Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 347: Mưu đồ bốn năm




Dương gia hiểu ngay ý đồ của Lý Thường Kiệt.

Nếu Hải quân Tân Bình Lộ thâm nhập được Thanh Long Giang thì đừng hòng bộ binh của Dương gia có thể qua sông tiếp ứng cho Bãi Vọt Hồng Lĩnh.

Hồng Lĩnh là nơi nào, địa thế có gì đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng về quân sự hay không?

Nói như thế nào nhỉ.

Địa hình của Nghệ An phức tạp và có phần còn rộng lớn hơn Ái Châu, nói chung thì địa hình Nghệ An tương tự Ái Châu có đủ đồng bằng trung du và miền núi.

Phía Tây Nghệ An dĩ nhiên là dãy Trường sơn rồi. Nhưng xuyên chéo từ Tây Bắc đến đông Nam Nghệ An có nhiều lắm các dãy núi, đây cũng là đặc điểm chung của địa hình Đại Việt.

Cho nên các dãy núi thấp xuyên chéo từ Tây Bắc qua Đông Nam ấy chia Nghệ An thành mấy vùng đồng bằng cách biệt như sau.

Xa nhất ở phía Bắc của Nghệ An là một dãy núi ngăn cách với Ái Châu Phủ Thanh Hóa, tạo thành một hệ thống đồng bằng gọi chung là vùng Quỳnh, tiếp theo là vùng Diễn có thành Diễn Châu. Dãy Đại Huệ hay Đại Huệ Lĩnh cao hơn 300m lại chia cách đồng bằng Quỳnh, Diễn với vùng Nghi ở phía Nam Nghệ An.

Vùng Nghi với Nghi Thành chính là đại bản doanh của Dương thị Nghệ An, đồng thời đồng bằng bình nguyên vùng Nghi thuộc dạng lớn nhất ở Xứ Nghệ.

Tiếp theo là dòng sông Thanh Long Giang ( có nhiều tên gọi khác như Cả, Cả Ngàn, Lam Giang) lại lần nữa chia cắt vùng Nghi và Châu Hoan.

Châu Hoan là gì? đây chính là vùng đất từ phía nam Sông Lam cho đến đèo Ngang, nơi này trước đây được tính là biên ải của Đại Việt với Chiêm Thành ( Đầu thời Lý).

Cho nên Nghệ An thực tế nều phân theo đồng bằng tập trung đông người việt sẽ có các khu vực từ bắc xuống Nam như sau. Vùng Quỳnh, Vùng Diễn, Vùng Nghi và vùng Hoan.

Hồng Lĩnh chính là ngọn nũi nằm bên phía Nam bờ sông Lam, ngăn cách giữ Nghi Và Hoan.

Chiếm được Hồng Lĩnh thì có thể tiến uy hiếp Nghi, lui có thể giữ Hoan. Đây chính là cái vị trí có ý nghĩa quân sự trọng đại của sứ Lam Hồng này.

Tiện thể nhắc nhở, Lam Hồng lấy tên ắt là chỉ Nghi Hoan hai vùng, Nghi là Lam đại diện, Hồng Lĩnh dĩ nhiên là Hồng rồi. Có thể thấy được từ cái tên nói lên tất cả.

Vùng Quỳnh đã là cái nôi văn hóa Đông Sơn phát triển từ rất sớm 6-8 ngàn năm trước. Tiếp theo nơi này chính là Việt Thường quốc gia với kinh đô đặt ở Chân núi Hồng Lĩnh lấy tên Ngàn Hống tạo nên nền văn hóa Lam- Hồng đặc sắc nơi này.

Sau này thì Thường Việt trở thành hai trong mười lăm bộ Văng Lang Hoài Hoan và Cửu Đức. Cửu Đức phía Bắc bờ sông Lam gồm Quỳnh, Diễn Nghi, Hoài Hoan chính là phía Nam Sông Lam – Châu Hoan ngày nay rồi. ( Hoan Châu ngày nay là Hà Tĩnh- Cửu Đức chính là Nghệ An, nhưng lúc này cả Hà Tĩnh Nghệ An đều chưa phân tách).

