Hàng năm mé nam cũng như mặt bắc sông Minh Hà, người Minh thường đánh thuyền cướp bến, mặc sức lộng hành. Ta tuân lời thề nên phải giết. Minh triều lạ phụ ước trước, trách ta giết bừa, bắt Quảng Ninh sứ thần của ta là Võng Cô Lý, Phương Cát Nạp, lại trói cả người tháp tùng uy hiếp ta. Đó là cái hận thứ ba;
Lúc trước Cáp Đạt giúp Diệp Hách hai lần tới xâm lăng, ta phải thân hành đi báo phục. Do đó, trời đã trao trả cho ta cả dân Cáp Đạt, ấy thế mà Minh triều lại ùa theo họ,bức hiếp ta phải trở về nước, khiến Cáp Đạt bị người Diệp Hách xâm lược. Ôi, giữa cái lúc liệt quốc phân qua chinh chiến, kẻ nào thuận ý trời thì kẻ đó thắng và tồn tại, kẻ nào nghịch ý trời thì kẻ đó thất bại và mất nước. Đã có được tù binh lại ép ta phải trả lại, làm gì có lý đó? Đây là cái hận thứ tư;
Quân Minh vượt tuyến giúp Diệp Hách, khiến người vợ sắp cưới của ta phải cải giá sang Mông Cổ, nỗi nhục này ai có thể cam tâm? Đây là cái hận thứ năm. Dân ta ở đây chuyên làm nghề nông, cấy cày ruộng đất thế mà Minh triều không cho họ làm ăn, đem binh đuổi sạch. Bọn Diệp Hách đắc tội với trời ngoài biên ải, thế mà Minh triều riêng tin lời chúng, sai người đưa thư tới để hạch hỏi ta, làm nhục ta, chẳng coi ta ra gì. Đây là cái hận thứ sáu.
Năm qua Kiến Châu gặp hạn hán, dân ta không có lương thực, ta sai sứ thần Nạp Lan Ba Khắc Thập đến Triều Tiên vay mượn nhưng Trương Nguyên được Minh triều sắc phong lại bắt sứ thần của ta về Bắc Kinh, lăng nhục đến cùng cực, quả là khó nhẫn. Đây là nguyên nhân của bảy điều đại hận nên ta phải khởi binh đánh chúng”.
Do Nạp Lan Ba Khắc Thập bị bắt, Nô Nhĩ Cáp Xích không có văn thần đắc lực nên quyển “Cáo thiên thư” này viết không đâu vào đâu nhưng những hận thù cần viết ra thì cũng viết hết ra được. Về phần cái chết của Hỗ Nhĩ Hãn, tuy Nô Nhĩ Cáp Xích vô cùng căm hận nhưng Hỗ Nhĩ Hãn giả làm kẻ cướp bj giết chết dưới chân núi Phượng Hoàng ngoài thành Liên Sơn, việc này cũng không có gì vẻ vang, cũng ảnh hưởng đến sĩ khí nên bỏ qua.
Sau khi tế trời đốt hương thì Nô Nhĩ Cáp Xích dẫn binh khởi hành, hai vạn bộ kị xuất chinh lần này đều là những quân sĩ tinh nhuệ của bát kì quân. Chỉ được phép thắng,không được phép bại, nếu như thất bại thì Kiến Châu sẽ phải diệt vong. Tuy Nô Nhĩ Cáp Xích đã thân kinh bách chiến nhưng cũng không khỏi có chút thấp thỏm. Đêm đó khi nghỉ ngơi trên núi Cổ Lặc mưa to như trút, Nô Nhĩ Cáp Xích nhíu mày do dự trong trướng nói với chư Bối Lặc, đại thần và kì chủ:
Đây là lời dò xét của Nô Nhĩ Cáp Xích, xem mọi người có lòng tin quyết chiến với quân Minh hay không.
Người đứng đầu bốn vị Bối Lặc là Đại Thiện lớn tiếng nói:
Nô Nhĩ Cáp Xích khen Đại Thiện nói có lý, các đại thần Bối Lặc khác cũng lần lượt tỏ ý tiến công Phủ Thuận là việc tất phải làm.
