Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Sấm Động Trời Nam

Chương 3: Tứ Dạ thánh




Chương 3: Tứ Dạ thánh

Phúc bắt đầu theo lão cao thủ học võ. Ngày nào cũng hai bận sáng và chiều, ông cháu kéo nhau ra bờ đá, bên con thác trên núi.

- Phúc. Cháu phải nhớ. Học võ trước tiên là để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Kẻ học võ trước tiên phải rèn cái tâm hướng thiện, biết yêu điều ngay, cái tốt. Nếu ỷ vào võ nghệ để làm chuyện hại người thì cũng chính là làm chuyện hại mình, dù võ nghệ có cao cường đến đâu cũng chẳng thể cứu nổi bản thân. Luyện võ là phải luyện từ căn cơ, từ bước đi đến hơi thở. Kẻ luyện võ đòi hỏi phải có sự kiên trì, nhẫn lại, dục tốc bất đạt, không thể đòi nhanh được. Trong võ học, ra chiêu không nhanh thì không đánh trúng được, lực chiêu không mạnh thì không phá được. Nhưng nhanh và mạnh không thì chỉ là kẻ võ biền. Võ giả còn cần phải có trí. Tâm tịnh, trí sáng, tùy ý hành chiêu, tùy ý phát lực, vô hình, vô tướng, nhẹ nhàng trầm lắng như nước mà có thể cuốn trôi tất cả. Đó chính là căn nguyên trong võ học của ta. Cháu luôn phải ghi nhớ lấy.

Ngày nào lão cao thủ cũng nhắc đi nhắc lại những điều trên, ghi sâu vào trong tâm trí của Phúc. Nó bắt đầu học võ bằng những bài tập căn bản như băng núi, leo vách đá hay lặn thác nước...

Suốt sáu tháng đầu, lão cao thủ không hề truyền dạy một ngón quyền cước nào, mục đích để rèn sự kiên trì, khổ luyện. Phúc tuy còn nhỏ nhưng cũng hiểu việc này. Nó răm rắp tuân theo yêu cầu của ông, không hề tỏ sự chán nản, bực bội.

Sau sáu tháng, đã cảm thấy hài, lão cao thủ bắt đầu truyền dạy võ thuật:

- Phúc. Quyền pháp của ta tâm phải tĩnh nhưng quyền phải động, dùng sự linh hoạt của thủ pháp, biến chuyển giữa quyền, chưởng, đao, kiếm, trảo để chiếm lợi cho mình. Thuận quyền thì dùng quyền, thuận chưởng thì dùng chưởng, lợi đao thì dùng đao, lợi kiếm thì dùng kiếm, hợp trảo thì dùng trảo. Như ngũ hành trong trời đất, vận động không ngừng, biến chuyển không nghỉ, tương sinh tương khắc. Ứng với quyền, chưởng, đao, kiếm, trảo, mỗi ban võ nghệ, ta sẽ dạy cháu một bài võ. Chỉ cần nắm được cái cốt yếu, không cần nhớ lấy chiêu số.

Từ đây, Phúc say sưa tập luyện võ nghệ. Nó tập từ đông sang hè, từ năm này qua năm khác, với niềm say mê bất tận. Trong thời gian đó, cô Hiền cũng sinh cho nó hai người em, một trai một gái, tên Lộc và Hoa. Căn nhà nhỏ giữa núi rừng giờ đây đã rộn ràng tiếng trẻ, tràn đầy sinh khí.

Trong cái giá lạnh tê tái của miền sơn cước, bên bếp lửa hồng, chum rượu, lão Hổ kể lại:

- Mấy hôm trước lên trấn thấy dân tình khổ quá. Đâu đâu cũng có người xin ăn. Chưa kể người Tống không chịu được tô thuế bên kia, cũng chạy nạn sang đất Việt, tới đây hết sức không đi tiếp được, thành lại càng đông, không tiền bạc, không chỗ trú chân.

