Nữ Chân Kiến Châu chịu ảnh hưởng tồi tệ của khí hậu sông Tiểu Băng nghiêm trọng hơn nhiều so với triều Minh. Từ năm Vạn Lịch thứ 13 Nô Nhĩ Cáp Xích đã bắt đầu tiến trình thống nhất chư bộ Nữ Chân. Thực ra động lực chủ yếu là để cướp bóc lương thực súc vật của các bộ tộc khác để dân chúng của mình không bị chết đói. Cái gì hùng tài đại lược, nhìn xa trông rộng đều là những từ ngữ tô son trát phấn sau khi người vương triều Thanh nhập chủ Trung Nguyên. Khi đó Nô Nhĩ Cáp Xích cũng giống như thủ lĩnh lưu tặc Cao Nghênh Tường, Lý Tự Thành, đều mang theo một đám dân chúng đói khát đi kiếm ăn, cướp bóc khắp nơi. Nữ Chân Kiến Châu thông qua việc cướp bóc các bộ tộc khác và giết choc người của các bộ tộc khác để giảm áp lực lương thực, từ đó vượt qua được nạn đói.
Mùa xuân năm Thiên Mệnh thứ hai đến nay, Kiến Châu gặp hạn hán lớn, cỏ cây khô cháy, dê bò súc vật và người chết vô số. Nô Nhĩ Cáp Xích trong lòng lo lắng, nếu như không tích trữ đủ lương thực để ứng phó với mùa đông giá rét sắp đến thì phần lớn dân chúng của hắn sẽ chết đói hoặc sống lưu lạc. Hắn không có cách nào trị quốc làm giàu, chỉ biết vũ lực cướp bóc nhưng chư bộ Nữ Chân hiện giờ ngoài bộ Diệp Hách ra thì đã diệt vong hết rồi, việc đóng giả ăn cướp vào đất Đại Minh cướp bóc cũng như muối bỏ biển, không thể đối phó được với thiên tai trên phạm vi lớn như vậy nên nhất định phải phát động chiến tranh trên quy mô lớn để cứu vãn khủng hoảng sinh tồn.Tấn công Đại Minh là hành động tất yếu.
Sau khi Hoàng Thái Cực tuyên dương uy vũ vô song của quân bát kì và sự hèn yếu bất lực của quân Minh Liêu Đông thì Nô Nhĩ Cáp Xích bắt đầu tiến hành phân tích thực chiến. Hắn nói giao chiến với quân Minh không cần công thành đoạt đất, tấn công được thì cứ tấn công, không tấn công được thì nghĩ cách dụ địch ra ngoài thành rồi tiến hành dã chiến. Địch đông ta ít thì đánh thế nào, ta đông địch ít thì lại đánh thế nào? Một khi xuất binh thì năm mươi ngưu lục đều mặc giáp quân, chỉ giữ lại mười người thủ thành, bốn mươi người còn lại thì xuất trận, các quân sĩ không được tự ý rời khỏi hàng ngũ ngưu lục.
Nô Nhĩ Cáp Xích chinh chiến nhiều năm, kinh nghiệm phong phú, nói một hồi lưu loát, sau đó để cho các đại thần Bối Lặc phát biểu ý kiến của mình, các đại Bối Lặc đều chủ trương tấn công Triều Tiên vì Nạp Lan Ba Khắc Thập đến Triều Tiên vào tháng 5 có một sứ mệnh là vay lương thực Triều Tiên để cứu tế, hiện giờ Quang Hải Quân đã bị phế, Triều Tiên đã hoàn toàn quy thuận theo nhà Minh và trở mặt với Kiến Châu, nếu như đã không thể vay được lương thực thì phải đi cướp, chinh phục Triều Tiên.
Hoàng Thái Cực không tán thành tấn công Triều Tiên vì quân chủ lực của bát kì một khi không thể nhanh chóng thoát thân được khỏi Triều Tiên thì chắc chắn sẽ rơi vào thế hai mặt đều là địch. Triều Tiên là một vùng nhỏ, lương thực dự trữ có hạn, không đáng để gây chiến, tấn công Triều Tên chẳng khác nào tuyên chiến với nhà Đại Minh, sao lại không đánh chiếm Liêu Đông. Chỉ cần Liêu Đông thất bại thì Triều Tiên không chiến cũng có thể thu phục được.
