Ngày mười một tháng ba năm Vạn Lịch thứ bốn mươi sáu, lửa bốc ngút trời, binh khí leng keng. Đại Minh Sơn Hải Quan tổng binh Đỗ Tùng lĩnh hai vạn tám ngàn sĩ binh xuất phát từ Thẩm Dương, trong ngày qua Phủ Thuận quan, vượt Ngũ Lĩnh, đến sáng thì tới tả ngạn sông Hồn.
Trước tiên phái thám báo qua sông trinh sát, quân sĩ còn lại theo sau qua sông. Tham tướng Sài Quốc Đống thống lĩnh xa pháo doanh bẩm báo với Đỗ Tùng: - Sông Hồn đáy sâu nước xiết, xe binh mà xuống thì tay không khó giữ, xe hỏa dược hoàn toàn không thể qua.
Đỗ Tùng rất hứng thú với kính thiên lý mà Trương Nguyên đưa, Chính phó đội trưởng của quân canh gác các lộ đều có kính thiên lý, bản thân y cũng mang một chiếc. Lúc này y dùng nó quan sát bên kia sông, thấy núi Nam bên sông có vật cưỡi của địch lui tới, bèn hạ lệnh tăng tốc qua sông chiếm bãi đất cao, xa pháo doanh có thể đi chậm hơn, để Sài Quốc Đống nghĩ biện pháp vượt sông.
Nhưng khi Đỗ Tùng qua sông cùng địch giao chiến, Sài Quốc Đống vẫn chưa nghĩ cách qua sông, ra lệnh hạ trại bên tả ngạn, cũng không phái người thông báo với Đỗ Tùng ở bờ bên kia.
Sau khi Đỗ Tùng qua sông, bộ đội tiên phong lập tức tiến công quân trại Hậu Kim trên núi Nam. Hai quân trại này có bốn mươi quân Hậu Kim canh giữ, du kích Uông Hải Long dũng cảm lên trước phá hai trại, giết chết hai mươi sáu tên kiến Nô, bắt sống mười bốn người, quân Minh cũng có mấy chục người thương vong.
Từ miệng tù binh kiến Nô biết Nô Nhĩ Cáp Xích đang phái người đến Tát Nhĩ Hử chuyển đá xây công sự, có kỵ binh bảo vệ. Thám báo quân Minh phái đi cũng nói núi Giới Phiên ở đông bắc Tát Nhĩ Hử có trên vạn dân phu đang xây công sự, dưới núi có kỵ binh cảnh giới, không rõ số người, đoán chừng không quá năm trăm người.
Đỗ Tùng và Bảo Định tổng binh Vương Tuyên, Kế Liêu tổng binh Triệu Mộng Lân, giám quân Trương Thuyên thảo luận phải nhanh chóng chiếm núi Giới Phiên, dọn sạch đường đến Hách Đồ A Lạp, bằng không thì không thể đúng kỳ hạn tới Nhị Đạo quan và hội hợp với quân nam lộ của Lý Như Bách.
Các tướng quan đều không dị nghị. Đỗ Tùng lập tức cùng Vương Tuyên, Triệu Mộng Lân lĩnh quân đi tiếp. Giám quân Trương Thuyên ở phía sau đốc xúc quân dụng hỏa khí, lúc này mới phát hiện Xa doanh tham tướng Sài Quốc Đống và xe súng pháo còn ở bờ bên kia, hơn nữa cũng không dùng cách gì đưa xe qua sông thuận lợi.
Trương Thuyên giận dữ, cưỡi ngựa qua sông khiển trách Sài Quốc Đống, Sài Quốc Đống lúc này mới vội vàng cho người hoặc kéo hoặc khiêng qua sông. Có một số súng pháo và xe bị sông cuốn đi, lúc này không thể bận tâm đến chút tổn thất đó, phải đuổi kịp đại quân chủ lực mới được.
......
Quân tây lộ của Đỗ Tùng vừa ra Thẩm Dương thì đã bị thám báo Hậu Kim biết. Khi Đỗ Tùng suất quân qua Phủ Thuận quan, Nô Nhĩ Cáp Xích đong quân ở một chỗ cách Hách Đồ A Lạp một trăm dặm về phía tây đã nhận được tin xác thực rằng quân của Đỗ Tùng tiến công, gã lập tức lệnh Đại Thiện, Hoàng Thái Cực dẫn mười lăm ngàn kỵ binh tinh nhuệ suốt đêm từ Hách Đồ A Lạp xuất phát tới Tát Nhĩ Hử mai phục. Còn gã theo sau dẫn mười lăm ngàn thiết kỵ tiếp viện, ba vạn kỵ binh mặc giáp này là toàn bộ kỵ binh chủ lực mà Nô Nhĩ Cáp Xích có thể điều động, còn ba lộ quân Minh khác thì gã chỉ phái hai trăm kỵ binh đi phòng thủ mỗi lộ. Có hiệu quả chính là tác dụng ngăn cản của thám báo, không cho quân Minh nhanh chóng uy hiếp Hách Đồ A Lạp, ở lại Hách Đồ A Lạp còn có hai vạn năm ngàn lính bộ, tất cả quân đội Hậu Kim có thể điều động đều tập trung ở tây tuyến Hách Đồ A Lạp.