Phạm Văn tiếp lời:

- Cường hào, tham quan thì ở gần mà cái đức của thiên tử lại ở xa. Các châu, động vùng cao thì càng được thể, tri châu, quan mục như vua riêng một cõi, mặc sức thu vét, ăn chặn của dân, đám động chủ, hào trưởng, tộc trưởng cũng tranh thủ kiếm lợi cho riêng mình, chỉ có dân đen là đói khổ. Phải chăng có tay quan mục, tộc trưởng nào chịu phát chẩn hay thu nạp dân chúng lúc này cho qua cái cơn đói rét.

- Mẹ chúng nó – Lão Hổ chửi đổng. Cái lũ ấy mà biết vậy thì dân đã chẳng khổ. Chắc đợt này lại phải lên trấn, lấy ít gạo của chúng để phát trẩn cứu đói cho bá tánh.

Gọi là lấy, thực ra là đi ă·n t·rộm, nhưng là trộm của đám quan mục, hào trưởng, tộc trưởng. Trước đây, thi thoảng đám bốn người vẫn lẻn vào trộm tiền của của chúng, rồi chia ra phát cho dân nghèo, cứu cái đói trước mắt, vừa để chọc phá đám tham lam hại dân kia. Mọi việc diễn ra trong đêm, vì vậy dân trong vùng truyền tai nhau, gọi là Tứ Dạ Thánh. Từ lúc Hiền bụng mang dạ chửa rồi sinh con, bốn người tạm ngưng lại.

- Cũng lâu rồi chúng ta không làm k·ẻ t·rộm. – Phạm Văn đồng thuận.

- Vậy mai ba ta cùng đi – Minh hưởng ứng.

Thấy ba người rủ nhau, Phúc cũng hiếu kì xin theo:

- Cho cháu đi với.

- Không được, việc này của người lớn, trẻ con không đi được – Minh gạt đi.

- Cháu cũng lớn rồi mà.

- Phúc. Cháu ở nhà chơi với hai em, trông hai em giúp cô.

Minh và Hiền thì nhất quyết từ chối, nhưng lão Hổ lại thấy thích thú:

- Cho thằng Phúc đi cùng được đấy. Nó cũng độ hơn mười rồi, thân thủ cũng không phải xoàng. Mà xét về võ nghệ, nó còn hơn cả chú Minh đấy. Thêm người thì càng trôm chỉa được nhiều hơn, cũng là một lần đi mà.

Phạm Văn nửa đùa hùa theo:

- Nó cũng là tay trộm có nghề đấy. Mấy nay cái con dao găm của ta đâu rồi.

Vừa nói, Phạm Văn vừa rướn người về phía thằng bé, tỏ vẻ tra hỏi. Phúc vội vàng khai báo:

- Nó đây ạ. Hôm bữa cháu mượn của chú để gọt con ngựa gỗ cho các em.

Rồi nó móc từ trong túi ra một thanh dao găm cùng với bức tượng ngựa gỗ nho nhỏ. Vừa trả vật, nó vừa xuýt xoa khen:

- Phải có con dao sắc này cháu mới gọt được. Nó cắt gỗ ngọt lắm.

Rõ ràng Phúc cố ý đánh trống lảng. Tất thảy mọi người cùng phá ra cười vì sự tinh ranh và ngộ nghĩnh của thằng bé.

Chỉ có lão cao thủ là trầm ngâm không nói, tỏ vẻ không ưng thuận. Trước nay việc mấy người đi trộm của tham quan để phát cho dân nghèo lão cũng biết và không để ý đến. Nhưng bây giờ thằng Phúc lại đòi đi. Nó đang bé, lão cũng không thích nó mang võ nghệ lão dạy để đi làm việc t·rộm c·ắp. Lão Hổ tinh ý nhận ra, liền huých tay Phạm Văn rồi phân trần:

- Tham quan vô lại khiến dân chúng phải chịu khổ cực. Còn lúc ta ở bên kia thì đã chém đầu chúng rồi. Ngặt một điều chém tên này thì tên khác lại lên, mà ta cũng không thể lại trốn chạy nữa được. Thành ra muốn giúp dân chúng trước mắt chỉ có cách trộm tiền của mấy tên tham quan để chia phát cho dân nghèo. Hạ cấp, lưu mạnh cũng không xá gì.