Có thể thấy Việt Thường chọn Ngàn Hống – Hồng Lĩnh làm trung tâm thủ đô của họ thì phải có lý do đúng không? Nơi này rõ ràng là một vị trí quân sự quan trọng có trọng binh canh gác của người Dương gia.
Tất nhiên nói là trọng binh canh gác nhưng ngày thường Dương thị không thể nào quá đầu tư cho Ngàn Hống được, thủ phủ của họ ở ngay Vịnh Doanh ( thành phố Vinh ngày nay) . Bên cạnh lại có Bến Thuỷ với lực lượng thuỷ binh mạnh mẽ lúc nào cũng có thể qua sông cho nên việc đóng trọng binh quá nhiều ở Ngàn Hống là không hợp lý về mặt quân sự, nó quá tiêu tốn tiền bạc.

Trái lại thành Hoan Châu ở Nghệ An lúc mày cũng là một hùng thành, nói gì thì nói, Đinh, Tiền Lê, Đầu nhà Lý thì Hoan Châu vẫn là biên thuỳ phía Nam Đại Việt. Thành Hoan Châu dĩ nhiên hùng mạnh cùng có trọng binh canh gác là đúng rồi.

Cho nên Dương thị ở Hoan Châu có đến hai ngàn binh canh giữ, nhưng ở Ngàn Hống chỉ có gần ngàn người ngựa, đơn giản vì Ngàn Hống lúc này chỉ được coi là một trại lính có phần hơi đặc biệt nằm kẹp giữa Hoan- Nghi mà thôi.

Dương gia bất ngờ, sợ hãi vì họ không thể hiểu nổi tại sao chân trước quân thám báo của họ truyền tin thì chân sau bộ binh Bố Chính đã tới Ngàn Hống. Nếu tính như vậy tốc độ tiến quân của bộ binh Bố Chính ngang bằng tốc độ phi mã không ngừng của thám báo.

Dọc đường trăm dặm từ Đèo Ngang đến Ngàn Hống có thành lớn Hoan Châu, có mười mấy trại lính, chẳng nhẽ quân Bố Chính là thần, có thể bay qua các nơi này mà thần tốc tiến quân?

Thuỷ quân Bố Chính bất ngờ xuất hiện ở ven Cửa Hội sông Lam thì người Dương gia hoàn toàn có thể lý giải. Thuỷ binh Nghệ An tuy mạnh nhưng chưa đủ tầm để thực hiện tuần dương như Bố Chính. Cho nên nếu hải quân Bố Chính đi vòng biển xa sau đó đột ngột vòng vào Nghệ An thì bọn họ các cứ điểm canh gác dọc bờ biển không có tác dụng.

Nhưng đó là thuỷ quân, hải quân, đặc điểm của chúng là vậy có thể tập kích bất ngờ một vùng biển, sông ngòi. Vấn đề Dương gia loạn là tốc đội hành quân nhổ trại của bộ binh Bố Chính quá dị làm cho Dương gia không kịp phản ứng.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào lão tam nhà họ Ngô có thể dẫn quân thần tốc đến vậy? Lão Tam ở đây là nói về Ngô Thường Trung người không quá nổi bật trong ba anh em Lý Thường Kiệt. Ông ta mang danh nghĩa là tộc trưởng Ngô thị Phong Châu lúc này đây. Thường Trung liệu có bí quyết riêng gì không?

Xin thưa chẳng có bí quyết gì ở đây cả, nói thật thì Bố Chính như một ổ thuốc nhuộm khổng lồ, càng gần nó thì càng bị nhuốm mầu mạnh mẽ.

Gần bảy vạn dân Nghệ An bị Ngô Khảo Ký lừa qua từ thời đầu xây dựng Bố Chính chính là những cái loa phóng thanh tuyên truyền tốt nhất cho Bố Chính.

Lý Thường Kiệt đã mưu đồ Nghệ An từ quá lâu, ngay từ lúc ông đặt chân tới Bố Chính và nắm quân quyền nơi này thì ông đã lên kế hoạch cho ngày hôm nay. Với gần bốn năm chuẩn bị chỉ cho vài ngày chiến đấu này mà thôi.

Vẫn là chiêu bài cũ của Lý Thường Kiệt đã từng dùng với người Tống. Một lượng lớn thám tử Bố Chính theo đường “tiểu ngạch” trà trộn vào Nghệ An, nhiều nhất là vùng Hoan Châu, đơn giản vì Hoan Châu nằm ngay cạnh Bố Chính.

Trước đây Lý Thường Kiệt đã cho thám tử thâm nhập Ung Khâm Liêm thậm chí là Phiên Ngung của Đại Tống rồi lan truyền nhiều truyền thuyết về vua Đại Việt và mối liên hệ với người Mân. Để rồi không ít người Mân tin tưởng Vua Việt cũng có chung huyết thống với họ và sẽ giúp họ giải phóng khỏi ách thống trị của người Hán. Cho nên quân Đại Việt tiến vào Ung , Khâm Liêm không mấy bị các bộ tộc Mân ở đây làm khó.

