Mọi người đang nói chuyện, một thám báo tức tốc đến báo có đại đội kỵ binh kiến Nô đang cách Trát Khách quan bốn mươi dặm, đều là kỵ binh mặc giáp, tổng cộng không dưới vạn người.
Đỗ Tùng kêu một tiếng: - Đến rất hay! Rồi y lệnh đại quân nhanh chóng chiếm cứ bãi đất Tát Nhĩ Hử, đào hào xây công sự phòng ngự, lại phái người thúc giục Xa doanh tham tướng Sài Quốc Đống tăng tốc đi tới, súng pháo phải bày trận ở bãi đất chuẩn bị nghênh địch. Trải qua thất bại của Trương Nhận Dận, quân Minh đã tăng cao cảnh giác đối với Hậu Kim dã chiến.
Bốn trăm Hậu Kim kỵ binh phụ trách cảnh giới ở cửa thung lũng Tát Nhĩ Hử do thám biết quân Minh đã đến, liền mai phục bên sông Giới Phiên, chỉ đợi lúc quân Minh qua sông Giới Phiên tiến công thủ quân trên núi thì lao ra tập kích bất ngờ. Chúng không ngờ quân Minh vẫn chưa tiến công núi Giới Phiên, mà là chiếm cứ bãi đất trong thung lũng bắt đầu xây dựng công sự phòng ngự. Nhìn quân Minh đang không ngừng chạy đến, bốn trăm Hậu Kim kỵ binh không dám tự ý hành động, hiện tại chỉ chờ viện quân đến mới giáp công quân Minh từ hai phía.
Đầu giờ Mùi (13-15h), Đại Thiện và Hoàng Thái Cực lĩnh mười lăm ngàn kỵ binh qua đồi Thái Lan, nơi này cách núi Giới Phiên chỉ có hai mươi dặm đường. Thám báo lại nói quân Minh trú quân ở bãi đất Tát Nhĩ Hử, vẫn chưa tiến công núi Giới Phiên, điều này làm cho Hoàng Thái Cực cực kỳ mất mặt, y luôn lường trước sự việc rất chuẩn, lúc này lại tính sai.
Đại Thiện thầm cười lạnh Hoàng Thái Cực luôn lấy lòng trước mặt Nô Nhĩ Cáp Xích, nhưng ngoài mặt lại nói:
Hoàng Thái Cực quyết đoán nói: - Thừa dịp quân Minh chưa ổn định, lập tức khởi xướng tiến công, cho người đưa tin tới núi Giới Phiên, lệnh bộ kỵ trên núi cùng nhau giáp công quân Minh. Nhất định phải càn quét toàn bộ lộ quân Minh này trước sáng ngày mai, bằng không Hách Đồ A Lạp sẽ bị tấn công.
Đại Thiện mặc dù tranh đấu gay gắt với Hoàng Thái Cực, nhưng trong lúc bốn lộ đại quân triều Minh tiến sát, y cũng sẽ không cố ý làm trái lại Hoàng Thái Cực. Y cũng biết trận chiến này lợi ở tốc thắng, lớn tiếng nói: - Vậy chiến thôi! Y đem mười lăm ngàn kỵ binh chia làm hai cánh trái phải, Hoàng Thái Cực trai, Đại Thiện phai, không tiếc mã lực, tiến nhanh về hướng Tát Nhĩ Hử.
Mười lăm ngàn kỵ binh mà Đại Thiện, Hoàng Thái Cực suất lĩnh chính là quân bát kỳ tinh nhuệ, đều là một người hai ngựa, hành quân một con, khi xung phong thì cưỡi con còn lại, cho nên lực rất mạnh.
Đại chiến Tát Nhĩ Hử bắt đầu từ lúc hoàng hôn, núi Giới Phiên nắng chiều như lửa, mười lăm ngàn bộ quân Hậu Kim trên núi theo sau bốn trăm kỵ binh đã vượt sông Giới Phiên, canh giữ ở cửa thung lũng Tát Nhĩ Hử nhằm cắt đứt đường lui của quân Minh. Còn Đại Thiện lĩnh hữu quân tứ kỳ binh bắt đầu tiến công quân Minh ở bãi đất Tát Nhĩ Hử.
