Cùng lúc đó Á Lịch Sơn Đại VII cũng đang triệu kiến cha cố Thang Nhược Vọng ở Sử Đồ cung.
Á Lịch Sơn Đại VII dựa lưng vào ghế, ông không thích vị truyền giáo sĩ trông sạch sẽ quá mức này, mặc dù những truyền giáo sĩ này là người không thể thiếu của Phạm Đế Cương (Vantican), nhưng cái nhìn của ông với Thang Nhược Vọng không tốt, nhất là khi ông ta thổi phồng cái quốc gia phương đông quá mức.
“ .... Cương vực đế quốc Lam Điền lớn hơn toàn bộ Châu Âu, quân đội của họ rất cường đại, hoàng đế của họ anh minh tới mức làm người ta sợ hãi ...”
Á Lịch Sơn Đại không ngăn cản những lời hùng hồn của Thang Nhược Vọng, vì ở đây còn có rất nhiều hồng y đại giáo chủ.
Thực sự quản lý giáo hội không phải giáo hoàng, mà là những hồng y đại giáo chủ kia.
Những hồng y đại giáo chú không cách nào tưởng tượng một quốc gia lớn bằng Châu Âu, có gần 200 triệu nhân khẩu là thế nào.
“ Giáo hoàng, tôi không tin trên thế gian có quốc gia như thế, nếu có quân đội của họ đã tới Châu Âu rồi, vì theo lời cha xứ Thang Nhược Vọng nói, quân đội của họ rất cường đại, quốc gia của họ rất giàu có, tới mức khó tin.” Một hồng y giáo chủ Thụy Điển không đợi Thang Nhược Vọng nói hết đã cắt lời:
Một đại giáo chủ già nua khác nói:” Bọn họ tới hai lần rồi.”
Hồng y Thụy Điển nhíu mày:” Sao tôi không nhớ.”
Hồng y già thở dài:” Xem ra ông quên "A Đề Lạp" (Attila), cũng quên Thành Cát Tư Hãn.”
Hồng y Thụy Điển lập tức hỏi:” Là họ à?”
Thang Nhược Vọng lắc đầu:” Giáo hoàng, không phải họ, vương triều Đại Minh bây giờ còn hung mãnh hơn cả A Đề Lạp và Thành Cát Tư Hãn, tôi tận mắt chứng kiến quân đội của họ, quân kỷ nghiêm minh, trang bị cực tốt. Giáo hoàng, nếu không kêu gọi Châu Ân kết thúc nội chiến, thống nhất đối ngoại, bọn họ sẽ đánh tới Châu Âu.”
Hồng y Anh nói:” Bọn họ đã tới rồi, nhưng chỉ là sứ giả, thương nhân, bá tước Nạp Nhĩ Tốn nước Anh đã chiến đấu với người Minh và thất bại, ông ấy có gửi thư về miêu tả tỉ mỉ cuộc chiến, một binh đoàn tinh nhuệ của đế quốc Đại Anh toàn bộ chiến tử trên hòn đảo nhỏ.”
Trong đại điện tức thì có tiếng rì rầm bàn tán, nhiều người chưa biết tin này.
“ Ngươi ở nước Minh truyền bá vinh quang của chúa 30 năm, có thu hoạch gì không?” Á Lịch Sơn Đại VII không có hứng với chiến tranh giữa nước Anh và nước Minh, nước Anh dập không nổi tân giáo, còn để đám dị giáo đồ chặt đầu hoàng đế, cho nên nghe nói quân Anh bị thua, còn thấy đó chưa chắc đã là chuyện xấu.
“ Thưa giáo hoàng, tôi không có quá nhiều công tích, chỉ xây được một giáo đường trên Ngọc Sơn, ngọn núi linh hồn của nước Minh, giáo đường đó còn được mang danh hiệu hoàng gia, có thể nói nó đứng đầu trong toàn bộ giáo đường phương đông.” Thang Nhược Vọng tất nhiên không kể cuộc sống như tù đồ của mình ở Đại Minh:
Á Lịch Sơn Đại hồ nghi về Thang Nhược Vọng, ông ta không quen thuộc phương đông, trong mắt ông ta, phương tây mới là trung tâm văn minh thế giới, còn lại không đang luận.
Có điều Thang Nhược Vọng có chuẩn trước.
Mở một cái rương mang theo bên cạnh ra, lấy một quyển trục mời hai vị mục sư trẻ mở từng chút một, bức tranh hoành vĩ dài tới 20 mét xuất hiện.
Trên tranh là ngày Thánh Đản bách tính Ngọc Sơn lên Quang Minh Điện chúc mừng.
Vì bức tranh này Thang Nhược Vọng tổng cộng hao phí một vạn chín nghìn đồng bạc tệ ... Để mua vô số rượu ngon thức ăn cùng món quả nhỏ, đồng thời quảng cáo mời bách tính trong thành Ngọc Sơn kéo nhau lên điện Quang Minh ăn uống chơi bời.
Tất nhiên cũng bỏ 200 đồng bạc mời mấy chục họa sư cao minh vẽ lại cảnh đêm đó, cuối cùng thành bức tranh này.
Trên bức tranh, hoa sư dùng thủ pháp tả thật của bức Thanh Minh Thượng Hà Đồ, mỗi cành cây ngọn cỏ, mỗi con người, mỗi con gia súc, mỗi cửa hiệu, mỗi tảng đá, đều vẽ sống động như thật.
Không chỉ thế, trong bức tranh này còn vẽ trạm xe lửa Ngọc Sơn, thư viện Ngọc Sơn, cùng với tàu hỏa phụ khói trắng đưa người lên sơn cốc.
