Thế gia không đánh giá cao anh em nhà họ Kiều, nhưng thử hỏi một câu Kiều thị anh em có phải người ngu không?
Vẫn là câu nói đó, thế giới này chỉ có người lười động não mà thôi, lười động não kém suy tính mọi việc kín kẽ thì rất dễ bị ngộ nhận là người hangu, người ngu si thực chất là người sinh ra có bộ não không hoàn thiện, có vấn đề, người bình thường đã được gọi là không ngu rồi, còn kẻ ưa động não được tính vào hàng thông minh.
Như anh em họ Kiều , rõ ràng không tầm thường, tại sao hoi dám trắng trợn chu diệt Tông thất Lý gia. Đến như Tống Kiệt cũng chỉ dám bí mật hạ dịch bệnh tới phủ đệ của tông thất nhà Lý mà thôi, hắn chưa đủ gan để lôi ra chém đầu mười mấy người Lý gia như vậy.
Chẳng nhẽ anh em họ Kiều nghĩ bọn Hắn là dạn tướng đương thời tài cao ngang cụ Lý Thường Kiệt, cầm hai vạn quân trong tay có thể bình thiên hạ?
Câu trả lời dĩ nhiên sẽ có sau trận chiến tại Thường Tín Phủ.
Thật không thể khinh thường trí tuệ người Việt, vì trọng lượng pháo không quá nặng, 300 kg đủ trang bị lên xe ngựa cho nên không ngờ ở Đại Việt thứ chiến thuật này đã hình thành, không cần Ký phải tô vẽ.
Thậm chí không biết là Tống Kiệt nghĩ ra hay là các công tượng Đại Việt tính sáng tạo bộc phát, trục xe thép, thùng xe gia cố thép, càng chống thùng xe khi khai hoả pháo đều có, tuy chất lượng còn kém nhưng hiệu quả thì thôi rồi.
Đây chính là pháo tự hành phiên bản không hiện đại như của Ký đánh ở Hà Bắc nhưng không quá lạc hậu.
Đôi bên công chiến đầu tiên là dàn xe ngựa với ngựa đã được làm quen tiếng đạn nổ kéo pháo vào trận địa, sau đó hai bên đối pháo khai hoả.
Tiếp theo là một màn công phòng mãn nhãn đội hình do toàn là tinh binh thiên tử quân hai bên thể hiện.
Phụng Càn Vương đích thân đốc chiên ra lệnh cho bốn ngàn kỵ binh chia thành hai cánh cung dùng tốc độ vượt qua mưa đạn công vào hoả pháo đội hình của đối phương. Tất nhiên hoả pháo của Phụng Càn Vương cũng phải bắn áp chế.
Kỵ binh của Phụng Càn Vương quá sắc, tốc độ nhanh tiếp cận khiến cho đám pháo binh của phía Kiều Tiên phải nhổ càng xe kéo vội về sau, đám trường thương binh tiến lên xếp phương trận bảo vệ, lại thêm cung thủ bắn xối xả như mưa đẩy lui kỵ binh Phụng Càn Vương.
Nói thật nếu Phụng Càn Vương dám liều mạng lấy hi sinh kỵ binh đánh thốc vào có lẽ Kiều Tiên sẽ vỡ trận.
Vì kỵ bịn của Phụng Càn Vương là loai mang giáp nặng lưỡng trọng vừa có giáp lưới vừa có giáp phiên ở ngực cực dũng mãnh thiện chiến.
Nhưng Phụng Càn Vương không làm vậy, mục tiêu của ông là đánh vào Thăng Long, bốn ngàn kỵ này là gốc rễ lập thân trên bộ củ ông, ông ta không thể mạo hiểm.
Nhưng dù sao lần này đối trận là Phụng Càn Vương thắng nhẹ.
Hai bên hoả pháo đối trận đều có tổn thương nhưng người bỏ chạy là Kiều Tiên. Cho nên hoả pháo tổn thương bị vứt lại hắn không có cơ hội thu hồi, đám hoả pháo cùng bộ binh của Càn Vương đã tiến lên bắt buộc Kiều Tiên phải thực sự rút về trận địa luỹ đất của hắn.
Pháo tự hành xe ngựa dĩ nhiên không thể công hoả pháo được bảo vệ công phu trong Luỹ đất trừ khi chất lượng pháo cao hơn, tầm bắn xa hơn.
Phụng càn vương thu được mười hai khẩu pháo của đám Kiều Tiên đồng thời thu hồi lại bảy khẩu pháo hỏng hóc của bản quân rồi lui trận, dự tính sẽ tìm cách công phá tường luỹ đất của Kiều Tiên.
Thật ra nơi này quá nhiều thám tử các phe quân phiệt thực Càn Vương không muốn bộc lộ quá nhiều thực lực cũng như cách dụng pháo.
