Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 346: Bắc sa lầy, Nam tiến vội




Lại nói về Ký ca cùng Tích ca nóng lòng phóng tới Ải Chi Lăng, bọn họ bắt buộc phải theo đường bộ ngoằn nghèo từ Vân Đồn ngược lên Phủ Lạng rồi mới có thể xuôi nam theo con đường độc đạo tiến về Chi lăng.

Đến lúc này Ký mới hiểu được sự khó khăn ra sao khi chiến đấu cùng hành quân trên con đường này. Nhất là lính của hắn phần lớn lại là người Châu Âu, lính Hán Nô, người Triều Tiên.

Địa hình từ phương Bắc dẫn về Ải Chi Lăng có thể nói là siêu phức tạp siêu khó đi.

Vạn đại quân phải chia nhỏ thành nhiều tốp và kéo một hàng rất dài để di chuyển.

Trên đường đi đâu đơn giản, hai bên đường toàn là rừng rậm , bụi cây không thì là đồi núi cao. Đâu đâu cũng đều là vị trí thiên nhiên đánh du kích.

Quân của Ký chỉ quyen với chiến thuật dàn trận lớn đánh trực diện quy mô, cho nên ở nơi này Ký nửa bước không đi nổi.

Nói như thế nào đây, binh đoàn Legion Châu Âu đã tham chiến rất nhiều trận, họ chính là lão binh. Nhưng hay. Nhìn những trận đám này tham chiến.

Liêm Châu đổ bộ lên cạn vây công thuỷ doanh.

Khâm Châu đánh dàn quân sáp lá cà trên diện tích rộng.

Ung Châu, Côn Lôn là xếp hành đi trên đường đất dốc công đầu thành.

Ở Liêu Đông càng là không gian rộng chiến trường đánh trên địa hình thảo nguyên bằng phẳng.

Nhưng lúc này Đại Việt các vùng đất biên thuỳ này làm gì có khai hoang đầy đủ. Tuyến đường di chuyển là nhỏ và không hề tiện lợi.

Ở địa hình này đám Legion Châu Âu chẳng phát huy được sức mạnh đội hình. Thân thể to lớn kệnh cỡm của chúng lại không hề thuận tiện len lỏi trong rừng, bụi rậm chiến đấu.

Cho nên khi gặp một trận tập kích thì lính Châu Âu chỉ có thể dùng giáp dày khiên lớn quây thành từng nhóm nhỏ phòng thủ.

Tất hiên tinh binh Thiên Tử quân của Lý Kế Nguyên ban đầu cũng xông lại cận chiến đám Legion Châu Âu sau khi dùng cung tên chia cắt đám này.

Nhưng rất nhanh Thiên Tử quân phát hiện họ đã sai lầm, Châu Âu binh không dám bỏ đội hình tấn công vào rừng, nhưng nếu đám du kích não tàn xông ra đường lộ tấn công Châu Âu Legion Binh sẽ bị rìu Viking, trảm mã đao lớn chào hỏi. Cho dù lấy nhóm lớn tấn công điểm tạo ưu thế số lượng thì Thiên Tử quân người Việt với thể trạng bé nhỏ vẫn là chịu thua thiệt hoàn toàn.

Nói lại lúc này sau nhiều năm phát triển thì quân đội của Ký đã không còn như thời sơ khai, nhất là chiến đấu ở phương bắc khiến Ký thay đổi rất nhiều trong trang bị quân đội.

Chiến đấu ở phương bắc thảo nguyên lúc đó là người người bắn tên, nhà nhà là cung thủ. Giáp lưới tiện nghi chế tạo, trang bị nhưng phòng chống chém cắt tốt phòng tên và đâm không quá hiệu quả. Cho dù giảm được thương vong nhưng vẫn khiến binh sĩ gặp thương tích thậm chí tử vong.

Cho nên giáp lưới đơn độc lúc này thực tế không được mấy sử dụng.

Người thảo nguyên sở dĩ ưa chuộc giáp lưới vì bọn họ thừa thãi giáp da, khoác một tấm giáp lưới bên ngoài giáp da thì cả phòng đâm phòng chém đều rất tốt.