Lần này Lý Thường Kiệt làm không khác là bao, nhưng cái ông tuyên truyền là cuộc sống như mơ, chế độ như ở thiên đàng ở Bố Chính. Lần này ông không cần nói ngoa, chỉ cần chính xác mô tả lại cuộc sống của tầng lớp dân đen ở Bố Chính là đủ.

Thám tử Bố Chính hoạt động ở Hoan Châu chủ yếu là người Nghệ An cũ có dây mơ dễ má với dân bản địa Hoan Châu. Một lượng lớn đám người di cư từ Hoan Châu, Nghi Châu Nghệ An tới Bố Chính được sàng lọc và tuyển chọn cho vào lực lượng Cẩm Y Vệ. Nhánh Cẩm Y Vệ này có một Ty riêng có tên Lam Hồng Ty Cẩm Y Vệ.

Lam Hồng Ty có đúng một nhiệm vụ duy nhất đó là thâm nhập tầng lớp thợ thủ công, dân lao động tá điền, nô lệ sau đó truyền bá về cuộc sống như mơ ở Bố Chính. Lam Hồng Ty Cẩm Y Vệ chủ yếu giả dạng tăng nhân, đạo sĩ, tiểu thương để thâm nhập Hoan Châu.

Thật ra cách nhanh nhất là mua chuộc quý tộc, tiểu quý tộc Hoan Châu như Lý Thường Kiệt đã làm vở phương Bắc, nhưng lần này Lý Thường Kiệt không làm vậy và cũng không dám làm vậy. Bởi lẽ ông đã nhìn thấu chính sách không thế gia ở Bố Chính. Nếu ông mua chuộc tiểu thế gia, quý tộc địa phương Hoan Châu, Nghi Châu, sau khi tiến vào nơi này sẽ xử lý họ ra sao? Không thể tá ma giết lừa chứ? Mà không giết thì làm sao thực hiện chính sách không quý tộc, không chư hầu của Ngô Khảo Ký được.

Cho nên Lý Thường Kiệt chấp nhận tốn thời gian, công sức, tiền bạc để đám Lam Hồng Ty Cẩm Y Vệ tự thân thâm nhập tầng lớp thấp nhất của Hoan Châu thực hiện các biện pháp mị dân.

Nói thẳng một câu sau 4 năm cố gắng, thì lực lượng Lam Hồng Ty Cẩm Y Vệ đã thâm nhập gần như toàn bộ Hoan Châu, người dân nơi này không dám nói ra miệng vì sợ đám quý tộc cầm quyền nơi này nhưng trong lòng ai ai cũng hướng về cuộc sống thiên đường ở Bố Chính cả rồi.

Tại Sao Dương gia phải lập tới ba trại lính Kỳ Long, Kỳ Liên , Kỳ Thịnh ở chân đèo ngang. Một phần lớn để theo dõi, giám sát quân Bố Chính nhưng phần nhiều để bắt bớ ngăn cản dân Nghệ An trốn vào Bố Chính.

Thậm chí các làng chài phía gần đèo Ngang đều bị cấm tiệt vì người dân dễ theo thuyền trốn qua Tân Bình Lộ đến nỗi gần trăm dặm đường biển của Hoan Châu mé tiếp giáp đèo Ngang không một bóng Làng Chài rồi.

Lại nói Dương gia cực hận việc dân trốn qua Bố Chính nhưng lại không thể cấm đường biên hoàn toàn, vì các mối làm ăn với Bố Chính luôn đưa đến lợi nhuận khổng lồ mà người Dương gia không thể nhịn nổi.

Từ đó dẫn đến hiện tượng cấm biên một chiều. Người Bố Chính có thể tự do đến Hoan Châu, Vịnh Doanh buôn bán tạo điều kiện thuận lợi cho đám Lam Hồng Ty Cẩm Y Vệ thâm nhập. Nhưng người dân Nghệ An cấm tiệt không được thông qua đèo Ngang, chỉ có thế gia, Dương gia mới được tổ chức thương đoàn đi qua đây.

Sự đề phòng của Dương gia là tốt nhưng không đủ, dưới mí mắt của họ Lam Hồng Ty Cẩm Y Vệ đã ăn rất sâu vào mọi tầng lớp Công- Nông – Thương của Hoan Châu, thậm chí vượt qua Sông Lam đi vào địa phận Nghi Châu, Diễn Châu.

