Chương 24: Tháp Canh – Cá Sấu Lên Bờ
Lại qua thêm vài ngày, tường bao đã được dựng lên gần một nửa. Ngày hôm nay sẽ tới công đoạn tạo dựng cổng chính của tường bao.
Vốn chỉ kế hoạch tạo dựng một cánh cửa gỗ bình thường, nhưng sự tiến bộ ngoài mong đợi của việc luyện tập nên cung tiễn sẽ sớm được đưa vào sử dụng.
Bởi vậy, Trần Huyền quyết định xây dựng hẳn một cánh cổng dạng có tháp canh gần giống các doanh trại thời xưa mà mọi người hay nhìn thấy trên phim.
Về cấu tạo thì Trần Huyền có thể nhớ một cách đại khái về tổng thể chứ về cấu tạo chi tiết thế nào thì thật sự hắn cũng bó tay, xây dựng vốn không phải điểm mạnh của hắn.
Muốn dựng tháp canh, trước hết phần khung chính phải làm thật chắc chắn, cũng như phải to cao hơn những phần tường khác.
Mà như vậy liền không thể sử dụng các loại cọc gỗ như hiện tại được, cũng may ở vạt rừng phía trước cũng có những thân cây khá lớn đủ điều kiện làm trụ chính để xây tháp.
Những cây này khá lớn, đường kính gần bằng thân người, để chặt ngã một cây có lẽ người bình thường sẽ phải mất cả ngày. Nhưng hiện tại ở đây có hai con quái vật đang ầm ầm t·ra t·ấn mặt đất, nhìn độ p·há h·oại của hai người kia nếu mang đi chặt cây thì đúng là không gì hợp lý bằng.
Cộng thêm việc việc dựng vách gỗ đang dẫn trước khá xa so với việc đắp đất, nên điều động hai cái máy dập kia đi cũng sẽ không quá ảnh hưởng tới tiến độ công trình.
Tốn một buổi sáng, cũng như phá hủy hơn chục cái búa đá, Thạch và Diệp đã đốn hạ được hơn mười thân cây gỗ lớn, cả hai hiện tại đang ngồi bệt dưới đất tựa lưng vào đống gỗ mà thở phì phò như bễ lò rèn. Với sức lực hơn người mà cả hai bây giờ đều mệt thành chó như thế, vậy mới biết nếu giao việc cho người khác thì sẽ trắc trở và tốn thời gian cỡ nào.
Để hai người nghỉ ngơi, Trần Huyền huy động đám người ra khiêng chỗ thân cây kia về, mỗi khúc gỗ đều rất nặng phải dùng tới 4,5 người khiêng. Những dấu chân hằn rõ trên mặt đất đã đủ nói rõ sức nặng như thế nào.
Sau khi đã tập kết vật liệu tại khu vực sắp dựng cổng, Trần Huyền liền đo đạc đánh dấu tại bốn góc mỗi góc đào lên một cái hố. So với độ rộng của tường bao là 2m thì phần tháp canh được làm lớn hơn, mỗi chiều đều rộng 3m.
Các tộc nhân tiến hành đào trên vị trí của Trần Huyền đã đánh dấu cho tới khi sâu xuống khoảng chừng 1m thì dừng lại. Có 8 chiếc hố được đào sẵn như vậy, lần lượt từng cây gỗ lớn được dựng lên, phần chân cột dưới hố được chèn đá, các khe hở cũng được lấp kín bằng cát rất chắc chắn.
Mỗi bên được dựng 4 cột tạo thành hình vuông có diện tích 3m x 3m, hai bên cách nhau tầm 3m. Mỗi bên đều kết nối trưc tiếp tới phần tường bao, ở khoảng trống giữa các cây cột lớn được điền kín bởi các cây gỗ nhỏ hơn, từ mặt đất trở lên cứ cách 1m lại dùng một cây gỗ buộc ngang nối liền các cạnh với nhau để cả tháp canh tạo nên một khối cố định hoàn chỉnh.
Phần rỗng ở giữa cũng được bồi đất đập nện chắc chắn cẩn thận, trên đỉnh mỗi tháp đều được trải một lớp gỗ nhỏ tạo thành mặt sàn có thể để vài người đứng bên trên tiện cho việc quan sát.
Giữa hai tháp cũng được nối với nhau bởi một hàng gỗ trên độ cao 3m có thể làm cầu nối để di chuyển qua lại giữa hai bên.
Về phần cánh cửa, do không có bản lề kim loại, cũng chưa biết cách tạo ra ‘ngàm’ nên việc tạo cửa mở hiện tại là bất khả thi, do cửa sẽ rất lớn và rất nặng, tuy vậy Trần Huyền vốn cũng không tính dùng loại cửa cánh đóng mở mà sẽ dùng loại cửa ván nâng lên hạ xuống giống như các thành trì trong mấy bộ phim c·hiến t·ranh cổ trang.
Dùng những thanh gỗ cỡ bắp chân to dài ghép lại với nhau, buộc lại chắc chắn như chiếc bè gỗ tạo thành một tấm ván rộng hơn 3m dài 4m. Một đầu được buộc chắc chắn vào chân hai bên mỗi tháp canh, phần còn lại được buộc mỗi bên một sợi dây thừng to như cổ tay, kéo dài lên tới đỉnh tháp được buộc vào một con quay gỗ, khi con quay gỗ được quay tròn sẽ kéo theo sợi dây mà nâng lên hoặc hạ xuống tấm ván cửa.
Để làm được hai đoạn dây thừng to và dài như vậy, Trần Huyền đã phải sử dụng gần như tất cả dây thừng bện được của cả bộ lạc.