Mũi tên bay qua giáp lưới sẽ bị vòng thép cản trở sau đó lại bị một hoặc hai lớp giáp da giảm sóc thì khả năng gây thương tích cho người mặc giảm xuống rất nhiều.

Vì phải trang bị một số lượng lớn quân đội Bắc Nguyên cho nên Ngô Khảo Ký phải chấp nhận cách kết hợp có phần không đáng tin cậy trên để trang bị cho quân của Ngô Khảo Tước.

Thế nhưng Ngô Khảo Ký dĩ nhiên không thể trang bị tương tự như vậy cho quân của bản thân hắn.

Thứ nhất , khí hậu ở Đại Việt thật sự không thể nào phù hợp giáp da nhiều lớp, sự nóng bức sẽ làm quân sĩ tự mất đi sức chiến đấu trước khi chạm mặt địch nhân.

Thứ hai, số lượng quân đội trong tay của Ngô Khảo Ký không nhiều cho nên hắn đi theo hương tinh nhuệ trang bị hẳn tốt đẹp hơn nhiều.

Lorica Segmentata giáp kiểu binh đoàn Legion La Mã vẫn được trọng dụng, kết cấu này dễ chế tạo, dễ bảo quản cùng dễ mặc dễ cởi khôn gây khó cho người sử dụng.

Nhưng với công nghệ thép vượt trội của Bố Chính thì Lorica Segmentata lúc này không còn quá nguyên bản kiểu thuần La Mã nữa rồi. Nên nhớ công nghệ của người La Mã là công nghệ thời đại chưa có thép theo đúng nghĩa của nó. Giáp Lorica Segmentata của La Mã là giáp sắt non, còn công nghệ của Bố Chính đã đi quá xa đủ để xưng bá ở thế kỷ mười bảy rồi. Cho nên Ngô Khảo Ký dĩ nhiên không thể nằm không không cải tến bộ giáp này theo tình hình mới

Trước đây một bộ Lorica Segmentata của Bố Chính đã khá nhẹ, chỉ có năm kg bởi lẽ nó dùng là thép cho nên trọng lượng có giảm đi so với 7-8kg nguyên bản của người La Mã nhưng sức phòng thủ vẫn tương đương.

Nhưng lúc này Ngô Khảo Ký không muốn giảm trọng lượng nữa, vì sau nhiều năm nghỉ ngơi, điều kiện sinh hoạt lại tốt đẹp, người Bố Chính tố chất thân thể đã tăng lên một mức thang mới. Việc bộ binh mang mười mấy kg hành trang không quá khó khăn. Nhất là đám Châu Âu binh có thể mang 30-40kg hành trang để hành quân vẫn bình thường. Tất cả đều do luyện tập lâu ngày mà thành cả.

Cho nên giáp Lorica Segmentata lúc này nếu dành cho Châu Âu legion quân đoàn đã tăng lên đến 9kg, giáp cầu vai đã phủ xuống đến che hết hai cánh tay. Một lớp giáp lưới mặc trong dạng áo dài giúp che chắn phần cánh tay và nách.

Còn về phần đùi thì phiến Lorica Segmentata cũng đã kéo xuông che khuất bộ hạ và một nửa đùi lớn.

Từ 5kg tăng lên gần gấp đôi thì diện tích che phủ đủ hiểu sẽ nhiều ra sao.

Nhưng điều này chưa phải tất cả, trước đây Lorica Segmentata gồm hai nửa gép lại một vòng chữ C bên trái một vòng chữ C bên phải ôm lấy thân người lính. Toàn bộ tấp phiến giáp độ dày như nhau.

Nhưng công nghệ cán thép của Bố Chính đã đến một tầm cao khác, việc cán một tấm thép hai độ dày bất đồng không có gì là khó khăn. Cho nên Lorica Segmentata đời mới phía trước mặt sẽ dày hơn nhiều phía sau lưng, giúp giảm trọng lượng tổng đáng kể và lợi dụng khối lượng tiết kiệm được tăng lên độ bao thủ thân giáp.

Nói chung giáp Lorica Segmentata của Ngô Khảo Ký lúc này độ che phủ cho quân lính các bộ phận đã lên đến 70%, nơi nào thừa ra sẽ có giáp lưới bổ xung.