Vì cái lẽ này sau bốn năm chuẩn bị, lần này Ngô Thường Trung dẫn quân vào Hoan Châu chỉ cần dương lên cờ Bố Chính thì chẳng khác nào … đi về nhà.

Dân chúng Hoan Châu nô nức đổ ra đường muốn đi theo hỗ trợ Tân Bình Lộ quân, đám tiểu thế gia, quý tộc Hoan Châu lúc này nếu chưa muốn chết thì cắn chặt răng không dám lên tiếng.

Tất nhiên Ngô Thường Trung phải dùng ít thời gian giải thích cho dân chúng Hoan Châu, không cần di chuyển về Bố Chính vì Hoan Châu sau này thuộc Bố Chính rồi, nơi này sẽ trở nên tốt đẹp như ở Tân Bình Lộ cho nên không cần di chuyển làm gì.

Một đám dân đen tay sách nách mang hành lý khăn gói chuẩn bị xuôi nam nghe vậy hoan hô nhảy cẫng, không cần chuyển nhà mà vẫn được hưởng cuộc sống như Tân Bình Lộ người thì ai chẳng thích thú.

Dân là nước , nước có thể nâng thuyền có thể dìm thuyền, và lúc này cái thuyền được nâng là Tân Bình Lộ cái thuyền bị dìm là Nghệ An thế gia.

Với cái điều kiện này thì thử hỏi Ngô Thường Trung có thể tiến quân chậm được hay không?

Nói thật hắn tiến quân chậm phần lớn là vì thời gian phải cho quân sĩ giải thích cho người dân Hoan Châu khiến họ đừng quá bám theo cản trở đại quân.

Mười sáu trại lính dọc Hoan Châu có cần đánh đấm gì đâu, bà con Hoan Châu chỉ cần đứng trươc trại bắc loa chửi mắng một hồi là các trại này tự giải tán. Thậm chí quân Tân Bình Lộ còn chẳng cần liếc nhìn một cái, cứ thế đi thẳng qua không ngó đến các trại này. Dân chúng Hoan Châu đã tự giải quyết sạch sẽ.

“ Thằng Trâu về nhanh, vợ mày sinh con”

“ Thăng Tuất, ông nội mày cho gọi mày về nhà… nhanh không ăn đòn”

“ Thằng mão, Mẹ mày kêu nhanh bỏ vũ khí xuống đầu hàng quân Tân Bình Lộ”

Cả ngàn cái loa phóng thanh vặn hết công xuất la lớn vào trại, còn đánh đấm cái rắm. Đám binh sĩ bỏ sạch vũ khí về nhà rồi. Tiểu Quý tộc méo mồm nhìn lại còn lác đác vài thân binh bên cạnh, không đám mở mồm nói một câu không. Quân Tân Bình Lộ không thèm để ý họ, không giết họ là may, giờ mở mồm khiến Tân Bình Lộ chú ý đó là muốn chết. Thế nên đám này cũng bỏ sạch về nhà đóng cửa bàn bạc xem xét nên làm gì.

Thành Hoan Châu thì hơi phức tạp, thủ nơi này cũng là một thế gia hạng trung, Trương thị. Đám này tự thân cũng có đến cả ngàn gia nô cho nên dựa vào thành cao hào sâu có thể ức chế đám hai ngàn dân đen binh sĩ trong thành không loạn.

Ngô Thường Trung cũng không công thành mà cho một ngàn quân đóng bên ngoài Hoan Châu rồi chín ngàn quân còn lại tức tốc đến Hồng Lĩnh.

Một ngàn quân ngăn lại ba ngàn quân, có thể nói đây là việc làm mang tính mạo hiểm cao… khụ khụ… nhưng tính nguy hiểm này là ở tình huống khác. Đã nói lúc này đối với quân Bố Chính thì Hoan Châu là nhà, đây là địa bàn của họ cho nên chỉ cần một ngàn quân thủ ngoài thành Hoan Châu đủ cho Trương Quân trong thành không dám ra.

Đùa sao, mở cổng thành chiến đấu đồng nghĩa không biết bao nhiêu Sương quân sẽ bỏ trốn qua bên đối diện, đóng cổng thủ còn có cơ hội ổn định trật tự.

Nhưng Trương Quân thống lãnh Hoan Châu cũng chẳng bình tĩnh được lâu. Biển người quần chúng Hoan Châu đã tới nơi này rồi. Ngô Thường Trung chưa đi được bao lâu thì họ đuổi kịp.