Phạm Văn nói thêm:

- Muốn thay đổi thực sự thì phải đợi phúc đức của vua trên phủ độ tới, lựa chọn được tay quan thanh liêm, biết lo cho dân. Những kẻ phiêu dạt như chúng ta cũng không thể làm gì hơn. Việc chúng ta làm cũng là cứu giúp dân chúng, đâu thể xếp vào lưu manh, hạ cấp được. Lão tiền bối, lão để thằng Phúc đi cùng với chúng tôi, sẽ không có chuyện gì xảy ra đâu.

Lão cao thủ im lặng. Phúc liền xà tới, níu tay áo lão, nài nỉ:

- Ông vẫn dạy cháu phải luôn làm điều tốt, giúp đỡ mọi người. Việc này cũng là để cứu giúp những nguời đang phải chịu đói rét, ông cho cháu đi cùng các chú nhé.

Lão cao thủ xoa đầu thằng bé, ôn tồn đáp:

- Ta chỉ sợ việc này nguy hiểm cho cháu. Cháu còn nhỏ, dễ xảy ra bất trắc.

- Cháu học võ của ông rồi mà – Phúc nhanh miệng đáp.

- Lão tiền bối không cần lo lắng – Phạm Văn tiếp lời. Phúc nó võ nghệ không phải dạng tầm thường. Hơn thế chạm mặt toàn là lính lác, tuần binh, một vài tên cũng không khó gì.

- Đúng vậy. Mấy tên lính gác thì chỉ vỗ nhẹ là ngủ tới sáng, lão già khéo lo – Lão Hổ vỗ ngực tự tin.

Ba người vận động, thuyết phục một hồi, cuối cùng lão cao thủ cũng đành gật đầu chấp thuận. Sáng hôm sau, bốn người lão Hổ, Phạm Văn, Minh và Phúc lên đường. Đi ngựa quá nửa ngày thì đến được thị trấn. Đối tượng được chọn là tư gia của một tay hào trưởng giàu có, chuyên cấu kết b·uôn l·ậu hương liệu, lụa là vải vóc với người Tống. Trong nhà lúc nào cũng có mười bốn, mười lăm người ở, quá nửa có biết chút ít võ công, phụ trách gác cổng và tuần tra, canh gác bên trong.

Giờ tý canh hai.

- Phúc, cháu phải theo sát bọn ta nhé. Tuyệt đối không được phát ra tiếng động.

Lão Hổ thì thào, đồng thời vẫy tay ra dấu. Từ trên vách đá, bốn người men theo tường rào nhảy vào sân sau, tránh được đội tuần gác phía ngoài.

- Bộp. Bộp.

Lão Hổ vỗ lên hai tiếng. Hai tên lính gác b·ị đ·ánh mạnh vào gáy, đổ gục xuống b·ất t·ỉnh. Minh nhanh chóng kéo chúng giấu vào góc tối. Rồi lão Hổ chỉ nhanh tay về mấy tòa nhà xung quanh, phân công nhiệm vụ từng người. Phúc sẽ theo Phạm Văn, từ cửa sổ trèo ngược vào căn đại điện phía trước. Ở đấy thường có lắm đồ quý mà tay hào trưởng trưng ra để khoe với khách đến nhà. Minh sẽ lo hai dãy nhà ngang, còn Lão Hổ sẽ phụ trách gian nhà chính phía sau. Bốn người như những con sóc, mau lẹ tỏa ra.