Quân Minh lúc này đã kết thành ba đạo trận doanh, đạo ngoài cùng là xa trận, mấy trăm chiếc chiến xa liên kết với nhau, mỗi chiếc trang bị ba khẩu pháo ngắn Phật Lang Cơ , có thể luân phiên bắn. Tuy gấp gáp ứng chiến, nhưng từ trên cao nhìn xuống, pháo bắn liên phát, đối với Hậu Kim kỵ binh xung phong gây sát thương rất lớn, loại đạn bắn ra chính là đạn ria, lực sát thương không nhỏ. Hậu Kim kỵ binh tuy ai cũng mặc trọng giáp, nhưng khó chắn đạn ria tấn công, nhất là ngựa thì phòng hộ càng kém, Đại Thiện chỉ huy hai đợt xung phong trước đó đều bị đánh lui.
Phật Lang Cơ: cách gọi của triều Minh dùng cho nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Sắc trời tối dần, chiến đấu kịch liệt vẫn tiếp diễn. Nô Nhĩ Cáp Xích dẫn mười lăm ngàn kỵ binh chạy tới, nghe Đại Thiện, Hoàng Thái Cực nói rõ tình huống, Nô Nhĩ Cáp Xích cau mày. Vận mệnh Đại Kim nằm ở trận chiến này, tối nay nếu không thể đánh tan quân đội Đỗ Tùng, gã không thể chỉ huy đón đánh bắc lộ Mã Lâm và liên quân Diệp Hách. Theo hồi báo thăm dò mới nhất, Mã Lâm dẫn quân từ Tam Xóa Nhi ra biên giới, đêm qua tụ tập ở khe núi Bái Tử, khe núi Bái Tử cách Tát Nhĩ Hử chỉ có một trăm hai mươi dặm, cách Hách Đồ A Lạp hơn hai trăm dặm. Mà hiện tại vẫn chưa biết lộ quân này sẽ đi đến đâu, nếu nhanh thì cách Hách Đồ A Lạp cũng không xa nữa, cách Tát Nhĩ Hử còn gần hơn. Tình thế Đại Kim nguy hiểm chồng chất, không liều mạng thì đợi khi nào nữa, gã liền hạ lệnh suốt đêm tấn công, không tiếc bất cứ giá nào, nhất định phải phá tan trận doanh quân Minh, tiêu diệt toàn bộ lộ quân Minh này. Quân Minh chưa đến ba vạn người, mà gã có ba vạn kỵ binh và mười lăm ngàn bộ tốt. Với hiểu biết của gã về sức chiến đấu của quân Minh, chỉ cần đột phá xa trận quân Minh, quân Minh tất tan tác.
..............
Ánh trăng đêm nay không khác gì đêm Thanh Hà thất thủ, sáng ngời trong trẻo, điểm khác biệt chính là không có tuyết đọng trắng xóa trên đất. Từ bãi đất Tát Nhĩ Hử trông ra, khắp núi đồi đều là quân bát kỳ Hậu Kim. Lúc này rốt cuộc Đỗ Tùng đã biết Trương Nguyên lại đoán đúng, tù trưởng Nô quả nhiên tập trung chủ lực ở tây lộ, muốn diệt gọn quân tây lộ của y.
Chiến đấu vô ùng kịch liệt, Hậu Kim kỵ binh không ngừng mạo hiểm lửa đạn đột nhập trận doanh, nhưng đều bị súng kíp thủ, cung tiễn thủ của đạo phòng tuyến thứ hai và thứ ba trong chiến hào tiêu diệt. Song Hậu Kim kỵ binh xông lên cực kỳ hung hãn, trước khi bị giết chết có thể sát thương mấy người, thậm chí hơn mười người bên quân Minh. Hơn nữa bởi vì quân Minh lập trận doanh khổng lồ, mấy trăm chiếc chiến xa pháo của xe pháo doanh cũng không thể hình thành vòng tròn phòng ngự. Một bên bãi đất gần sông Hồn này là do Bảo Định tổng binh Vương Tuyên dẫn tám trăm gia đinh thủ vệ, giám quân Trương Thuyên thì không ngừng cổ vũ các tướng sĩ, chỉ cần thủ vững hai ngày tại bãi đất này, ba lộ quân kia sẽ tới, khi đó trong ngoài giáp công, lập được nhiều kỳ công bất phàm.
Đỗ Tùng tay nắm trường mâu, chỉ huy giết địch ở mé đông - nơi kiến Nô kỵ binh tiến công mạnh nhất. Chiến đấu kịch liệt và máu tanh khiến cả người y khô ran, Xa doanh tham tướng Sài Quốc Đống bẩm báo một ngàn hai trăm khẩu pháo ngắn Phật Lang Cơ đã có hơn hai trăm khẩu không thể sử dụng, cũng có hơn trăm viên pháo thủ bởi vì pháo tự phát nổ mà chết. Cuộc chiến càng tiếp diễn thì càng có nhiều khẩu pháo bị hủy hoại, chỉ sợ kiên trì không đến tảng sáng, những khẩu pháo này sẽ toàn bộ tận diệt.