Nô Nhĩ Cáp Xích đồng ý với ý kiến của bát tử Hoàng Thái Cực, sau đó hắn ra hiệu cho con trai thứ bảy là A Ba Thái bước ra khỏi hàng, nói:
Vẻ mặt A Ba Thái có vẻ phẫn hận, nói:
Nô Nhĩ Cáp Xích trầm giọng nói:
A Ba Thái nói:
Nô Nhĩ Cáp Xích nói:
Hoàng Thái Cực hiến kế:
Chư Bối Lặc đều khen là diệu kế, Nô Nhĩ Cáp Xích ngay lập tức lệnh cho A Ba Thái đến thành Phủ Thuận và bàn bạc về việc mở Mã thị với Vương Mệnh Ấn và Lý Vĩnh Phương rồi hắn lại nói với mọi người trên điện:
Rồi hắn lại nói:
…
Khi Hậu Kim đang tích cực chuẩn bị tấn công Phủ Thuận thì tướng quân du kích thành Phủ Thuận là Lý Vĩnh Phương đang bận rộn mở Mã thị kiếm tiền. Lý Vĩnh Phương trấn thủ Phủ Thuận nhiều năm, vẫn tương đối hiểu rõ sức chiến đấu của quân bát kì, tự biết nếu lấy 2000 nhân mã của Phủ Thuận thì căn bản không thể chống lại bát kì quân nhưng thực lực của Đại Minh thì hơn nhiều so với Kiến Châu. Nô Nhĩ Cáp Xích không dám trở thành kẻ thù chính diện của Đại Minh, chỉ giả làm dân tặc cướp bóc một chút khách thương mà thôi. Việc người Hán vượt biên đốn củi bị giết vào năm ngoái, không phải Nô Nhĩ Cáp Xích cuối cùng phải bức mười mấy người Nữ Chân bị chém dưới thành Phủ Thuận để lấy lại công bằng cho Đại Minh sao? Nô Nhĩ Cáp Xích chịu thua là thật, còn về việc những người Nữ Chân đó có phải là Nữ Chân Kiến Châu thật hay không thì cũng không cần phải tìm hiểu nữa.
Năm ngoái, sau khi Nô Nhĩ Cáp Xích lập nước xưng Hãn thì tuần phủ và các đô ti đô hữu Liêu Đông có lệnh nghiêm cấm Phủ Thuận mở thành và mở Mã thị làm ăn với Kiến Châu nhưng mọi lợi ích đều từ đó mà ra nên mọi người đều coi mệnh lệnh đó không ra gì. Đến thái giám Lỗ Hoài trấn thủ Liêu Đông cũng phái mấy thương đội đến Phủ Thuận làm ăn. Sao Lý Vĩnh Phương có thể chấp hành nghiêm khắc mệnh lệnh mà đóng cửa Mã thị chứ? Hơn nữa Lý Vĩnh Phương cũng biết Kiến Châu bị hạn hán nặng nề, nếu như hoàn toàn cắt đứt việc làm ăn với Kiến Châu thì những người Nữ Chân dã man này dưới sự điều khiển của cơn đói khát thì cũng không biết họ có thể làm ra những việc điên cuồng gì nữa, vậy nên việc mở Mã thị có thể giảm bớt nạn đói lương thực ở Kiến Châu mà các thương nhân phú hộ Đại Minh cũng kiếm được tiền, có thể nói là cùng có lợi. Về việc ép gá sâm nhung tuấn mã này thì cũng không có gì để nói, thuận mua thì vừa bán, là người Nữ Chân các ngươi cầu cạnh ta nên đương nhiên ta phải thu lợi từ đó rồi.
Hôm trước có do thám báo với Lý Vĩnh Phương là gần đây Nữ Chân Kiến Châu phái mấy trăm người lên núi đốn củi, trong lòng Lý Vĩnh Phương có chút nghi ngờ, khi phái người đi điều tra thì lại thấy hồi báo là người Nữ Chân đang dựng chuồng ngựa chuẩn bị qua mùa đông. Lý Vĩnh Phương nghe vậy cũng bình thường trở lại, thực ra thì Nô Nhĩ Cáp Xích đang chuẩn bị các dụng cụ để công thành.
Một bên khua chiêng gõ trống rùm beng tích cực chuẩn bị chiến tranh còn một bên đang lười biếng kiêu ngạo tranh nhau kiếm tiền, thắng bại của cuộc chiến này đã sớm định rồi.
…
Giờ Tỵ ngày 28 tháng 9 năm thứ hai Thiên Mệnh Hậu Kim, Nô Nhĩ Cáp Xích dẫn hai vạn bộ kị xâm lược Đại Minh, trước khi xuất chinh còn tổ chức nghi thức giết ngựa tế trời một cách long trọng, trên “Cáo thiên thư” viết “Bảy đại hận” với Đại Minh. “ Cáo thiên thư” viết:
“Ông cha ta chưa từng cắt một ngọn cỏ, cướp một tấc đất của người Minh nơi biên ải, thế mà Minh triều vô cớ gây hấn, giết hại ông cha ta. Đó là cái hận thứ nhất;
Tuy Minh triều gây hấn nhưng ta vẫn cố tìm hòa, ta lập bia tuyên thệ “Hán cũng như Mãn chớ ai vượt tuyến, kẻ nào liều lĩnh, gặp tức khắc giết ngay”. Thấy mà vẫn thả, ta giết đứa thả. Minh triều vẫn bất chấp lời ta, lại còn cậy mạnh đem quân vượt tuyến giúp bọn Diệp Hách. Đó là cái hận thứ hai;