Phúc cùng chú Phạm Văn nhảy qua cửa sổ, vọt vào trong. Một tòa đại điện rộng lớn, chính giữa là nơi thờ tự, hai bên sườn dùng để thưởng trà, tiếp khách. Dưới ánh đèn thờ yếu ớt, Phúc đưa mắt quét qua toàn bộ cảnh vật xung quanh. Những hàng cột bề thế, chắc nịch đỡ lấy hai tầng mái cao rộng. Hoành phi, câu đối, những họa tiết hoa văn tinh xảo trạm trổ trên xà, kèo cột. Những món đồ thờ tự sơn son thếp vàng, lư đồng mâm ngọc lung linh. Hai bên tả hữu là hai bộ trường kỷ đen hụi, lấp lánh ánh bạc sơn mài. Trên tường, những bức tranh tứ quý, sừng hươu, tù và, cung nỏ, bảo kiếm treo ngổn ngang.

Đối với Phúc, lần đầu được vào một chốn xa hoa như vậy khiến nó bị thu hút. Thằng bé ngây người ra, ngắm nhìn mọi thứ đồ vật có trong tòa nhà. Bất giác, những quá khứ lờ mờ hiện về trong tâm trí, những khung cảnh mơ hồ nhưng thân thuộc. Nó đã từng ở trong ngôi nhà như thế. Nhà của nó trước đây, có bố mẹ, có ông bà ... Cảm giác mất mát, trống rỗng dâng lên.

Đúng lúc này, một cái vỗ má của Phạm Văn làm nó sực tỉnh. Y chỉ tay về phía mấy bức tranh quý, ra hiệu. Phúc hiểu ý, nhanh chóng gỡ xuống, gấp lại và đút gọn vào trong túi. Rồi Phạm Văn đánh mắt về phía trường kỷ. Trên đó có hai con tượng nhỏ, hình thù kì dị, một đá một gỗ. Con tượng đá phát ra ánh sáng xanh nhạt, lờ mờ trong đêm tối. Còn con tượng gỗ thì tỏa ra hương trầm phảng phất. Cả hai cũng nằm gọn trong túi. Rồi tù và, bảo kiếm... Sau một hồi, cả túi của Phạm Văn và Phúc đều được nhét đầy các món đồ quý giá. Hai người khẽ khàng theo đường cửa sổ, thoát ngược ra sân sau, cũng vừa lúc lão Hổ và Minh xong việc. Cả bốn nhanh chóng men theo tường rào, phóng ngược lên vách đá theo đường lúc trước đột nhập vào. Chuyến đi này khá, lão Hổ vừa vỗ vỗ túi tiền chôm được vừa hỉ hả:

- Cũng được trăm quan, chia được cho kha khá người. Hà hà. Tổ cha cái thằng hào trưởng này, nó đi ngủ, vợ lớn vợ bé ôm ấp hai bên mà vẫn không quên dắt theo cái chìa khóa bên hông. Làm lục tìm hết cả phòng. Không thấy nó là đi tay không chuyến này rồi. Toàn bộ tiền hắn để hết trong tủ khóa.

Minh thì chỉ thó được mấy đồng, hậm hực lên tiếng:

- Có phải do hắn ki kiết không mà đám thê th·iếp, gia nhân người ở chẳng mấy ai có một đồng trên người. Mà hắn cũng nhiều thê th·iếp thật.

- Chắc chú Minh bận lục người mấy cô thê th·iếp, vợ bé mà quên mất việc chính. Của giời trải ra trước mặt, kể cũng khó cho chú.

Nói rồi Phạm Văn cùng lão Hổ phá lên cười. Minh thì vội vã thanh minh:

- Hai bác nói vậy chứ em nào có ham. Em chỉ sợ Hiền thôi. Nàng ấy mà nghe được thì em biết giải thích thế nào.