Đúng lúc Nô Nhĩ Cáp Xích gấp rút tới Tát Nhĩ Hử, phía nam Đống Ngạc truyền đến tin tức: Nam lộ quân chủ tướng không phải Lý Như Bách, mà là Hàn Nguyên Thiện.
Điều này khiến Nô Nhĩ Cáp Xích có chút bất ngờ. Hàn Nguyên Thiện là Liêu Đông Đô Chỉ Huy Sứ, không phải xuất thân võ tướng, mà là tiến sĩ quan văn. Quan văn triều Minh lãnh binh không đáng ngạc nhiên, Nô Nhĩ Cáp Xích xưa nay khinh thường quan văn Đại Minh, cho nên tuy biết quân nam lộ lâm trận đổi tướng, cũng không cho rằng vì vậy mà nguy hiểm tăng cao. Gã đã quyết tâm đấu với lộ quân của Đỗ Tùng, chỉ cần đánh tan quân Minh tây lộ của Đỗ Tùng, kỵ quân của gã hành động mau lẹ, vẫn có thể có thời gian đối phó với ba lộ quân Minh còn lại đang tiến sát Hách Đồ A Lạp.
Sáng ngày mười một tháng ba, Đại Thiện suất quân qua Trát Khách quan, một mặt phái thám báo cưỡi ngựa đến Tát Nhĩ Hử trinh sát, một mặt đóng quân chờ Hoàng Thái Cực và Nô Nhĩ Cáp Xích. Hoàng Thái Cực bởi vì giết trâu tế trời ở phía nam Hách Đồ A Lạp nên một canh giờ sau mới đến Trát Khách quan, gặp Đại Thiện thì ngừng lại, liền nói: - Lộ quân Đỗ Tùng đi rất nhanh, quân bộ và dân phu xây công sự ở núi Giới Phiên thiếu quân giới, khó ngăn cản quân Minh tiến công, chúng ta phải khẩn trương tiếp viện. Thủ quân trên núi Giới Phiên thấy viện vân tới, tất hợp lực tử thủ, như thế có thể cao thấp cùng đánh, Đỗ Tùng tất bại.
Đại Thiện nói:
Hoàng Thái Cực nói: - Trận chiến này quân ta phải thắng, hơn nữa phải đại thắng tốc thắng. Đỗ Tùng chỉ có ba vạn nhân mã, mà quân bát kỳ tinh nhuệ của ta đều tập trung ở đây, còn gì phải sợ, cứ diễu võ dương oai nổi trống tiến lên. Thủ quân ở núi Giới Phiên thấy đại quân ta uy vũ tiến đến, sĩ khí tất phấn chấn, lập tức anh dũng đánh trận, tối nay tiêu diệt Đỗ Tùng ngay tại Tát Nhĩ Hử, ngày mai chỉ huy lên phía bắc đối phó lộ quân của Khai Nguyên Mã Lâm.
Do đó, mười lăm ngàn Hậu Kim kỵ binh hướng về phía Tát Nhĩ Hử cách đó bốn mươi dặm.
.....
Quân tây lộ Đại Minh tiên phong du kích Uông Hải Long đầu giờ Thìn đã đến cửa thung lung Tát Nhĩ Hử. Buổi sáng trinh sát cho thấy có mấy trăm kỵ binh địch ở cửa thung lũng, nhưng lúc này một bóng cũng không thấy, dân phu vận chuyển đá đều rút lui lên núi Giới Phiên. Uông Hải Long ghi nhớ nghiêm lệnh không được liều lĩnh của Đỗ tổng Binh, bèn phái người hướng Đỗ Tùng xin chỉ thị.
Đỗ Tùng giục ngựa đi vào cửa thung lũng Tát Nhĩ Hử. Y quan sát địa hình, xa xa là núi Thiết Bối hiểm trở, sông Hồn và sông Tô Tử chảy giao nhau dưới chân núi, phía tây chân núi Thiết Bối nối liền với núi Giới Phiên. Có thể thấy công sự kiến Nô đang xây trên núi Giới Phiên dựa vào phía đông của núi, vách đá Cát Lâm cao ngàn mét đứng sừng sững, sông Hồn chảy từ đông sang tây lượn qua núi Giới Phiên, vùng thung lũng Hà Nam này chính là Tát Nhĩ Hử, địa thế gập ghềnh, cây rừng rậm rạp.