Tổng khối lượng hai bộ giáp đối với lính Châu Âu là 15 kg, cộng thêm vũ khí trang bị cùng nước, thức ăn. Có lẽ họ phải mang 22kg trên người, nhưng điều đó không làm khó được lính châu Âu.

Quân Hán Nô, Triều Tiên thì nhẹ nhàng hơn, đám này chỉ mang tổng trọng lượng 18kg trên người mà thôi, giáp Lorica Segmentata của bọn này được loại bỏ phần cánh tay và một phần đùi giáp khiến cho giảm bớt trọng lượng. Nhưng cũng không thể khinh thường.

Nói chung quân của Ngô Khảo Ký mới chính thức là bộ binh hạng nặng ở Đông Á này. Chưa có một nhóm bộ binh chính quy nào được trang bị đều như vậy ở nơi đây.

Vấn đề đó là quân của Ký đượct trang bị khủng nhưng như vậy không thể thuận tiện tác chiến trong rừng. Cởi giáp ra vào rừng đánh nhau cùng lính Việt? Xin lỗi đó là nộp mạng.

Cho nên lần tiến quân này của Ký lâm vào tiến thối lưỡng nan rất khó khăn cùng mệt mỏi.

Quân của Lý Kế Nguyên sau mấy lần xông ra muốn đánh xáp lá cà đã ăn quả đắng và thốn đến tận rốn.

Đám Legion Châu Âu quá khủng bố trong chém giết.

Phim ảnh là nói điêu, trong phim toàn thấy kiếm, đao chém vào áo giáp như chém bùn, nhất là phim “Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn” có vị nào xem phim này rồi cũng nghĩ giáp sắt dễ xuyên qua như vậy thì… sẽ chết không kịp ngáp nếu xuyên không và đụng độ bọn kỵ bộ binh trọng giáp.

Lorica Segmentata của Bố Chính là kiếp chém không mẻ, trượt ngay tức khắc, đao chém không xi nhê, chỉ có thể dùng vũ khí tù nặng đập chấn thương người mặc giáp.

Tất nhiên cũng có một bộ kỹ năng dạy cách đối phó đám trọng giáp này, thế nhưng người Việt chưa học, mà có học cũng chưa chắc đã thành công, vì Trọng giáp Legion không đứng yên cho bọn họ thể hiện trình độ, đám Legion với rìu Viking là chúa băm bổ. Mỗi rìu hạ xuống là một mạng người, khốc liệt vô cùng.

Cho nên quân Lý Kế Nguyên bắt đầu chơi đặt bẫy, đá lăn, gỗ lăn, bẫy chông v.v….

Chặng đường này cả Ký và Tích không có cách nào tiến nhanh lên được. Họ chỉ có thể đi thật chậm và dò phá bẫy mà thôi.

Quân Lý Kế nguyên cũng chơi chiến thuật phục kích bắn tên nhưng không quá ăn thua.

Đám người Ngô Khảo Ký trang bị quá tốt, cung tên của bọn họ vô dụng. Ngược lại nỏ của người Bố Chính rất sắc lém, chơi đối trận xạ kích như vậy thường là quân Đại Việt Lý Kế Nguyên ăn hành.

Nói thế nào nhỉ, Nỏ của Bố Chính đã đạt tầm cao mới về tự động hóa. Giờ đây họ lên dây nỏ không cần phải dùng dụng cụ “thước gập” cổ truyền mà chính bản thân thân nỏ đã chia thành hai bộ phận, chỉ cần mở ra gập vào thân nỏ thì dây cung đã được kéo căng về vị trí cò, chỉ cần lắp tên có thể bắn, tốc độ bắn không thua gì cung thủ Tồng hay Việt, chỉ có cung thủ thảo nguyên mới có tốc độ xạ kích mau hơn.

Túm cái váy lại sau nhiều lần va chạm thảm khốc chết đi vài trăm nhân mạng thì Lý Kế Nguyên quân nhận ra chỉ có bẫy rập mới là thích hợp nhất đối phó quân Bố Chính.