- Không nói. Nhất định sẽ không nói cho cô Hiền biết đâu. Nhà có mình cô ấy là nữ công. Cô ấy mà giận dỗi gì chú, ai nấu cơm cho bọn ta ăn đây.

Rồi tất cả lại cười khoái trí. Thoáng chốc phi ngựa, mấy người đã thoát đi, cách tư gia của tay hào trưởng tội nghiệp kia chừng hai dặm. Cả bốn tạt vào một ngôi miếu hoang bên đường. Trong miếu, gần ba mươi con người rách rưới đang chen chúc, ôm ấp nhau để tránh cái giá rét bên ngoài. Phúc theo chân lão Hổ nhanh chóng phân phát một phần số tiền vừa trộm được. Rồi tiếp đến là những người lang thang, đang co quắp, ngủ gục hai bên đường. Tất cả đều b·ị đ·ánh thức bởi thanh âm leng keng của tiền đồng rơi trên nền sỏi đá. Đến khi họ nhận ra thì cả bốn đã cưỡi ngựa bỏ đi. Đám người cùng khổ chỉ biết quỳ gối, vái lạy cảm tạ theo bóng người ngựa đã khuất xa.

Ra đến đầu trấn cũng là lúc tiền vừa phát hết. Trời bắt đầu sang canh, tiếng gà gáy vang vọng. Lão Hổ nói:

- Dân đen khổ cực vẫn còn nhiều quá. Từng ấy tiền coi bộ không thể giúp hết được.

- Vậy tối mai ta lại đi lấy tiếp – Phúc nhanh nhảu.

- Không được, sau đêm nay kiểu gì mấy tay quan mục, hào trưởng trong trấn cũng tăng cường lính gác, tiền của cũng cất giấu kỹ càng hơn.



- Đúng vậy. Phúc, cháu nên nhớ việc làm của chúng ta vẫn chỉ là t·rộm c·ắp, không thấy vậy mà cứ làm thêm lần, quen tay quen tính là không được.

Phạm Văn và Minh cùng lên tiếng. Phúc biết hai người đang răn dạy mình, liền đáp:

- Cháu hiểu rồi ạ. Việc này cũng là do muốn cứu giúp người nghèo đói mới phải làm.

- Đúng vậy. – Lão Hổ thêm vào. Chúng ta cũng chỉ lấy của bọn tham quan. Những đồng tiền bất chính của chúng có được là từ dân chúng mà ra, ta lấy một ít của chúng đem trả lại cho dân. Đợt này đồ quý hai chú cháu lấy cũng được nhiều, ít hôm nữa, ta qua bên Tống một chuyến, bán lấy tiền để sau lại cứu giúp dân nghèo. Mấy món này quanh vùng không bán được chỗ nào cả, lộ ra là b·ị b·ắt bớ ngay. Nhân tiện ta về thăm qua ông bà một chút, cũng mấy năm rồi.

Phúc nghe thấy vậy đoán là sắp được sang bên đất Tống, hí hửng hỏi:

- Cháu cũng được đi cùng chứ ạ?

- Ừ. Cho cả cháu sang bên đấy chơi một chuyến cho biết đây biết đó. Nhưng cũng chưa đi ngay được đâu, đợi thu xếp một số việc đã.

- Tuyệt vời – Phúc reo lên. Cháu sẽ rủ cả ông đi cùng nữa cho vui.

- Việc đấy ta e là khó đấy. Thôi giờ đói rồi. Xuôi xuống dưới kia nay đến phiên chợ, ta làm ít rượu thịt cho ấm cái bụng đã. Tiện thể cũng kiếm cho thằng Phúc con ngựa, hôm này phải đi xa, mỗi người một ngựa cho ngựa đỡ mỏi.

