền nhìn thấy một bản mặt không hề vui vẻ, Quang Hải tặng cho hắn một lời đánh giá: “Tuổi trẻ hư hỏng, kiểu như cậu thì tương lai đất nước sẽ đi về đâu. Học cách dậy sớm đi, không đi làm đi học thì đi thể dục tăng cường sức khỏe giảm thiểu ô nhiễm cho bệnh viện và các nhà thuốc.”
Nguyễn Khang cười cười, hắn rất muốn đáp lại vài lời, nhưng những điều Quang Hải nói không hề sai, cho nên hắn chọn cách im lặng cho qua. Quang Hải khá rành những nơi mua sắm, hắn mang Nguyễn Khang tới một tiệm bán trang phục gần chợ Nguyễn Đình Chiểu, cửa hàng này khá nhỏ bên ngoài đề một cái tên rất đơn giản nhưng đủ ấn tượng – tiệm lão Trần.
Vào bên trong, tiệm lão Trần, bán toàn những bộ trang phục chuyên dùng cho phượt thủ, dân leo núi, dân ưa mạo hiểm, từ mũ, tất tay, giày cho tới dây leo núi, chỉ cần lựa một nơi là đủ không cần chạy lung tung.
Vì không quá quen với những bộ đồ như thế này nên Nguyễn Khang liền giao toàn quyền cho Quang Hải tìm giúp. Hắn lấy cho Nguyễn Khang một chiếc ba lô khá gọn, tuy gọn nhưng chứa được rất nhiều đồ, đặc biệt chất liệu vải không thấm nước đây chính là điều quan trọng. Tiếp đó là hai bộ đồ dày nhưng rất nhẹ có chức năng không thấm nước, đặc biệt có thể giữ ấm khi trời chuyển lạnh, thông thoáng khi nắng nóng, giá hơi chát nhưng bù lại công dụng thì tuyệt vời, tiếp đó là giày leo núi có độ bám tốt, găng tay và dây thừng leo núi chuyên dụng.
Tuy đã được lão Đức phổ cập rằng, những loại v·ũ k·hí từ nơi này đưa từ không gian khác không có tác dụng, thế nhưng cả hai vẫn nhất thống với nhau mua mỗi người một chiếc dao gấp nhỏ, đặt trong túi dùng cho những trường hợp khẩn cấp. Quang Hải còn mua thêm một con dao gọt hoa quả vừa tay, hắn mua nhằm mục đích để thuận tiện nấu ăn trên đường đi.
Lúc ra ngoài tính tiền, thấy cả hai mua đồ dùng rất chuyên nghiệp cho một chuyến đi dài ngày, nữ nhân viên liền gợi ý cho họ mua thêm nồi và bếp ga mini dùng để dã ngoại, nhưng cả hai từ chối, cái này lão Đức đã chuẩn bị rồi, họ không dại gì phải bỏ thêm tiền.
Điều đặc biệt khiến Nguyễn Khang ngạc nhiên đó là khi thanh toán, Quang Hải liền trả luôn phần tiền giúp Nguyễn Khang. Thanh toán xong hắn nói: “Cậu đã là thành viên của đội Săn Huyền Tích do tồi cầm đầu và tài trợ, thì mọi chi phí phát sinh khi đi cùng sẽ được tôi hỗ trợ trả hết.”
Nghe vậy Nguyễn Khang cảm thấy hài lòng, bật cười hỏi đùa: “Nếu vậy khi xong việc, ngoài chút xương cốt ra tôi có được hưởng thêm tiền công không?”
Hỏi chơi vậy mà hắn lại nhận được một câu trả lời vô cùng ấn tượng: “Đương nhiên rồi, tùy theo cống hiến của cậu dành cho đội, số tiền sẽ được trả tương xứng.”
Hắn vỗ vai Nguyễn Khang khích lệ: “Cho nên hãy cố gắng lên, cống hiến càng nhiều phần thưởng càng cao.”
Nghe tới đây đột nhiên Nguyễn Khang lại bật ra một ý nghĩa, ý nghĩ đó nhanh chóng chuyển thành lời nói: “Nếu như tôi c·hết anh có thể trả một khoản bồi thường cho em trai tôi không?”
Quang Hải gật đầu: “Đương nhiên rồi, trả tương xứng, đảm bảo đủ cho em trai cậu sinh hoạt thoải mái mười mười lăm năm.”
Quang Hải đưa Nguyễn Khang về nhà, cả hai hẹn gặp nhau vào ngày mai tại nhà lão Đức. Cầm theo những món đồ mới mua được, Nguyễn Khang có cảm giác những gì vừa xảy ra không hề chân thật, trong đầu hắn không ngừng nghĩ những thứ được Quang Hải mua cho này chắc là dùng để đi du lịch leo núi vài ngày rồi về, cơ hội để đi tới nơi Hồ Tinh từng tồn tại chắc rất khó, phần lớn là không thể nào tới được.