Đơn giản hoả pháo là đại sát khí của Lý gia nhắm trấn áp tứ phương. Nếu lộ ra quá nhiều cách dụng binh cùng pháo lại chưa chắc đã là điều hay ho.
— QUẢNG CÁO —
Nhưng lần này thời gian không đợi chờ Lý Nhật Trung rồi. Ông ta quyết định dạy cho đám đạo trích xung quanh hiểu, cái gì mới là sức mạnh thực sự của Lý gia. Cùng là đao bén nhưng ở trong tay người có võ công khác với trong tay một nông dân chưa bao giờ chiến đấu.
Mấy năm qua Lý gia các lão đại quân sự ăn không nằm rỗi, họ không thực hành bắn pháo để tìm hiểu các chiến thuật liên quan? Tất nhiên họ làm chứ có điều khá bí mật các thế lực quân phiệt không biết mà thôi. À có Bố Chính biết nhưng lão đại Lý Thường Kiệt không quá coi trọng, sách cương tổng lược dùng pháo Bố Chính đã có từ lâu, mà nay đã đi vào Cơ sở lý luận cũng thực tiễn cách dùng pháo bản nâng cấp lần thứ N rồi. Nói trắng ra là Bố Chính luyện binh tập trận không lo vấn đề kinh phí, đạn dược, thuốc nổ, vũ khí pháo của Bố Chính đã thay đến mấy đời cải tiến, rác bán tràn khắp Đông Nam Á, có thể nói pháo mà Ngô Khảo Ký chế ở Jeju hay lô hàng viện trợ của Lý Từ Huy cho Ký lúc này chỉ được tính là hàng thứ cấp ở Bố Chính.
Nhưng nói gì thì nói, khả nằn dùng pháo của các lão đại quân sự Đại Việt đã vượt quá Tống, Nam Mân rất xa.
Chỉ thấy tối hôm đó kỵ binh thám báo của phe Phụng Càn Vương điên cuồng thanh tước khu vực, ngay cả thám tử của các phe thế lực khác nếu lảng vảng ở gần cũng bị ăn vả không thương tiếc.
Canh hai nửa đêm, mặc dù có ánh trăng lờ mờ nhưng lúc này cũng là cuối tháng trăng tàn chẳng co bao nhiêu ánh sáng chiếu dọi. Từng đoàn xe xuất phát rời doanh Phụng Càn Vương tiến thẳng về doanh của Kiều Tiên.
Cách dùng pháo tập kích trong đêm này chẳng phải khá giống với Tích đã làm ở Hà Bắc bên sông Hoàng Hà sao? Nói chung là không khác mấy, cùng chung đạo lý mà thôi, đã đi đến chung cực thì đạo lý trăm sông đổ về một bể, vạn pháp quy lại thành tông.
Phụng Càn Vương dùng chiến thuật có hơi khác Tích, Tích là lợi dụng đêm tối bố trí trận địa giả sau đó tập chung pháo dồn dập đả kích một khu vực khiến địch nhân không biết mà phản công , tập kích nhầm vị trí.
Phụng Càn Vương hơi khác , ông ta cho pháo cơ động phân tán bắn rồi di chuyển khiến cho hoả pháo bên trong doanh của quân Kiều Tiên không thể tìm được mục tiêu phản công, đây là điểm yếu của pháo khi phòng thủ dã chiến mà Lý gia cũng nhìn ra được.
Ban đêm tác chiến pháo binh phe phòng thủ luôn bất lợi, họ là mục tiêu to đùng đoàn không di chuyển linh hoạt, đối phương thì lợi dụng đêm tối ẩn nấp liên tục vờn quanh phát xạ cấp tập vào doanh trại gây hoảng loạn.
Tất nhiên ở đây còn có nhiều yếu tố lắm.
Tại sao Tích lại chơi kiểu bố trí trận địa giả? Đơn giản vì quân hắn không đông như quân tống, quân Tống thời điểm đó cũng có kỵ binh, nếu trận địa pháo không ẩn đi mà phân tán chạy nhông thì Tống quân ùa ra có thể thịt phân nửa. Cho nên Tích phải chơi trận địa giả.
Phụng Càn Vương lại ở tình thế khác, ông ta binh cường hơn, quân đông gấp hai. Ông ta chỉ mong đám Vương Tiên dám ùa ra khỏi doanh thì ngay lập tức sẽ gặp lôi đình bạo kích của quân Thiên Trường. Đây là điểm khác biệt tuy nhỏ nhưng nếu không để ý ai lý giải nổi tại sao khác biệt?