Rồi cả bốn cùng phi nhanh xuống theo con đường mòn quấn quanh núi. Khu chợ nằm ở lưng chừng, trên khối đá lớn chìa ra, chênh vênh với mây trời. Đúng ngày vào phiên, nơi đây tấp nập, nhộn nhịp người qua lại. Trai gái đến tìm bạn tình, người Thái, người Mường, người Mông có đủ cả. Cái đói ập đến sau một đêm hoạt động sôi nổi khiến bốn người không thể bóp bụng lâu hơn được nữa. Tất cả xà ngay vào góc chợ, gọi cho mình một bữa ăn thật thịnh soạn. Một con gà đen nóng hôi hổi, nước mỡ vàng ngọt thỉu tứa ra, một bát thắng cố dậy mùi của thảo quả, hạt dổi, hoa hồi và quế, hơi bốc nghi ngút, rồi cả tá thứ hổ lốn có trong cái vạc đang sôi sùng sục. Chưa bao giờ Phúc ăn nhiều đến thế. Cái bụng no làm nó quên đi cảm giác lạnh và sự mệt mỏi. Trong khi đó, lão Hổ, Phạm Văn và Minh thì say sưa bên bầu rượu. Lão Hổ vẫn không quên nhắc lại chuyện khi nãy, giọng tếu táo:

- Chú Minh. Thật là mấy em đó để yên cho chú lục tiền, không phản ứng gì à?

- Bác Hổ. Mấy người đó ngủ say sưa, có biết gì đâu – Minh thật thà trả lời.

- Đành là vậy, nhưng chẳng lẽ lại không biết gì? ...Cũng phải có gì chứ? - Lão Hổ vẫn giả đò tra hỏi.

- Thật mà. Em cũng khẽ khàng lắm.

Thấy Minh vẫn thật thà mà đáp, Phạm Văn lại thêm vào:

- Bác Hổ. Có khi người ta cứ để kệ thế. Bác nghĩ xem, lão đấy nhiều vợ lớn vợ bé thế, cũng chỉ tắc cụp. Khô hạn gặp mưa rào, đang đêm lại có chú Minh mò vào như thế, hô hoán lên để chú sợ chú chạy mất thì còn gì nữa, phải không.

- Đúng đúng. Hà hà.

Cả Phạm Văn và lão Hổ cùng cười phá lên. Lúc này Minh mới nhận ra mình bị trêu đùa, bèn gượng gạo chữa ngượng:

- Hai bác lại trêu em rồi. Rượu ngon đồ ngon thế này, uống đi nào hai bác.

Rồi quay sang bên Phúc:

- Lát nữa chú đưa cháu đi xem ngựa nhé.

Mặt trời l·ên đ·ỉnh núi, sương mờ giãn ra cũng là lúc cuộc rượu kết thúc. Phúc được ba người đưa đến một góc khác của chợ, nơi cả tàu ngựa đang chờ bán. Bốn người đi vòng vòng, ngắm nghía kĩ càng từng con. Cả thảy có hơn chục chú ngựa, đều là giống bản địa của người Mông, nhỏ thó nhưng bền bỉ, dẻo dai, có khả năng trèo đèo lội suối tốt và rất giỏi thồ hàng. Khỏi phải nói, Phúc thích thú ra mặt. Nó leo lên từng con một, luồn tay vào bờm ngựa và nắm thử dây cương. Tiếng ngựa hí làm nó khoái trí. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng thằng bé đã là một tay cưỡi ngựa cừ khôi. Sau một hồi ngắm nghía, nó đặc biệt bị thu hút bởi một chú ngựa cao lớn, có bộ lông đen tuyền, đang được cột phía xa, tách hẳn với đám còn lại. Chủ nó là một ông lão, có lẽ không phải dân chuyên lái ngựa. Phúc liền kéo ba người tới xem:

- Bờm dựng, ngực nở, chân thẳng, đùi sau gọn gàng săn chắc. Cũng khá đấy.

Lão Hổ nhận xét trước. Phạm Văn tiến tới, một tay nắm lấy dây cương, tay còn lại vuốt dọc theo dải bờm. Con ngựa lùi lại, thở phì phì thành tiếng, húng hoắng giằng dây cương.