Rất hay cách này lại hợp lý vô cùng, cả Ngô Khảo Ký và Ngô Khảo Tích lúc này lóng ngóng như gà mắc tóc ở Phủ Lạng, tiến lui đều rất khó suy nghĩ.

Trong khi cả Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy đều dừng chân ở trước chiến trường thì cụ Lý Thường Kiệt không hổ danh là nhà quân sự lỗi lạc của thời đại này.

Quân Bố Chính xuất quan tấn công Nghệ An rất thuận lợi.

Còn nhớ 3500 binh Sanock nghiện ngập chứ?

Bọn này chính là chủ lực trong lần chiến đấu này của quân Bố Chính. 3500 con nghiện đủ thuốc, sức khỏe sau sáu năm chưa bị tàn phá quá nặng nề, tất nhiên thêm vài ba năm nữa thì cánh quấn siêu tinh nhuệ này chắc chắn phế rồi chỉ có thể giữ nhà.

Nhưng lúc này là lúc cần dùng bọn họ.

Sanock binh cả Chiêm Thành bốn triệu người mới chọn ra được 6 ngàn, chỗ bị giết không nói, chỗ còn lại đều đầu hàng Bố Chính.

Bốn Triệu chọn 6 ngàn đủ để hiểu bọn này ưu tú ra sao? Đám này phải tương tự như nhánh quân Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực của Đại Việt. Rất tiếc là ba nhánh quân này lại đang nằm trong tay của Kiều Thị ở Thăng Long.

Thôi khoan hãy nói nhiều.

Quân Sanock trong đêm tối ba ngàn xuất quan với kĩ năng chiến đấu thượng thừa đã dễ dàng nhổ bật mấy trại lính của Dương gia đang đóng ở chân núi Ngang canh phòng người Bố Chính.

Dương gia lập trạm gác ở đây không phải mục đích phòng thủ đánh nhau mà là lập với mục đích theo dõi, phong bế cửa khẩu không cho dân Nghệ An trốn qua Bố Chính, đồng thời làm trách nhiệm cảnh báo nếu có biến.

Cho nên ba cái trại Kỳ Liên , Kỳ Long , Kỳ Thịnh này đúng là chỉ có tổng 500 địa phương binh đúng nghĩa.

Trong bóng đêm quân Sanock như bóng ma lướt vào trại mà chém giết một cách đơn giản.

Đám người Duong gia ở đây hoàn toàn không có cơ hội báo động đã bị khống chế cả lại rồi.

Tổng cộng Sanock quân chết mười bảy bị thương hai mươi ba người. Lính Dương gia chết tầm trăm, số còn lại đa phần bị bắt cả.

Tam trại bị hạ, sáu ngàn tinh binh Bố Chính ùn ùn theo Đèo Ngang xuống núi, họ trong đêm hành quân thẳng hướng bắc mà lên. Trong này không thiếu chiến tượng thồ pháo lớn, không thiếu kỵ binh tinh nhuệ. Con đường từ Đèo Ngang đến Kẻ Vịnh ( Thành phố Vinh ngày nay) rất bằng phẳng nghiều bình nguyên thích hợp cho kỵ binh, chiến tượng tác chiến rồi.

Quân Sanock vẫn đi trước mở đường như một lực lượng đặc công vậy.

Quân Bố Chính đường bộ một dọc hát vang đánh đến tận Bãi Vọt thì chủ quân họ Dương ở Kẻ Vịnh Thành mới nhận được tin báo. Quân Bố Chính là tiến nhanh đánh gấp nhổ trại không chiếm lĩnh thành trì không cướp bóc của dân cho nên tốc độ khủng khiếp vô cùng.

Kẻ Vịnh nhận được tin tức quân Bố Chính xâm lấn thì sợ đến run dẩy, muốn tổ chức phòng chống thì lúc này khói báo hiệu từ phía bờ biển nổi lên nghi ngút.

Của sông Thanh Long Giang ( Sông Lam) đã nghèn nghẹt hải quân Đại Việt lúc này họ đang chuẩn bị thẳng đường tấn công vào thủy trại Bến Thủy của Dương gia.

Dương gia đại loạn.