Đỗ Tùng tức giận, trách mắng Sài Quốc Đống.
Mục Kính Nham đứng kế bên nói với Đỗ Tùng: - Tướng quân, Dương Thị lang thiết nghĩ không biết tướng quân ở Tát Nhĩ Hử gặp phải chủ lực kiến Nô, ba lộ quân khác hiển nhiên lại càng không biết, chỉ sợ nhất thời sẽ không đến giúp. Ty chức có thể cùng một quân sĩ biết đường ở đây xông ra khỏi trùng vây đến bắc lộ tìm kiếm nhân mã của Mã tổng bộ, xin Mã tổng binh nhanh chóng đến giúp.
Đỗ Tùng nhìn quân bát kỳ tràn khắp núi đồi, cau mày nói: - Các ngươi xông ra ngoài được sao?
Mục Kính Nham nói: - Có áo giáp lấy được từ kiến Nô, hai người ty chức sẽ mặc vào, từ một bên sông Hồn nghĩ cách phá vây, xin tướng quân cấp lệnh tiễn cho ty chức làm bằng chứng.
Lúc này ước chừng là giờ Hợi, trăng sáng đã về tây, tiếng súng pháo, cung tiễn, tiếng gào thét sôi sục. Hậu Kim bộ kỵ tiến công như thủy triều, ba đạo trận doanh quân Minh bày ra có kiên trì đến rạng sáng hay không thật sự rất khó nói, trận doanh vừa vỡ thì phải đánh giáp lá cà. Chiến lực quân Hậu Kim hơn xa quân Minh, hơn nữa nhân số cũng chiếm ưu thế, khi đó sẽ khó thoát khỏi vận mệnh toàn quân bị diệt.
Đỗ Tùng nhìn đăm đăm Mục Kính Nham, suy nghĩ một lúc rồi nói: - Được, mong ngươi có thể lập đại công.
Mục Kính Nham cùng một vị tổng kỳ quan tên là Chu Khánh Hổ mặc áo giáp của lính Hậu Kim. Mục Kính Nham cầm lệnh tiễn và thư của Đỗ Tùng, hai người theo một bên mé sông Hồn đi xuống. Hậu Kim bộ kỵ đang tiến công tưởng quân bát kỳ bị quân Minh đuổi đánh chạy xuống, chiến đấu trong đêm rất hỗn loạn, cũng không kịp xem xét. Hai người Mục Kính Nham chạy hơn mười bước rồi nhảy xuống sông Hồn, nước sông đoạn này chảy xiết, Chu Khánh Hổ là người Liêu, không biết thế nước, Mục Kính Nham nếu không phải sinh trưởng ở vùng sông nước Thiệu Hưng, vả lại sức mạnh, bằng không rất khó ôm theo thanh niên trai tráng bơi lên bờ trong đêm tối.
Hai người Mục Kính Nham bò lên bờ bắc sông Hồn, đều đã sức cùng lực kiệt. Nghe tiếng chém giết rung chuyển trời đất vọng lại từ xa, họ hiểu được quân tình khẩn cấp, không dám nghỉ nhiều, chỉ thở gấp một chút liền đứng dậy đi về hướng bắc.
Trước khi Mục Kính Nham tòng quân, ông là kiệu phu Sơn Âm, sức chân rất khỏe, còn tổng kỳ họ Chu kia khi nãy bơi uống phải ngụm nước nên khá uể oải, Mục Kính Nham lại đi mau, y cố sức theo sau. Hai người đi một mạch đến hơn hai mươi dặm, thể lực không đủ, bị vấp chân té lộn nhào, tay chân bủn rủn, nhất thời không đứng dậy được.
Mục Kính Nham lòng nóng như lửa đốt, ông lại không biết đường đi, đỡ Chu Khánh Hổ cõng trên lưng rồi đi nhanh bước. Chu Khánh Hổ vội la lên: - Mục Bách hộ, sao làm vậy được, để tôi thở một chút, tôi tự đi được mà.
Mục Kính Nham nói: - Ngươi cứ thở trên lưng ta, từ từ lấy lại sức, chúng ta không nên trì hoãn.
Cứ như vậy, hai người đi xuyên qua sơn dã, vào canh bốn đã đến vách đá Thượng Gian. Họ gặp được thám báo của Mã Lâm, nếu không phải thám báo bắn cung không giỏi thì Mục Kính Nham suýt nữa bị tên bắn chết.