- Một thanh niên mới lớn, có vẻ ngổ ngáo bất kham đấy. Khó mà thuần phục ngay được - Phạm Văn nhận xét. Phúc, cháu thấy thế nào.

- Cháu thích nó.

Phúc trả lời không chút do dự. Sự thu hút từ cái nhìn đầu tiên, rồi cảm giác kích thích khi phải thuần phục khiến thằng bé càng muốn có được.

- Để cháu cưỡi thử nó xem sao.

Rồi hí hửng leo tót lên ngựa, hai chân thúc mạnh, tay giật dây cương, miệng hô lên:

- Ngựa ngoan, đi nào.

Con ngựa cứ thủng thẳng, không chịu bước đi. Phúc lại thúc lần nữa. Nó vẫn trơ ra. Rõ ràng nó không thèm đếm xỉa đến sự có mặt của thằng bé. Sự phớt lờ khiến thằng bé bắt đầu bực bội.

- Có vẻ nó không chịu để cháu cưỡi rồi. Ta chuyển ra xem con khác xem sao. – Lão Hổ nói.



- Không. Cháu chỉ muốn con này thôi.

Phúc quả quyết, rồi lại lấy hết cái sự bực bội mà thúc một nhát thật mạnh. Bị thúc đau, con ngựa lập tức lồng lên, tung vó hí vang trời. Rồi lại đá hai vó sau lên, có ý hất thằng bé xuống. Bên ngoài, lão Hổ và Phạm Văn vừa né vó ngựa, vừa hô lên:

- Cẩn thận.

Trên lưng ngựa, dù nghiêng ngả nhưng Phúc vẫn giữ chắc dây cương, hai chân ghì chặt. Đột nhiên, con ngựa cứng đầu phi thẳng về phía đám đông. Cả tàu ngựa xung quanh cũng bị kích động, con nào con nấy đều tung vó hí lên, rồi c·ướp cương toan chạy, tạo nên cảnh hỗn loạn. Sự việc diễn ra quá nhanh, cả ba người không kịp phản ứng, lão Hổ lo sợ gọi với theo:

- Nguy hiểm. Phúc. Mau xuống ngựa.

Mặc tiếng gọi của lão Hổ, Phúc vẫn bám riết không rời. Con ngựa lao vào giữa dòng người nhộn nhịp, rồi thoát ra phía cổng chính, phi nhanh theo đường độc đạo hướng xuống chân núi.

- AAAA......

Phúc la lên. Thằng bé như ngọn cờ xí buộc vào dây cương, cả thân người bị cuốn theo nhịp phi thần tốc, muốn hãm lại mà không thể. Còn con ngựa bất kham thì càng lúc càng hung hãn, lao đi nhanh hơn. Dường như chưa hất được thằng bé xuống, nó sẽ không dừng lại. Thoáng chốc, cả hai đã xuống gần chân núi. Phúc đưa mắt ngước lên, chỉ thấy một tầng mây u ám đè nặng, khu chợ phiên đã khuất hẳn trên cao, ba người lão Hổ cũng không rõ nơi nào. Lúc này, từ phía dưới xuất hiện một người một ngựa đang phi nhanh lên. Phúc vội vã tri hô:

- Tránh ra. Mau tránh ra. Con ngựa này bị điên.

Con ngựa bất kham càng hăng máu phi hết cước lực. Cả hai cách nhau chưa tới mười trượng, đường đi thì nhỏ hẹp, nếu cứ tiếp tục, ắt sẽ đâm sầm vào nhau.

Thấy vậy, người lạ mặt kia liền thắng dây cương. Con ngựa y cưỡi cũng lập tức dừng lại, đứng mặc nhiên giữa đường. Cả người và ngựa đứng trình ình ở đó, như thể đang đón đợi quân địch lao tới.

Phúc lại hô lên:

- Tránh ra. Mau tránh ra.