Đỗ Tùng lấy kính thiên lý trông ra xa, thấy kiến Nô ở công sự trên núi Giới Phiên đang nhìn về phía vách đá Cát Lâm, điều này đương nhiên là muốn cứ hiểm tự thủ. Khi nhìn kỹ lại, kiến Nô xây công sự đều không phải dân phu, mà chính là lính bộ kiến Nô.
Tổng binh Vương Tuyên đề nghị lập tức tiến công vách đá Cát Lâm, chiếm lĩnh núi Giới Phiên, đánh tan lính kiến Nô, đồng thời chia tám ngàn binh chiếm cứ bãi đất phía tây Tát Nhĩ Hử, đề phòng kiến Nô kỵ binh bất ngờ đột kích đường lui của quân Minh.
Loại chiến thuật bộ binh chiếm cứ bãi đất, tạo thế gọng kìm này rất thường thấy. Lộ quân của Đỗ Tùng mặc dù cũng có sáu ngàn kỵ binh, nhưng kỵ binh của quân Minh và Hậu Kim kỵ binh không cách nào so sánh được, chỉ có hiệu quả tăng tốc độ hành quân, lực đánh của cung kỵ rất yếu, cho nên hành quân bày trận đều là áp dụng chiến thuật bộ binh.
Đỗ Tùng có biệt hiệu là "Cuồng phu", tác chiến dũng mãnh nhưng thiếu mưu kế. Song lần này từ lúc xuất binh Thẩm Dương tới nay, hành quân lại khá cẩn thận, rất xem trọng thám báo, lúc này nghe Vương Tuyên nói phải chia binh, y liền nói: - Phái nhiều thám báo trinh sát, xem tù trưởng Nô đến ngăn chặn bộ kỵ quân ta đang ở đâu, nếu ở khá xa, quân ta cứ chiếm núi Giới Phiên trước. Tiến công núi Giới Phiên phải vượt qua sông Giới Phiên trước, nếu nhất thời công không được, cường địch tập kích ta lui lại, quân ta tiến thoái không được thì há chẳng phải hai mặt thụ địch rồi à.
Vương Tuyên có chút kinh ngạc, Đỗ Tùng luôn luôn thích đoạt công lao, lần này vì sao cẩn thận như thế, phải biết kiến Nô trên núi Giới Phiên đều là quân công!
Đỗ Tùng đương nhiên là có chút cân nhắc. Gần ba vạn đại quân ra Thẩm Dương tiến sát Hách Đồ A Lạp, trừ phi Nô Nhĩ Cáp Xích là người chết, bằng không thế nào cũng biết tin phái binh tới đón đầu rồi, không thể để quân Minh đánh thẳng vào Hach Đồ A Lạp, cho nên Đỗ Tùng sớm chuẩn bị ác chiến. Hơn nữa, đầu năm Trương Nguyên từng cho người đưa thư nhắc nhở phải phòng bị kiến Nô tập trung binh lực đối phó lộ Phủ Thuận, đối với điều này Đỗ Tùng bán tín bán nghi. Bốn lộ đại quân tiến sát Hach Đồ A Lạp, Nô Nhĩ Cáp Xích đương nhiên phải chia binh đón địch, nếu chuyên đối phó lộ quân của y, vậy các lộ khác ứng phó thế nào?
Đỗ Tùng tuyệt đối không tin Nô Nhĩ Cáp Xích có thể nội trong một ngày tiêu diệt ba vạn đại quân của y, sau đó chỉ huy lên phía bắc đánh tan quân bắc lộ của Mã Lâm, rồi chặn đánh quân đông lộ và liên quân Triều Tiên, cuộc chiến ở Tát Nhĩ Hử sẽ hạ màn khi ba lộ bị đánh tan tác. Trương Nguyên cũng phản đối Đỗ Tùng đề cập đến khả năng này, bởi vì như thế chỉ làm Đỗ Tùng không tin bất kỳ lời nào của hắn, mà hiện tại, Đỗ Tùng vẫn tương đối kính phục Trương Nguyên. Tuy nói không tin tưởng lắm Nô Nhĩ Cáp Xích sẽ tập trung binh lực ở tây lộ Hách Đồ A Lạp, nhưng cũng không dám khinh thường, khi hành quân y đều cho thám báo đi trước, chuẩn bị chiến đấu mọi lúc.