Cuối canh bốn ngày hôm sau, hai vạn quân Hậu Kim chia làm tám đường khởi hành, tám ngàn người tứ kì cánh tả chiếm đánh Đông Châu, Mã Căn Đơn, Nô Nhĩ Cáp Xích thân chinh dẫn 1200 quân tứ kì cánh hữu bất ngờ đánh chiếm Phủ Thuận mà hai ngày trước đã có năm mươi dũng sĩ bạch kì của Hoàng Thái Cực giả làm mã thương xâm nhập vào thành Phủ Thuận. Chỉ chờ đại quân của Nô Nhĩ Cáp Xích tấn công ngoài thành Phủ Thuận thì bắn pháo làm hiệu sau đó bên tronh giáp quân, động thời còn cho một tù binh người Hán đem thư chiêu hàng đến Phủ Thuận gặp Lý Vĩnh Phương, đe dọa nếu đầu hàng thì được miễn chết, còn có thể kết thông gia, nếu không hàng thì sẽ tàn sát dân chúng trong thành, phải để Lý Vĩnh Phương mất đi cơ hội tìm đường sống, đây gọi là công tâm chiến.
“Ngươi là người có tài có trí, thức thời, bên nước ta cầu tài, ngươi cũng gần đủ năng lực đảm nhiệm, còn được trọng dụng, còn kết thông gia. Hơn nữa ngươi không muốn là một đại thần nhất đẳng được hưởng vinh quang của ta sao? Nếu như ngươi muốn chiến, mũi tên của ta làm sao có thể biết ngươi chứ? Nếu đã không thể thắng được thì chết có ích gì chứ? Hơn nữa ngươi ra khỏi thành đầu hàng thì binh của ta sẽ không vào thành, sĩ tốt của ngươi đều yên ổn. Nếu ta vào thành thì già trẻ lớn bé tất sẽ kinh sợ, rất bất lợi với dân chúng. Chớ trách ta quát nạt, nếu mất đi cơ hội này thì ngươi hối cũng không kịp. Hàng hay không hàng ngươi suy nghĩ cho kĩ, ngươi đừng đành lòng nhất thời tức giận mà ép ta làm hỏng việc”.
Du kích Phủ Thuận Lý Vĩnh Phương tuổi gần bốn mươi, cơ thể cường tráng mặc áo giáp trụ đứng ở lỗ châu mai cửa đông nhìn bát kì quân dày đặc núi đồi ngoài thành. Hắn vừa hạ lệnh cho quân sĩ chuẩn bị khí giới thủ thành vừa cất bức thư chiêu hàng của Nô Nhĩ Cáp Xích vào trong ngực rồi lại để người Hán mang thư chiêu hàng vào thành kia ra ngoài thành nói với Nô Nhĩ Cáp Xích rằng Lý Vĩnh Phương hắn đồng ý đầu hàng.
Thỏ khôn có ba hang, phòng trước sẽ tránh được tai họa. Nô Nhĩ Cáp Xích nói Lý Vĩnh Phương là người thức thời không sai. Lý Vĩnh Phương không ngờ Nô Nhĩ Cáp Xích dám gióng trống khua chiêng đến công thành nhưng hắn biết Nô Nhĩ Cáp Xích là người đã không làm thì thôi nhưng đã làm là phải làm đến cùng. Một khi hắn đã khởi binh thì phải hoàn toàn quyết liệt với Đại Minh. Lý Vĩnh Phương hắn sóng hay chết đều nằm trong ngày hôm nay, trong thành Phủ Thuận chỉ có 1200 quân sĩ, 800 bộ tốt đóng ở Mã thị cách đây 20 dặm ở thành đông đã bị bạch kì quân của Hoàng Thái Cực đánh tan, thủ cấp của Trương Bả Tổng thống binh hiện đang bị quân Hậu Kim treo trên một cây gỗ cao ngoài thành để thị chúng.
