Hoàng đế Vạn Lịch ngày trước lười tiếp triều nhưng cũng biết việc ở Liêu Đông cấp bách, hôm nay đã phê tấu trả lời, đã tiếp thu ý kiến của Binh bộ và Lại bộ, đồng thời bổ sung như sau: - Uông Khả Thụ cầm binh xuất quan, tùy cơ tiến dừng, nhất định phải thận trọng, bảo vệ chu toàn, tuần phủ Bảo Định, Thuận Thiên dời đến Sơn Hải, Dịch Châu, tiếp ứng cho nhau. Phải nhanh chóng chiêu mộ bổ sung lính Liêu Đông, cách chức Lý Duy Hàn, cắt cử sai nhân thúc Dương Hạo đi ngày đêm đến, tổng tiến công tiêu diệt, chớ trì hoãn kẻo hỏng việc.
Đối với việc phát quân lương, Hoàng đế Vạn Lịch cuối cùng cũng nới lỏng hơn, đồng ý lấy mười vạn lạng từ ngân khố để giải quyết vấn đế cấp bách. Thái Phó Tự cũng góp sáu vạn lạng mua chiến mã, số còn lại là do Binh bộ, Hộ bộ phải tự mình xoay xở.
Ngày mùng ba tháng mười một, chạng vạng tối hôm đó Kỳ Thừa Tùng đến chỗ ở của Trương Nguyên. Y nét mặt nghiêm trọng, thưởng thức trà, nói: - Giới Tử! Lý Duy Hàn Liêu Đông có bản tấu mới nhất đưa đến, bên trong kèm bội từ (từ ngữ ngông cuồng) của nô tù, nhắc lại bảy nỗi hận lớn đồng thời yêu cầu đàm phán bãi binh phó cống, và đề cập đến việc trả lại Nạp Lan Ba Khắc Thập.
Phó cống chính là sản vật cống hiến đến kinh thành Đại Minh, Nô Nhĩ Cáp Xích đánh thắng trận vẫn phải đến phó cống, há chẳng phải là kỳ quái hay sao? Thật ra không có gì kỳ quái cả, Nô Nhĩ Cáp Xích mặc dù chiếm đánh Phủ Thuận, tiêu diệt một vạn quân Minh của Trương Thừa Dận, nhưng rất kiêng nể với thực lực của Đại Minh. Gã nói bảy đại hận là lí do để khởi binh, nói thành bị hãm hại nên đành phải phản kháng. Bãi binh phó cống là muốn để Đại Minh mở lại buôn bán với Kiến Châu. Dù sao Nô Nhĩ Cáp Xích đối kháng với Đại Minh không phải là việc hoàn toàn có niềm tin. Nếu như có thể bãi binh, phó cống là tốt nhất, dù sao đã cướp được rất nhiều rồi. Từ sau khi Nô Nhĩ Cáp Xích lui binh, đốt hết trại thôn xung quanh thành Phủ Thuận, có thể thấy lúc đó Nô Nhĩ Cáp Xích không còn tâm tư muốn chiếm lãnh thổ Đại Minh nữa. Gã chỉ là một tên trộm, cướp được rồi thì đi, là sự yếu đuối của quân Minh Liêu Đông không có khả năng chặn lại dã tâm của gã.
Trương Nguyên nói: - Hoàng thượng gần đây rất chăm tiếp triều, điều binh khiển tướng, xoay xở quân lương, muốn tổng tiến công Kiến Châu. Hạ thần nghĩ không nên nóng lòng, ngại gì không đàm phán với lão nô, dùng kế hoãn binh.
Kỳ Thừa Tùng sợ hãi nói: - Giới Tử chớ có nói đến việc bãi binh bàn hòa, Kiến Nô công kích Phủ Thuận, bắt người cướp của Liêu Đông, kinh sư chấn động. Từ Hoàng đế đến thứ dân không ai không nghiến răng căm hận Kiến Nô. Chỉ muốn đem binh đi đánh, bắt giữ lão nô, thiên triều khí phách to lớn ta thì sao có thể đàm phán với Kiến Nô được chứ.
Trương Nguyên im lặng, Kỳ Thừa Tùng nói đúng. Nếu như lúc này hắn chủ trương đàm phán với Nô Nhĩ Cáp Xích, mặc dù là kế hoãn binh đi chăng nữa cũng không dễ dàng thoát khỏi dư luận của triều đình và người dân. Đại Minh lúc này vẫn đang chìm trong giấc mộng thiên triều thượng quốc. Phủ Thuận bị chiếm đóng và Trương Thừa Dận bị thất bại không làm cho họ có cảnh giác gì, chỉ cho rằng nhất thời sơ sẩy bị địch áp chế mà thôi. Lãnh thổ Đại Minh ngang dọc cũng ngàn dặm, hàng vạn vạn người, mà Kiến Châu Nữ Chân chỉ đóng ở ngoài Hải Đông, số dân không quá mười vạn, làm sao mà chống lại được với Đại Minh. Đợi khi đại quân vừa đến thì Kiến Nô đã bị thất bại thảm hại, ba trận đánh lớn của Vạn Lịch hai mươi năm trước đều là đại thắng của Đại Minh, lần này cũng không ngoại lệ. Ai mà trong lúc này nói quân Bát Kỳ mạnh, khó mà thắng nổi thì nhất định sẽ bị nói thành "Kẻ thù uy phong diệt chính chí khí của mình", " Hán gian" hoặc là "Minh gian". Chiếc mũ này sẽ được đội lên đầu ngài đó.
