Ba ngàn tử sĩ lại là tinh nhuệ chứ không phải pháo hôi, Phụng Càn Vương quả thật dám bỏ.
Đám người này trong đêm tối không sợ đạn pháo vèo bay qua đầu mà như u linh trong bóng đêm, miệng không rên một tiếng cứ thế thẳng tiến về phía doanh trại của địch quân.
Trong lúc quân đội của Kiều Tiên đang còn vật vã tìm cách đối phó hoả pháo từ khắp nơi dội vào doanh trại thì đám tử sĩ không sợ đạn rơi cạnh thân đã thành công tiến sát lại đại doanh Kiều quân.
Thiên tử binh có tinh nhuệ không? Không thể nghi ngờ chắc chắn là có, nhưng vấn đề là họ được tổ chức trong tay người cầm quân trình độ nào thì sức mạnh sẽ được phát huy ở tầm đó.
Kiều Tiên chưa đủ bản lãnh tổ chức , dẫn binh với quy mô vạn người, đó là điều không thể chối cãi, hắn là chưa có kinh nghiệm dùng pháo chiến đấu, đó chính là hiển nhiên.
Luỹ đất đắp vội của Kiều Tiên tuy có thể làm căn cứ công sự cho hoả pháo của hắn đánh trả bên ngoài nhưng vấn đề là pháo thủ bên trong Kiều doanh không có mục tiêu để công kích, pháo tự hành của Thiên Trường quân liên tục bắn rồi vừa di chuyển vừa tái nạp đạn sau đó lại đến vị trí mới nhả đạn. Cách đánh đó khiến Kiều doanh quá rối.
Tổ chức quân ra ngoài săn pháo, Kiều Tiên binh vừa ít hơn, chất lượng không cao hơn, lại không có kỵ binh, hắn không dám ra ngoài.
Luỹ đất nhỏ bé của Kiều doanh chẳng đủ cho một phần tư số quân của Tiên ẩn úp, bên trong công sự của Kiều quân lại không có hầm hào tránh đạn pháo, đây là thiếu sót vô cùng nghiêm trọng nếu là thời đại này chiến tranh súng pháo.
Mỗi giây mỗi phút bên trong doanh đều có người thiệt mạng.
Lý Nhật Trung đã mang đến đây tất cả hoả pháo mà ông ta có trong tay, năm mươi tám thanh đại bác dài ngắn đủ loại. Và chúng đang hết công xuất, điên cuồng nhả đạn vào Kiều doanh.
Phải nói Phụng Càn Vương luyện quân không đùa, pháo thủ của ông ta có thể dựa theo ánh trăng lờ mờ có thể vừa chùi nòng pháo vừa mò mẫm nạp thuốc súng, nhồi bông, nạp đạn, thật không thể không vỗ tay tán thưởng.
“ Giết”
Đơn giản một tiêng hô giết vang lên, là Lý Nguyên Hào hét lớn, ba ngàn tiếng hô giết cứ vậy mà đồng thanh trong đêm như tiếng sấm nổ, át cả tiếng đạn pháo.
Khốn nạn, quân Phụng Càn Vương điên, đột phá ngay trong lúc chính bọn họ đang nã pháo vào tiền tuyến, đám người này không muốn sống nữa.
Phải họ không hề sợ chết, đây là tử sĩ, đáng sợ hơn cả đây là tinh nhuệ quân dám làm tử sĩ.
Hào hẹp cắp, luỹ thấp không thể cản bước chân của đám tử sĩ này. Bọn chúng có mang thang và dây, thang tre được buộc dây hãm mỗi thang trên đầu có bám sẵn hai người, thang có dây hãm kéo cănh phía sau giúp thang từ từ hạ độ cao đáp trên mặt luỹ, vượt qua hẹp hào.
Kiểu lối đánh thang tre tuy thô sơ nhưng siêu cấp hiệu quả này chiến binh Đại Việt cực lành nghề. Tất nhiên giỏi công thì cũng giỏi phòng trong cách này, đám thiên tử binh áo đỏ bên trong Kiều doanh đánh trả.
Nồi da nấu thịt thực sự thê thảm hình dung, đều là con em Đại Việt, đều là tinh nhuệ, quá hiểu nhau dẫn đến chiến đấu dị thường thảm khốc.