Lý Vĩnh Phương biết bát kì quân rất giỏi dã chiến nhưng kém về công thành nên tuy rằng địch đông ta ít thì hắn cũng phải cố thủ thành. Làm trung thần lưu danh sử xanh ai chẳng muốn, hơn nữa gia quyến của hắn vẫn còn ở Liêu Dương nên hắn phải thử xem có thủ được không, chỉ cần cố thủ một ngày thì hẳn sẽ có viện quân ở Thẩm Dương ngoài 80 dặm đến, viện quân của Khai Nguyên và Liêu Dương ngoài 200 dặm cũng sẽ kịp thời đến sau. Nhưng nhìn tám màu trên cờ của bộ kị Nữ Chân ngoài thành có thể thấy được Nô Nhĩ Cáp Xích đã dốc toàn lực xuất động bát kì quân, cho dù viện quân của Liêu, Thẩm có thể đến kịp thời nhưng chỉ sợ cũng khó mà ngăn được sự hung hãn của những Nữ Chân Kiến Châu. Lý Vĩnh Phương tòng quân ở Liêu Đông nhiều năm, vẫn tương đối hiểu rõ sức chiến đấu của quân Minh.
Thủ bị Phủ Thuận là Vương Mệnh Ấn đã hạ lệnh đẩy vẻn vẹn mười cửa Hổ Tồn Pháo của thành Phủ Thuận lên đầu thành oanh kích quân Hậu Kim nhưng những Hổ Tồn Pháo này nhiều năm không tu sửa, nòng pháo vẫn ướt đẫm, quân sĩ chuẩn bị hỏa dược đạn pháo cũng luống cuống tay chân. Thật vất vả mới bắn ra được một phát nhưng không thể làm quân Hậu Kim dưới thành bị thương mà quân Hậu Kim cũng đã bắt đầu công thành như thủy triều. Hơn trăm cái thang được dựa vào tường thành, các giáp binh Hậu Kim vác đao giáp lá cà rất nhanh đã trèo lên.
Thành Phủ Thuận được xây dựng vào năm 17 Hồng Vũ, mới đầu tường thành xung quanh chỉ có ba dặm nhưng trải qua 200 năm tiếp tục xây dựng, hiện nay đại thành đã có chu vi 10 dặm. Tường thành được xây bằng đá xanh không thể nói là không chắc chắn nhưng nhân số thủ thành và công thành cách nhau quá xa. Nô Nhĩ Cáp Xích muốn là phải được, 12000 bộ kị tấn công 1000 quân sĩ thủ thành, nếu như còn không hạ nổi thành Phủ Thuận thì bọn chúng chỉ có dẫn quân lui lại Hổ Nhĩ Cáp ngay lập tức thôi.
Thủ bị Phủ Thuận Vương Mệnh Ấn là một mãnh tướng, chỉ huy quân sĩ lấy lôi thạch ngăn cản quân Hậu Kim trèo lên thành. Quân Minh tuy ngày thường không luyện tập nhiều nhưng cũng biết hậu quả của việc thành bị phá, người nào người nấy anh dũng chiến đấu. Cung tiễn, súng trường, lôi thạch, phân nước đều được đem hết ra dùng nhưng thế công của hơn mười cái thang của quân Hậu Kim vô cùng mãnh liệt, hơn nữa kĩ thuật cung tiễn của quân sĩ Hậu Kim cực kì chuẩn, quân Minh thủ thành ở lỗ mai châu hơi thò đầu ra đã bị một mũi tên “vút” một tiếng găm trúng, xuyên luôn qua đầu.
Một giáp sĩ Hậu Kim dũng mãnh nhảy từ thang lên đầu thành, “keng keng” hai tiếng đã lấy tấm chắn rời khỏi quân Minh thủ thành rồi bổ hai đao đến, thanh đao trong tay bổ về phía sau nhanh như chớp, một quân Minh kêu lên một tiếng thảm thiết, lưng bị chém làm đôi, máu tươi phun ra xối xả. Có ba tên quân Minh vây lạ, trong đó một tên đã dùng mũi thương đâm trúng hậu tâm tên giáp sĩ Hậu Kim này nhưng không ngờ mũi thương lại bị áo giáp chặn lại, không đâm thủng được, đang định dùng lực đâm thì tên giáp sĩ Hậu Kim kia đã uốn người một cái, đem tấm khiên đập lại gãy báng súng, đến khi cơ thể tên Minh kia không kìm được xông về phía trước thì tên giáp sĩ Hậu Kim kia đã chém một đao xuống, một cái đầu bay lên, máu tươi ở cổ bắn tung tóe.