“ Nghĩa phụ, ba ngàn tử sĩ đã sẵn sàng, tại đây con bái biệt nghĩa phụ”
Lý Nguyên Hào nghĩa tử của Phụng Càn Vương quỳ gối cúi lạy lần cuối người không có công sinh thành nhưng lại dưỡng dục hắn thành người, Hào khéo lên khăn che mặt, toàn thân chiến giáp lập loè, người thẳng tắp như trường thương tiến về chiến trường, theo sau hắn là ba ngàn tử sĩ với quyết tâm một đi không hẹn ngày về.
Giáp mão chỉnh tề, bước chân đều thẳng, tay cầm chiến đao, tay mang khiên lớn. Đây là tinh nhuệ quân.
“ Con ta….” Phụng Càn Vương thều thào run run giơ cánh tay như muốn bắt lấy thân hình của Hào. Ông đã mất đi hai đứa con vì bệnh dịch đứa nhỏ cuối cùng lại bị bọn đạo trích cả gan chém đầu ngay tại đất Long Thành, nay đứa nghĩa tử ông ưng ý nhất lại vì ông mà một đường hi sinh, thử hỏi ông làm sao không… run rẩy cho được.
Ba ngàn tử sĩ đi qua, quân tướng Thiên Trường hai bên đều đặt tay lên ngực cúi đầu kính ý.
“ Huynh đệ đi cẩn thận”
“ Chúc bình an”
“ Hẹn gặp Long Thành cùng uống bát lớn tửu”
— QUẢNG CÁO —
“ Hi vọng vậy”
“ Huynh đệ, chém giết Kiều tặc”
“ Yên tâm”
Lại nói về Bố Chính nơi.
Lý Từ Huy đã đúng theo chỉ đạo của Ngô Khảo Ký trong mật tín mà thực hiện, trong hai tháng cũng thành công nghiên cứu và chế tạo thành công vaccine.
Có điều vaccine của Bố Chính nó ở cái đẳng cấp cao hơn nhiều so với sơ sài vaccine Ký lâm thời chế tạo tại Hải Nam.
Bố Chính tại khu vực 51… khục khục lại nhầm qua bên Mẽo. Chắc mọi người không quên đập thủy lợi sông Cầm của Lý Từ Huy với mục đích chính là xây dựng một khu động năng dừ tua bin thủy lực cung cấp cho các loại máy móc siêu cấp cần năng lượng cao như cán dập thép, khoan thép v.v…?
Tất nhiên mục đích không quá phụ đó là dìm chết đám Mường đã từng tập kích Bố Chính trong trận chiến Chiêm Việt. Công trình này của Lý Từ Huy đã khiến cả Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ của Tương lai trở thành một cái đầm nước lớn từ đây môi trường sống bên trong đó trở thành không thể tưởng tượng nổi biến đổi, khả năng tiếp tục sinh tồn của đám người Mường kia thật đáng lo ngại.
Tất nhiên đó chỉ là thứ yếu, chắc hẳn các bạn còn nhớ cái thành Minh Cầm xây gần bờ sông ăn vạ gần như sập? Phải rồi chính là nó.
Thành Minh Cầm và đập sông Cầm trở thành khu vực quân sự tuyệt mật của Bố Chính tương tự khu vực 51 của Mẽo sau này.
Nơi đây chính là tập hợp những tinh hoa và công nghệ cốt lõi bậc nhất của Bố Chính và cũng là nơi tập trung những bộ não hàng đầu của Tân Bình Lộ. Không có gì khác vì nơi này chuyên nghiên cứu những tiến bộ công nghệ, hoàn thành những công nghệ dở dang mà Lý Từ Huy hay Ngô Khảo Ký gợi ý hay phác thảo đề cương. Có thể nói đây mới là trái tim nhịp đập của Bố Chính mà không phải Bạch Thành hay Hắc Thành.
Nhưng hai tháng này thành Minh Cầm dường như bị sơ tán hoàn toàn chỉ còn lại đám nhân viên về y học cùng dược liệu. Đơn giản vì nhóm này đang nghiên cứu về dịch bệnh cùng vaccine, các ngành khác nhân viên không thể không tạm thời sơ tán về đập thủy lợi sống tạm.
Phương thức chế tạo vaccine mà Ngô Khảo Ký viết về cho Lý Từ Huy có hai. Một vẫn là nuôi cấy trên bò, hai đó là thử nghiệm nuôi cấy trên phôi trứng gà.
Nuôi cấy trên bò không phải không được mà là khó có thể nhân rộng toàn dân tiêm chủng, lấy đâu ra bò đẻ đủ nuôi cấy virus cơ chứ? Cho nên về lâu về dài vẫn phải nghiên cứu cách nuôi cấy trên phôi trứng gà, trứng gà dễ kiếm, sinh sản khôn ngừng tốc độ nhanh, đây mới là con đường toàn dân tiêm chủng.
Được rồi, nhưng trong thời gian ngắn vẫn là nên tiếp tục với nuôi cấy trên bò đi thôi.