Nhưng ưu thế rõ nghiêng về phía tử sĩ của Phụng Càn Vương, họ tinh thần liều chết, tấn công bất ngờ lại là trung thành với Càn Vương mà chiến.
Thiên tử binh phía Kiều thị, mấy lần đổi chỉ huy tinh thần đã đê mê, bị pháo bắn dồn dập đâm ra bị động trong phòng ngự, tinh thần rõ ràng không còn no đủ.
“ KIỀU TIÊN ĐÃ BỊ TA GIẾT, ĐÁM THIÊN TỬ BINH MAU ĐẦU HÀNG, CÁC NGƯƠI CÒN DÁM PHẢN LÝ GIA?”
Lý Nguyên Hào toàn thân đẫm máu chém giết tứ tung, trên tay hắn cong đong đưa một cái đầu người vừa bị chém xuống , máu me be bét không rõ., thằng này hét lớn khiến cả khu vực loạn chiến như chững lại mấy giây mà đưa ánh mắt về đây.
“ ĐỪNG TIN HẮN, KIỀU TIÊN TA VẪN TẠI, MAU CHÉM GIẾT NGHỊCH TẶC”
Đứng cách nơi đó không đầy năm mươi mét , Kiều Tiên thấy tình thế không ổn vội la lớn.
“ THẰNG CHÓ THÌ RA MÀY TRỐN NƠI NÀY, HUYNH ĐỆ THEO TA GIẾT”
Lý Nguyên Hạo cười ớn vứt xuống đầu người, rung rùn thân thể cho máu huyết địch nhân trên chiến giáp rơi bớt sau đó sách đao dẫn người lao về phía Kiều Tiên.
“ Chết mẹ, trúng kế”
Kiêu Tiên run lên sợ hãi, Lý Nguyên Hạo quá hung hãn, đây là đám sĩ tử không sợ chết do đó vừa xác định vii trí của Tiên đã có ít nhất mấy chục tên Thiên Trường tử sĩ một đòn đẩy lui đối thủ liều mạng vây đến.
Không chạy chắc chắn chết, Kiều Tiên mặc kệ dẫn thân binh mở đường máu chạy.
Tướng chạy, chỉ huy tán, binh bại như núi lở, bên trong nội doanh Kiều quân lửa khói đã bốc cao ngút.
“ Ngừng bắn” Phụng Càn Vương ra lệnh.
“ Vương gia có nên đưa quân vào giúp Hào công tử?” Một tên lão chỉ huy ánh mắt xót xa nhìn khói lửa Kiều Doanh mà không khỏi mềm lòng.
“ Không thể, dù thắng hay bại thì tử sĩ doanh phải một mình chiến, không ai được vào trong đó, Trước là Tống Kiệt sau là Kiều Thị huynh đệ đều quỷ dị có thể gieo dắt bệnh dịch, cho nên những binh sĩ tiếp cận gần cùng quân Thăng Long đều phải cách ly, trước khi tìm ra cách khống chế bệnh dịch, không cho phép mạo hiểm. Ba ngàn quân tử sĩ là mệnh, hơn một vạn bảy ngàn quân còn lại không là mệnh?” Phụng Càn Vương mắt đã lão lệ nhưng nét mặt già nua vẫn kiên cường hét lớn.
“ Nếu bọn hắn thắng… trong doanh đó không thiếu lương thực cho bọn hắn dùng, nếu bọn hắn thua…” Phụng Càn Vương hơi ngập ngừng.
“ Đem thuốc men, băng gạc sạch , nước sạch, vôi sống đã chuẩn bị chuyển đến nơi đây cho bọn hắn.Chúng ta lui lại, ta tin tưởng Hào nhi” Phụng Càn Vương quả quyết sau đó hạ lệnh lui quân mặc kệ trước mặt chém giết vẫn chưa dừng.
Lộ Đông Hải Vân Đồn khu , Vân Đồn tại sao có cái tên này? Có tên này vì nơi đây có núi Vân ở làng Vân, tác hơi bị nhảm nhưng đó là thật, ngọn núi luôn có mây bao phủ được gọi là vân, đám đảo quanh khu này là cửa ngõ quan trọng vào Đại Việt từ biển cho nên từ rất sớm các quân chủ Đại Việt đã cho xây dựng đồn trại canh gác nơi này. Cho nên nó chuyển tên thành Đồn Vân, trấn giữ cả vùng biển Đông Bắc Đại Việt ( cái tên “lói” lên tấy cả).