Nghĩ vậy nhưng Nguyễn Khang vẫn chuẩn bị tinh thần cho chuyến đi ngày mai, hắn giao thẻ ngân hàng cho em trai, dặn dò những điều cần thiết, gọi điện hối lão Côn tới nhà, gọi thêm một cuộc cho Phạm Công nhờ thêm lần nữa sau đó thì mới nghỉ ngơi, hẹn đồng hồ bốn giờ ba mươi phút sáng mai tỉnh dậy.
Hắn không nói cho Nguyễn Phúc biết thời gian sẽ rời đi, nên khi tỉnh dậy thằng bé vẫn đang ngủ, lão Côn thì chưa tới, tầm này phải chín mười giờ sáng lão mới mò tới. Mở cửa phòng em trai nhìn mặt nó một lần trước khi đi, sau đó hắn khép cửa ra khỏi nhà, gọi một chiếc tắc xi đến nhà lão Đức.
Quang Hải đã tới cùng với chiếc xe hơi quen thuộc của hắn, bên trong nhà lão Đức sáng đèn, bọn họ đang kiểm tra lại đồ đạc, sắp xếp gọn gàng chuẩn bị lên đường. Nguyễn Khang vừa vào nhà lão Đức liền kéo ba lô của hắn ra kiểm tra, hài lòng khi bên trong có lương thực đủ ăn cho một tuần, lão liền dẫn đầu mang ba lô lên đầu bắt đầu cuộc hành trình.
Chờ lão khóa xong cửa nẻo, chiếc xe hơi quen thuộc của Quang Hai lăn bánh, chạy tới sân bay, trước tiên bọn họ sẽ tới Miền Trung tìm tới tộc người Thái ở đó nhờ tăng năng lực cho món v·ũ k·hí mà họ sẽ dùng, sau đó mới đi gặp Phùng Xuân thành viên thứ tư và chính thức lên đường.
Quang Hải gửi xe vào một bãi giữ xe gần sân bay, chọn gửi dài hạn rồi đi vào trong làm thủ tục lên máy bay.
Khoảng mười hai giờ trưa hôm đó, bọn họ đặt chân tới vùng đất Miền Trung, thuê xe một chiếc xe đi tới nơi người dân tộc Thái sinh sống. Nơi đó là một vùng núi khá hẻo lánh nhưng đời sống của người dân thì không ‘hẻo’ chút nào. Đường bê tông đổ sát vào tận thôn bản, xe máy chạy qua chạy lại không thiếu, thậm chí còn có xe hơi ra vào, tấp nập không kém gì một ngôi làng của người Kinh dưới chân núi.
Vừa vào đến cổng chào bọn họ liền đi xuống cuốc bộ, nguyên nhân là vì lão Đức không biết nhà người cần tìm. Người mà lão muốn tìm là một người đã có tuổi có thể thực thi pháp thuật cổ xưa trong làng.
Lão dựa vào thông tin bạn bè cho mình, hỏi những người trên đường về một người có tên là Lò Văn Đá, sau một hồi tìm kiếm, đi muốn mỏi cả chân cuối cùng họ cũng tìm tới được nơi cần tìm, đó là một ngôi nhà sàn ở cách biệt trong rừng, cách khá xa thôn bản, nhà này không được kéo điện, lối sống theo kiểu thời xưa, cứ như thể là một chốn ẩn cư của người muốn lánh xa đời.
Vừa vào tới nơi cả ba liền đối mặt với một con chó đen hung dữ, giống này là giống chó ở Phú Quốc, nó nhe răng hằm hè ngăn cản không cho bọn họ vào nhà, còn sủa lớn báo hiệu cho chủ nhà biết có khách ghé thăm.
Rất nhanh trong nhà vang lên tiếng động, một người đàn ông khoảng hơn một trăm tuổi, gầy gò, da bọc vào xương, nhăn nheo, lưng gù bước ra. Khoác trên mình một bộ đồ bằng vải dệt thổ cẩm quen thuộc của dân tộc Thái. Đôi mắt cụ đục ngầu nhìn thẳng vào ba người, hỏi với giọng khàn khàn chậm rãi: “Ba người tới có việc muốn nhờ sao?”
Lão Đức liền tiến lên, cung kính nói: “Cụ có phải là Lò Văn Đá không ạ?”
Cụ gật đầu. Lão Đức tiến lên thêm một bước, con chó Phú Quốc vẫn đang nhìn chằm chằm vào lão, dường như chỉ cần một tiếng nói của chủ nhân chân lão Đức có thể sẽ phải chào tạm biệt thân thể lão.
“Đúng rồi.” Cụ trả lời. “Nhờ việc công chính thì xin mời vào, còn không vui lòng đi cho.”
Lão Đức vội nói: “Đương nhiên là việc công chính, dùng bảo vệ người không hại người.”
Nghe vậy cụ Đá quay lưng đi vào nhà, con chó Phú Quốc dường như biết câu trả lời của cụ, quay lưng chạy lên nhà sàn, nằm xuống một góc mắt nhắm lại, đuôi vẩy nhẹ. Cả ba dựa vào dấu hiệu này liền kéo nhau đi lên nhà sàn, tiến vào trong.