Á Lịch Sơn Đại VII cùng các vị hồng y đi qua bức tranh, vừa thảo luận vừa nghe Thang Nhược Vọng giải thích.
Thang Nhược Vọng đã quen với cuộc sống thường nhật ở Ngọc Sơn, nhưng sau khi được vẽ lên tranh, đưa tới La Mã, ngay ông ta cũng trở nên kích động.
“ Đây là thành thị phồn hoa nhất ở nước Minh sao?” Á Lịch Sơn Đại VII cố áp chế nhịp tim cuồng loạn hỏi:
Thang Nhược Vọng liên tưởng tới thành thị u ám bẩn thỉu ở Châu Âu, khẽ thở dài:” Thưa giáo hoàng, đây là ngọn núi, trên đó chỉ có một thư viện, một viện nghiên cứu vũ khí và các chùa miếu hùng vĩ, không có gì khác. Dưới ngọn này có một tòa thành, gọi là thành Ngọc Sơn, gia tộc hoàng đế hiện nhiệm sinh ra ở đây, cách đó 100 dặm là tòa thành cực lớn vượt xa La Mã, tên là Trường An. Trong tòa thành đó có 150 vạn nhâu khẩu, tòa thành lớn như vậy ở Đại Minh có ba cái nữa là Yến Kinh, Nam Kinh và Quảng Châu.”
“ Đô thành bọn họ ở đâu?” Á Lịch Sơn Đại VII xem hết tranh về chỗ ngồi mân mê quyền trượng của mình hỏi:
“ Bọn họ ở bốn hướng đông tây nam bắc đều có đô thành, chính là bốn tòa thành nhân khẩu trên 100 vạn, chỉ có điều hoàng đế hiện nhiệm không thích ở hoàng cung lớn trong đô thành, thích ở trong hành cung nhỏ.”
A Lịch Sơn Đại trầm ngâm rất lâu mới nhìn các hồng y bàn tán nãy giờ:” Các ngươi nhìn nhận thế nào về nước Minh?”
Hồng y Pháp Bố Lỗ Ngõa đi tới:” Thưa giáo hoàng, tất cả mới chỉ là nghe nói, tất cả chỉ từ miệng Thang Nhược Vọng mà ra, mà chúa toàn năng đã nói với chúng ta, nếu muốn biết chân tướng, phải tự mình đi nhìn.”
“ Ai có thể làm con mắt của ta?”
Một vị hồng y già từ trong đám đông đi ra:” Giáo hoàng, tôi có thể làm tai mắt của người.”
“ Ông muốn đi nước Minh à?” Á Lịch Sơn Đại VII không đồng ý ngay mà hứng thú nhìn vị hồng y ăn mặc rách rưới này:
“ Thân là khổ tu sĩ, đôi chân của tôi phải đi khắp nơi truyền bá vinh quang của Chúa.”
Thang Nhược Vọng thấy đoàn trưởng của khổ tu đoàn đã bước ra liền không nói nữa, ông biết chỉ bằng vào lời của mình không thể khiến giáo hoàng tin, cần một người phẩm đức cao vời không tì vết nào đứng ra, theo ông ta về Đại Minh, đem hiện trạng Đại Minh nói với giáo hoàng.
“ Cáp Duy Tích, ông có thể đi thì tốt quá rồi, chúng ta sắp phải đối diện với một kẻ địch cường đại, nhưng chúng ta lại không biết gì về kẻ địch đó, ta cần ông đi phương đông một chuyến, dùng đôi mắt của ông, đôi tai của ông, tâm tư của ông để suy nghĩ. Chỉ có thể chúng ta mới có thể nhanh chóng điều chỉnh phương pháp ứng phó, lần này cho ông mang theo 20 khổ tu sĩ ...” A Lịch Sơn Đại VII nói xong như đã mệt, khép mắt lại:
Thang Nhược Vọng theo các hồng y ra ngoài, trong căn phòng chỉ còn lại hai mục sư cầm bức tranh đứng đó, những người chướng mất đã đi cả, Á Lịch Sơn Đại mới mở mắt, lần nữa đi tới trước bức tranh, không nhìn giáo đường đứng trên ngọn núi tuyết mà nhìn tàu hỏa đi xuyên qua hẻm núi.
“ Không ngờ người Minh sử dụng máy hơi nước như thế này rồi.”
Đám Kiều Dũng, Trương Lương không tìm ra được cơ hội vào Sử Đồ Cung, mà dù có vào được cũng vô ích, cung điện đó rất lớn, không cách nào tìm được giáo hoàng trong đó.
Không biết vì sao Kiều Dũng thực sự muốn giết giáo hoàng, không phải vì vừa đăng cơ đã thả ngài Địch Tạp Nhĩ, cũng không phải giáo hoàng đăng cơ tuyên bố tước đoạt một phần quyền lực tòa án tôn giáo, mà từ một loại trực giác.
Hắn cảm thấy không giết giáo hoàng sẽ phạm sai lầm vô cùng lớn.
Nhưng dù thương lượng thế nào cũng không ra kết quả, xem ra chỉ có thể đợi ngày giáo hoàng rời Sử Đồ Cung thôi.
Tiểu Địch Tạp Nhĩ đã có tư cách ngồi trên bàn tham dự thảo luân đột nhiên nói:” Chuyện này hay là để cháu làm, cháu là một đứa bé, họ sẽ không để ý.”
Trương Lương nhìn Địch Tạp Nhĩ nói:” Cháu không phải quân nhân, cũng không phải là thích khách, với Đại Minh mà nói, cháu quan trọng hơn cả giáo hoàng, dùng ngọc thạch đi chọi đá, dù đập đá vỡ nát, bên thiệt vẫn là chúng ta.”
………. ……….