Thời Tiền Lê nơi này chỉ là cảng quân sự, sau này tới nhà Lý thì nơi mở rộng thêm một khu biến thành cảng thương nghiệp ngoại thương đầu tiên của Đại Việt theo đúng nghĩa Ngoại Thương, các quốc gia làm ăn buôn bán tấp nập ở đây có Tống Béo, Hàn Chim Bé, Nhật Không Cao, Hải Tặc Đông Hải, thậm chí Lẩu Thái, Đá người không đá bóng tiền thân Indonesia cũng mò qua đây.
Đặc biệt ba năm qua Cảng Đồn Vân lại đặc biệt náo nhiệt, Tuy Tống Béo bạn hàng làm ăn cấp SS của Đại Việt không thể giao thương ở đây do bị Nam Mân Chặn đường thuỷ, nhưng chính Nam Mân, Đông Mân lại trở thành siêu cấp thị trường béo bở để Đại Việt tuồng hàng chất lượng không cao nhưng giá mặn chát vào đó kiếm lời.
Đám hải tặc Đông Hải vì nể cảng này thuộc về mẫu quốc của Trùm hải tặc nên đến nơi này làm ăn tử tế không tặc mi trộm nhãn. Hay ho là Nhật Bản cũng rất năng qua nơi này. Cho nên thiếu Tống Béo nhưng thu nhập của Đại Việt lại tăng mạnh vì lúc này Đại Việt suất siêu.
Tác lại hưu vượn dài dòng. Tóm lại một câu nơi này trở thành chiến trường chạm nổ.
Ký kéo đại quân trùng điệp tiến về Vân Đồn thì không thấy Lý Kế Nguyên Đâu.
Kế Nguyên lão thành thuỷ chiến biết rõ sức một mình đánh không lại Ký nên việc đưa quân ra Vân Đồn chặn Ký về nước chỉ là hư chiêu.
Lính Đại Việt nếu không biết bơi, không quen thuỷ chiến là bộ binh. Nhưng lính thuỷ Đại Việt không có nghĩa là không biết đánh trên cạn. Trăm phần trăm lính thuỷ Đại Việt là thuỷ quân lục chiến một tay hai nghề.
Lý Kế Nguyên đến Vân Đồn thì bất ngờ bỏ thuyên lên bờ sáu ngàn thiên tử binh sáu ngàn sương binh quay lại hướng đám quân của Thường Hiến ép tới.
Lúc này quân của Tôn Đản cũng từ Thượng Nguyên vòng qua Lạng Châu úp về phía Thường Hiến tạo thành thế gọn kìm khóa chặt.
Thường Hiến cũng là lão luyện trận mạc, thấy tình hình có vẻ biến liền đưa quân chạy lui về phía sau.
Nhưng đối thủ của ông toàn những người không tầm thường. Cuối cùng tại thung lũng Chi Lăng ông ta bị tóm gọn, chặn đầu chặn đuôi không lối thoát. Bởi Tôn Đản chỉ là nhử binh khiến Thường Hiến chạy hướng này, Lý Hoằng Chiêu đã dẫn quân chặn đường lui của ông từ lâu nơi này.
Cuối cùng tại cái thung lũng này phía nam là Lý Hoằng Chiêu, phía Bắc có Tôn Đản, Lý Kế Nguyên, bảy ngàn quân của Thường Hiên đúng là mọc cánh chạy không được.
Ngày 29 tháng riêng khi đại quân Bố Chính do Lý Từ Huy một vạn trùng trùng điệp điệp nghênh ngang tiến vào Thiên Trường vùng biển thì tin tức Phụng Càn Vương dưới chân thành Thăng Long bại trận bay tới Thiên Trường.
Phụng Càn Vương hình như bị thương rất nặng được thân binh liều chết cứu về, tàn quân của Thiên Trường đang mau chóng chạy về Phủ Lý.
Lý Từ Huy lòng nóng như lửa đốt thúc hải quân ngược sông Hồng mà tiến về Thăng Long.
Lúc này một loạt chư hầu bàng hoàng nhưng không quên nhảy ra chỉ chích Phụng Càn Vương cùng Lý Từ Huy đại nghịch bất đạo tự ý động binh về kinh sư ý đồ mưu phản.
Vì đâu lại ra cơ sự này.
Hồi sau sẽ rõ.