Kỳ Thừa Tùng lại nói: - Tên Lý Duy Hàn vì chịu tội mà trong bản tấu nói xấu là Giới Tử đã giết Kiến Nô ở Triều Tiên làm cho lão nô tức giận dấy binh.
Trương Nguyên cười nhạt nói: - Mặc cho nô tù và Quang Hải Quân cấu kết với nhau thì có thể tránh cho thành Phủ Thuận không bị chiếm đóng sao? Lý Duy Hàn thật là vô liêm sỉ.
Kỳ Thừa Tùng nói: - Những nỗi bực hoang đường này không đáng nói, nhưng những người có tâm ý khác thì sợ gây bất lợi với Giới Tử thôi. Giới Tử vẫn phải cẩn thận, những lời lẽ bàn hòa thì đừng có nhắc đến nữa, nếu không sẽ để cho những kẻ có dụng ý khác sẽ thừa cơ lợi dụng đấy.
Trương Nguyên gật đầu nói: - Đa tạ Khoáng Ông đã nhắc nhở, Trương Nguyên biết lợi hại trong đó.
Kỳ Thừa Tùng nói: - Đám Khoa đạo quan đó nào có biết nỗi vất vả của Binh bộ, thiếu binh thiếu lương, sứt đầu mẻ trán đấy.
Trương Nguyên hỏi: - Hoàng đế không chịu phát thêm nhiều ngân khố để trợ giúp quân lương, vậy quân lương phải giải quyết thế nào đây?
Thật ra Hoàng đế Vạn Lịch rất biết thu gom của cải, nội phủ tồn ngân rất nhiều. Theo sách sử ghi lại thì Quang Tông Chu Thường Lạc sau khi tại vị thì lập tức phát hai trăm vạn lạng làm quân lương Liêu Đông và cửu biên. Đây đều là tích góp của Hoàng đế Vạn Lịch, nhưng hiện giờ Hoàng đế Vạn Lịch chỉ bỏ ra mười vạn lạng để sung quân lương. Binh Bộ, Hộ bộ có thỉnh cầu thế nào cũng vô dụng, chỉ có nghĩ cách khác thôi.
Kỳ Thừa Tùng nói: - Hôm nay Binh bộ và Hộ bộ sẽ thương lượng, Lý Nhữ Hoa- Hộ bộ Tả Thị lang nắm giữ vấn đề của Hộ bộ đã lấy ví dụ trưng Uy, trưng Bá Châu năm đó, tăng số mẫu ruộng trên đầu người, mỗi mẫu tăng ba cm trên năm.... Như vậy ngân khố cả nước có thể là hơn hai trăm vạn lượng. Dùng cái này để bổ sung quân lương cho Liêu Đông, sau khi mọi chuyện Liêu Đông bình ổn thì số tăng lập tức hủy bỏ.
Trương Nguyên thầm nghĩ: "Liêu Đông loạn lạc đã lâu, hai trăm vạn lượng bạc quân lương liền có thể giải quyết quân Bát Kỳ của Nô Nhĩ Cáp Xích, thực ra là quá mức rồi". Nhưng hiện tại những thứ này đối với Kỳ Thừa Tùng cũng vô dụng, Kỳ Thừa Tùng chỉ là trong Binh bộ mà thôi, hỏi: - Uông tổng đốc xuất quan chưa?
Kỳ Thừa Tùng nói: - Uông Tổng đốc còn lưu lại Sơn Hải Quan, phải đợi Sơn Hải Đỗ tổng binh suất binh đến đã.
Trương Nguyên nói: - Băng tuyết ngập trời như này thì tộc Kiến Châu Nữ Chân cũng trở về "hang ổ" để tránh rét thôi. Quân ta tạm thời không cần vội vã xuất binh, mua ngựa, tạo giáp mới, hỏa thương, tích cực chuẩn bị chiến tranh mới đúng. Xin hỏi Khoáng Ông, kiểu súng toại phát mới kia đã tạo được bao nhiêu khẩu rồi?
Kỳ Thừa Tùng nói: - Tầm khoảng năm nghìn khẩu, các bên đã lĩnh đi hai nghìn khẩu rồi, Quân giới ti còn tồn ba nghìn khẩu.
Trương Nguyên nói: - Ba nghìn khẩu thì ít quá, vẫn phải khẩn trương chế tạo mới được.
Kỳ Thừa Tùng nói: - Thương Khâu Dương thị lang ngày mai sẽ đến kinh thành, Dương thị lang phụng chỉ kinh lược Liêu Đông, điều binh, trưng cầu quân lương, chế tạo quân giới, đều có quyền quyết định tất cả. Giới Tử phải xin lời góp ý hiến kế của Dương thị lang.
Giữa tháng bảy, Trương Nguyên từng cử Vũ Lăng cầm thư của hắn đến Thương Khâu gặp Dương Hạo. Chưa tới tháng tư, Dương Hạo đã hồi thư rồi. Dương Hạo là nhân vật quyết sách của trận đại chiến sắp đến này, rõ ràng là y quan trọng hơn hẳn Đỗ Tùng. Trương Nguyên nhất định sẽ tạo thêm ảnh hưởng đối với Dương Hảo rồi.