Rồi lấy hết sức lực, gồng người cố thắng cương. Con ngựa bất kham cũng lập tức phản kháng. Nó giật ngược thằng bé về trước, rồi tung vó nhảy chồm tới chỗ người lạ mặt kia.

- Á.

Phúc chỉ biết la lên. Tưởng như nó sẽ sồ thẳng vào người lạ mặt kia thì bất ngờ, con ngựa cứng đầu dừng khựng lại, dựng ngược lên hí một hơi, rồi chuyển hướng sang bên, không rõ vì lí do gì. Sự chuyển hướng đột ngột khiến nó mất thăng bằng, đổ kềnh ra đường. Phúc cũng vì thế mà bị hất văng đi, lăn lộn mấy vòng trước khi ngã dúi dụi vào vệ cỏ. Toàn thân trầy xước rớm máu đỏ. Cái đau khiến thằng bé rên lên vài tiếng. Nó nhìn sang ngang. Con ngựa bất kham cố ngóc đầu đứng dậy mà không được, có lẽ cũng đang chịu thương tích. Rồi lại ngước mắt nhìn lên. Trước mặt nó là một người đàn ông cao lớn, giấu mình sau lớp áo choàng nâu, chiếc mặt lạ sắt che kín cả khuôn mặt, nón đội chắn ngang tầm mắt. Y sừng sững tọa trên lưng ngựa, ánh nhìn sắc lạnh. Khí độ lẫm liệt cùng sự bí ẩn khiến Phúc có cảm giác lạnh nơi sống lưng. Nó nhớ lại khoảnh khắc trước đó. Mặt dù còn ngựa bất kham kia đã chồm tới trước mặt, tung vó lên thị uy nhưng y vẫn thản nhiên ở đó, lạnh lùng không phản ứng. Một chút căng thẳng, sợ hãi dâng lên. Đúng lúc này, con người bí ẩn quay mặt, thúc ngựa bỏ đi, mặc thằng bé nằm ở đó.

Phúc từ từ đứng dậy, phủi qua quần áo, lau mấy vết xước xát trên người. Nó đến bên ngựa, vỗ về:

- Đồ cứng đầu. Mày sao rồi. Nào, đứng dậy đi nào.

Con ngựa bất kham tập tễnh đứng dậy. Có vẻ nó b·ị đ·au ở chân trước, dù không quá nặng.

- Khi nãy mày sợ người đó nên mới tránh đúng không.

Phúc để ý, con ngựa không còn hung hãn như trước. Có lẽ bản tính hung thú của nó đã bị trấn áp bởi con người bí ẩn kia.

Từ xa, tiếng lão Hổ truyền tới:

- Phúc, nó kia rồi.

Ba người phi ngựa đến bên. Thấy thằng bé mình đầy bụi bặm và v·ết m·áu, Minh lo lắng hỏi han:

- Cháu vừa bị ngã ngựa à. Có đau lắm không. Đâu, chú xem nào.

Rồi vén áo, vạch quần, kiểm tra hết người thằng bé.

- Không sao rồi. Chỉ xước xát bên ngoài, mấy hôm là khỏi.

- Cháu không sao. Nhưng con ngựa này b·ị đ·au ở chân trước.

Phúc trả lời. Nó chẳng biết phải kể thế nào với mọi người về con người bí ẩn vừa gặp khi nãy. Phạm Văn lên tiếng:

- Ta đã bảo rồi, con ngựa này cứng đầu khó bảo, phải thuần hóa trước rồi mới cưỡi được.

- Thôi. Phúc không sao là tốt rồi. Đợi ít hôm ta thuần hóa được xong sẽ cho nó dùng. Giờ thằng bé cứ dùng tạm ngựa của ta. Chúng ta về nhà thôi.

Lão Hổ dứt lời, liền đổi ngựa cho Phúc, bốn ngườithong dong ra về.