Lại một màn bắc loa phóng thanh chửi lên đầu thành. Lòng quân Hoan Châu lay động dữ dội.

Dọt nước làm tràn ly đó là sương quân của 9 trại trước đó xuất thân dân đen đã tụ tập thành một cỗ 3 ngàn quân tiến đến Hoan Châu, lúc này họ vác cờ lại là cờ Tân Bình Lộ. Ngàn quân Tân Bình Lộ nơi này thống nhất đám hàng binh này thành hai doanh mới nhìn chằm chằm Hoan Châu trước mặt nhưng chưa tấn công.

Lê Văn Toản , Vũ Tường Yên hai người đưa mắt nhìn nhau ý cười.

Quan văn dẫn binh….

Đúng vậy đám ngàn binh ở lại này chủ tướng là Lê Văn Toản phó tướng Vũ Tường Yên cùng một số võ tướng chức vụ thấp như Đỗ Văn Minh, Đỗ Văn Phục, hai thằng này là con trai Đỗ Liễm thân binh của Ngô Khảo Ký từ ngày đầu, nhưng hai thằng này quá trẻ mới mười tám hai mươi, chưa thể độc lãnh một quân.

Tất nhiên nếu thực sự phải đánh nhau với quân trong thành thì Lê Văn Toản , Vũ Tường Yên sẽ không điên mà chỉ huy quân đội, lúc đó hai thằng này sẽ ủy thác Đỗ Văn Minh, Đỗ Văn Phục cầm quân bố trí.

Nhưng quân Bố Chính dừng ở đây là để tiếp xúc dân Hoan Châu, sắp xếp dân Hoan Châu cho nên mới cần hai tên quan văn này làm chủ đạo.

“ Toản huynh, bắt tay vào việc thôi nhỉ?” Vũ Tường Yên cười cười.

“ An nhàn đã lâu… khà khà… lần này công việc kích thích hơn nhiều, nói thật cả đời này tôi chỉ nghĩ mình ôm đống sổ sách, tấu chương không ngờ lại có lần được dẫn binh đánh trận. Thật nhân sinh đến đây mãn nguyện rồi” Lê Văn Toản cười lớn.

Hai tên quan văn đặc biệt rất hưng phấn… tâm tình này ai chẳng hiểu.

Đánh trận hai thằng này không biết, nhưng tiếp dân, sắp xếp hậu phương hai thằng này là chúa lành nghề. Cho nên bọn họ bắt tay ngay vào việc.

“ Nơi này phải chia quân chiếm giữ, Thái Úy dặn dò cẩn thận không nên sai” Lê Văn Toản chỉ vào một nơi trên địa đồ quân sự.

“ Thạch Khê nơi này chư tướng có ái dám đi thu phục?” Vũ Tường Yên lớn tiếng hô.

Hai thằng quan văn không biết thẹn, chính ra là chủ tướng nhìn Hoan Châu thì phó tướng phải tự mình đi đánh Thạch Khê, mẹ kiếp đằng này Phó Tướng lại cũng chết chân nơi này không dám độc quân đi đánh mà mắt nhìn một đám võ tướng cấp thấp hô hoán.

Võ tướng cấp thấp không ngờ có niềm vui trên trời rơi xuống, tự nhiên có cơ hội độc chiếm công huân nên liên tục hò hét xung phong.

Cuối cùng là Đỗ Văn Phục tiên phong, hàng tướng Nguyễn Khải phó tiên phong dẫn một ngàn hàng binh thu phục Thạch Khê.

Thạch Kê có gì?

Dĩ nhiên có mỏ sắt.

Đây mới chính là mục tiêu của Bố Chính. Mấy cái mỏ sắt của Bố Chính đã không thể đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của công nghiệp luyện kim đang mỗi ngày một bùng nổ rồi.

Nếu Dương gia biết ý đồ này của Bố Chính – Lý Thường Kiệt sẽ la lớn oan uổng. Mấy anh thích Thạch Khê thì nói một câu chúng em cho, cần gì hưng binh động chúng, các em vẫn còn mỏ sắt ở Quỳnh Hợp, Quỳnh Lưu … nhà em thứ gì cũng thiếu trừ mỏ sắt là không thiếu à.

Vậy nhưng chú rất tốt, anh rất tiếc. Anh đã chót đánh rồi thì phải làm cho nó tới. Lý Thường Kiệt trả lời