Tất nhiên công nghệ, điều kiện công tác của Bố Chính nó ở cái đẳng cấp level mà Ngô Khảo Ký dù đích thân ở Hải Nam cũng không thể trong thời gian ngắn đuổi được, cho nên ở đây đã tạo ra vaccine an toàn hơn của Ký nhiều.
Khu vực phòng thí nghiệm của bộ phận Medicine Bố Chính rất hiện đại. Đó là một chuỗi dẫy nhà phòng kín với hệ thống thông gió khá quy chuẩn tiệt trùng.
Vì đã từng là một bác sĩ cho nên về mặt thiết kế một khu vực phòng lab nghiên cứu rõ ràng là Ngô Khảo Ký có tiên thiên năng lực, giống như Lý Từ Huy có thể thiết kế chiến hạm như ăn cơm vậy.
Phòng lab không quá cao nhưng thoáng rộng, là kiểu đổ bê tông cốt thép mái bằng. Cửa kính kín. Bên trong ốp gạch tráng men loại tinh mĩ nhất dĩ nhiên màu trắng để dễ phát hiện bẩn dấu vết. Hệ thống thông gió chạy bằng cơm thông qua mây tầng cánh quạt thông gió cánh quạt quay bằng thủy năng của một hệ thống dòng nước trích từ đập xuống thành Minh Cầm.
Không chỉ cánh quạt thông gió của khu phòng thí nghiệm mà rất nhiều hệ thống động lực ở Minh Cầm đều dùng hệ thống thủy lực này.
Tất nhiên hệ thống thông gió trải qua tầng tầng lớp lớp than hoạt tính, vôi để khử trùng và khử ẩm khiến cho không khí bên trong phòng lab là giảm thiểu tối đa trùng khuẩn.
— QUẢNG CÁO —
Những thứ như dùng cồn gỗ khử trùng dụng cụ lau nhà lau trần tiệt khuẩn thì nói lại bảo nói nhiều. Không có tia cực tím tiệt trùng trong không khí thì thi thoảng theo định kì dùng khay lửa cồn lớn đi hơ một vòng không khí chung quanh phòng thí nghiệm, tuy có nguy hiểm nhưng đạt được hiệu quả khử trùng là tốt rồi.
Còn đối với các trang thiết bị như khay nuôi cấy, tủ ấm, thật không nên nói quá nhiều sợ làm loãng câu truyện.
Nói đơn giản là vaccine tại Bố Chính được thực hiện như sau.
Bò lây nhiễm khi có xuất hiện vết đậu bò thì không chờ vỡ thành mủ loét mới thu thập mà nhân viên y tế sẽ khử trùng bên ngoài nốt đậu bằng cồn nhiều lần sau đó dùng kim tiêm hút dịch bên trong nốt đậu.
Dịch này chứa virus còn khỏe cùng khá nhiều tế bào bạch huyết của bò.
Tiếp theo là quá trình làm chết tế bào bằng dung dịch nhược trương, tế bào vỡ càng làm thoát ly nhiều virus.
Ở Bố Chính phòng thí nghiệm có đủ nhiều các dụng cụ do đó sẽ dùng ly tâm xoay bằng cơm các ống nghiệm chứa hỗn hợp dịch này, theo độ phân tách khác nhau của các thành phần có thể loại bỏ phàn lớn xác tế bào của bò để lại chỉ là virus, mảnh protein nguồn gốc bò, mảnh kháng nguyên virus.
Tất nhiên virus không thể tồn tại lâu ở môi trường không có vật chủ cho nên sẽ ngỏm củ tỏi. Từ đó cái kháng nguyên virus của Bố Chính sẽ tinh khiết hơn nhiều không có các hiện tượng đáng tiếc nhiễm khuẩn huyết hay bội nhiễm như vaccine của Ký và càng vạn lần tốt hơn lang băm Tống Kiệt .
Tỷ lệ chết của Tống Kiệt vaccin là 0,7%, của Ký là 0,3% còn của Bố Chính lúc này chưa đầy 0,1% nguy hiểm. Đây đã là siêu cấp tiến bộ rồi.
Cho nên quân đội Bố Chính được ưu tiên cấy vaccine trước, các quan chức chính phủ tương tự.
Lúc này sau khi mấy vạn quân Bố Chính được vaccine bảo vệ, nghe tin em trai bị chém, phụ thân thì dẫn quân đánh Thăng Long. Lý Từ Huy chịu không nổi lời dặn của Ngô Khảo Ký mà đích thân dẫn một vạn tinh binh Bố Chính theo đường biển lao thẳng về Thiên Trường trợ chiến.
Không ai cản được, không ai dám cản, cụ Lý Thường Kiệt cũng không cản, chỉ nói một câu “ Cẩn thận là được, Bố Chính có ta tại không đáng lo” .