Cả quá trình dựng tháp cũng như tạo cổng phải mất tới gần 3 ngày mới hoàn thiện, tuy mất nhiều thời gian nhưng nhìn tác phẩm có phần đồ sộ trước mắt, Trần Huyền cũng không nhịn được mà cảm thấy bành trướng trong lòng.
Phần khó nhất đã xong, phần còn lại chỉ là tiếp tục dựng tường bao còn lại. Đã quen việc, nên công việc được các tộc nhân làm rất trôi chảy.
Chạy song song với tường bao bên ngoài là một rãnh rộng 3m sâu 2m vốn được đào để lấy đất lấp vào tường bao. Nhìn tổng quan thì đây khá giống như hình ảnh tường thành và hào nước giống với kiến trúc thành trì thời cổ.
Tuy con hào chỉ rộng 3m có thể dễ dàng nhảy qua, nhưng chỉ cần ở phía chân tường bao cắm đầy cọc gỗ vót nhọn hướng mũi ra ngoài, thì trừ khi mất não chán sống chứ nếu không thì bố bảo cũng chả ai dám nhảy vào bãi chông này.
Một khi tường bao cùng con hào được hoàn thành, thì chỉ cần mỗi mấy chục mét sắp xếp 1 người cầm cung canh gác, dù có bao nhiêu người tới đi nữa cũng sẽ trở thành bia ngắm để tộc nhân Viêm bộ tập bắn.
Vấn đề an toàn về cơ bản sẽ được giải quyết, chỉ cần không tùy tiện đi ra ngoài Viêm bộ sẽ trở nên gần như bất khả x·âm p·hạm.
Còn chưa kể có một điều Trần Huyền vừa mới nghĩ tới đó là một khi con hào được hoàn thành thì chỉ cần đào một kênh dẫn nước từ sông vào là đã tạo ra một hào nước, vừa có tác dụng phòng thủ lại vừa có thể tận dụng nuôi cá khi bắt được quá nhiều từ sông lên. Bộ lạc sẽ có thể ăn cá tươi bất cứ lúc nào, chứ không nhất thiết phải đem tất cả làm thành cá khô như trước nữa.
Rất nhiều ý tưởng hay ho dần hiện nên trong đầu Trần Huyền làm hắn càng lúc càng trở nên hưng phấn, khuôn mặt cũng dãn ra theo nụ cười càng lúc càng tươi trên mặt.
Bỗng một tiếng hét kinh hoàng từ xa vọng đến kéo giật Trần Huyền về với thực tại.
“Chạy.. chạy… hung thú, hung thú! ”
Tiếng la hét thất thanh vang lên từ hướng bờ sông, làm đám người đang xây dựng cũng như luyện tập tất cả đều dừng tay nhìn về phía âm thanh hỗn loạn truyền đến.
Từ phía bờ sông, đám người phụ nữ nhốn nháo bỏ chạy, có người còn vì quá vội vã và sợ hãi mà ngã nhào xuống đất, cũng không dám dừng lại mà vừa bò vừa kêu gào ầm ĩ, khung cảnh diễn ra hết sức hỗn loạn.
Phía sau đám người là một con vật to lớn đen thùi lùi đang đuổi theo phía sau, đứng cách xa cả mấy trăm mét Trần Huyền cũng có thể nhìn ra đại khái hình dáng của một con cá sấu đang bò đuổi theo đám người.
Phản ứng nhanh hơn người khác, cả ba người là Thạch, Trùng và Diệp đều đã vận sức chạy hết tốc lực về phía đám người phụ nữ đang kêu cứu.
Đến giờ này mới kịp phản ứng, Trần Huyền cùng đám người cũng vội vã đuổi theo phía sau.
Ra tới nơi, cũng không kịp quan tâm tới cảnh chiến đấu trước mắt, Trần Huyền nhanh chóng xem xét tình hình đám phụ nữ, cũng may không có ai b·ị t·hương quá nặng, chi đa phần là xước xát do v·a c·hạm cũng như vấp ngã.
Thở phào nhẹ nhõm vì không có ai gặp thương hại nghiêm trọng, lúc này Trần Huyền mới hướng ánh mắt về tình hình chiến đấu trước mặt.
Lúc này đám người chỉ dám đứng từ xa quan sát, không có ai dám tiến lại gần do tình hình trước mắt quá nguy hiểm.
Trong khu vực trung tâm hiện tại là hình ảnh đang quần nhau của Thạch và con thú khổng lồ
Con cá sấu này phải dài trên dưới 10m, bề ngang cũng phải 2m chứ chả ít, rất giống cá sấu hiện đại nhưng to lớn hơn nhiều, riêng phần mõm phải dài gần 2m bên trong là hàm răng sắc bén, chi chít dọc theo chiều dài hàm.
Toàn thân đen kịt, trên phần lưng là phần vảy cứng thô dày kéo dài từ đầu tới tận đuôi.
Nhìn tới đây Trần Huyền vốn đã khẳng định đây là cá sấu tiền sử ( Sarcosuchus ) nhưng kì lạ là phần đuôi của con này lại không như cá sấu bình thường.
Phần đuôi dài thô to ở phần cuối tách thành 2 nhánh như lưỡi rắn, nhìn kĩ đây không phải da thịt mà như 2 chiếc sừng.
Nhìn thấy phần đuôi này Trần Huyền liền nhận ra ngay chiếc đao xương của Thạch từ đâu mà tới, chắc chắn là đến từ phần đuôi của con vật này.