Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 496: Lộ hành nan (2).




Vương An đáp:

  • Vâng, nô tì lập tức sẽ làm.

Chu Thường Lạc ngẫm lại hai phần quà tặng này thực khó an ủi hết được công lao và trung tâm của Trương Nguyên, nhưng lại không có năng lực thăng quan cho hắn, bèn nói:

  • Trương tiên sinh học vấn phẩm đức đều tốt, Bổn cung thật là kính trọng, về sau Trương tiên sinh cũng dạy học giải nghi cho bổn cung.

Dạy học cho Chu Thường Lạc vậy có nghĩa là làm thầy của ông ta rồi, điều này nói rõ một khi Chu Thường Lạc đăng cơ Trương Nguyên tất được trọng dụng. Với kinh nghiệm lý lịch của Trương Nguyên, đây là sự tôn vinh rất lớn. Chung Bản Hoa thấy vui mừng thay cho Trương Nguyên, không ngờ Trương Nguyên lại khéo léo từ chối nói:

  • Điện hạ, tiểu thần năm nay mới hai mươi tuổi, kiến thức hay là danh vọng đều không đủ để gánh lấy trọng trách này, hoàng trưởng tôn tuổi nhỏ trí tuệ, thần dạy bảo hoàng trưởng tôn thì có thể đảm nhiệm.

Chu Thường Lạc nghe Trương Nguyên nói như vậy, ngẫm lại cũng đúng, ông ta lớn hơn Trương Nguyên gần hai mươi tuổi, Trương Nguyên làm giảng quan cho ông ta thật có chút không thích hợp, tuy rằng Hàn Dũ có nói " Vô quý vô tiện, vô trường vô thiếu, đạo chi sở tồn, sư chi sở tồn" không kể sang hèn, không kể lớn nhỏ, đạo thánh còn thì đạo thầy cũng còn), nhưng các ngôn quan rõ ràng không lấy “Thuyết sư” để lý giải Trương Nguyên, chỉ biết công kích Trương Nguyên đi quá giới hạn, kiêu ngạo, ngông cuồng, cái này ngược lại đã tạo phiền toái cho Trương Nguyên.

Chu Thường Lạc nhìn Trương Nguyên tuổi trẻ anh khí, thầm nghĩ:

"Trương Nguyên là vật liệu tốt, sẽ giữ lại cho Do Giáo con trai ta."

Ra hiệu Chu Do Giáo đi tới, ông ta kéo tay con trai nói:

  • Con phải nghe Trương tiên sinh dạy bảo, khiêm tốn thỉnh giáo, không được bướng bỉnh.

Chu Do Giáo cao hứng nói:

  • Vâng, hài nhi sẽ kính trọng Trương tiên sinh, Trương tiên sinh giảng học vô cùng tốt, nhân phẩm gàng tốt hơn.

Chu Do Giáo đã nhiều ngày vẫn lo lắng Trương Nguyên sẽ bị gian thần ngăn không thể tiếp tục làm thầy của cậu, lúc này đương nhiên phải hết lời tán thưởng Trương Nguyên.

...

Đầu năm khi Trương Nguyên thỉnh cầu đi sứ Triều Tiên, đám người Diêu Tông Văn mừng thầm, đều cho rằng đi sứ là khổ sai, ước cho Trương Nguyên rời khỏi kinh thành đi Triều Tiên. Hiện tại mới tỉnh ngộ Trương Nguyên dĩ nhiên được lợi, xem ra Trương Nguyên cũng không có ý định chống lại bọn chúng vào những năm Vạn Lịch, mà là kỳ vọng vào hoàng Thái Tử Chu Thường Lạc. Chiêm Sự Phủ chính là Đông cung sự vụ nha môn, một khi Đông cung vào chỗ, Trương Nguyên tự nhiên thăng chức rất nhanh. Đối với cái này, ba người cầm đầu ba đảng là Diêu Tông Văn, Chu Vĩnh Xuân, Hàn Tuấn đều cực kỳ kiêng kị. Vạn Lịch Hoàng đế năm nay năm mươi lăm tuổi, độ tuổi này xem như là đã thọ so với các Hoàng đế Đại Minh khác. Tuy nhiên chắc cũng không sống thêm được mấy năm nữa, Trương Nguyên năm nay mới hai mươi tuổi, mà bọn người Diêu, Chu đã bốn, năm mươi tuổi, sau khi đến thời kỳ tân quân kế vị, chỉ sợ đấu không lại được với Trương Nguyên. Bây giờ Trương Nguyên đã là hi vọng trong triều của người Đông Lâm, cho nên cần đuổi hắn ra khỏi kinh thành trong hai năm này, chặt chẽ nắm giữ lấy triều chính, như vậy cho dù sau khi tân quân kế vị cũng không phải lung lay được thế lực của ba Đảng. Nhưng tấu chương Hàn Tuấn buộc tội Trương Nguyên chưa thấy ý kiến phúc đáp, thì Trương Nguyên đã công khai vào Chiêm Sự Phủ nhậm chức rồi.

Chạng vạng ngay ngày mùng một tháng tám sau khi tan nha, Diêu Tông Văn và Hàn Tuấn ngồi cùng xe mật đàm với nhau, Diêu Tông Văn nói:

  • Bản tấu chương kia của Tinh Vũ huynh vẫn chưa có ý kiến phúc đáp sao? Trương Nguyên ngày mai vẫn vào cung tiến giảng như trước rồi. Thật sự là buồn cười.

Hàn Tuấn nói:

  • Thánh Thượng đã bị chuyện kinh sát mấy tháng trước làm phiền rồi, bây giờ những tấu chương liên quan đến việc các quan viên tố cáo đại để đều giữ lại không phát. Bởi vì kinh sát Đinh Tị đã kết thúc, cho nên nói năm nay muốn tống Trương Nguyên ra khỏi thành e là không dễ. Trương Nguyên rất giảo hoạt, hồi kinh mới mười ngày, nhật ký đi sứ đã được ấn hành thành sách rồi. Cuốn “Hành lộ nan Đinh Tị Triều Tiên ký hành” Diêu huynh có từng xem qua chưa?

Diêu Tông Văn cười lạnh nói:

  • Nếu không phải muốn tóm sơ hở này, thì ai đủ bình tĩnh mà đọc nhật kí của hắn. Chiều muộn hôm qua ta đã mua được cuốn sách đó, nhưng vẫn chưa kịp đọc kỹ.

Hàn Tuấn nói:

  • Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Ta ngược lại cả đêm qua đã đọc qua một lượt rồi. Tự biện của Trương Nguyên rất có lực đấy, có thể nói không chê vào đâu được.

Y hạ giọng hỏi:

  • Tên Nguyễn Đại Thành kia sao rồi, nếu Nguyễn Đại Thành có thể chỉ ra nhật kí của Trương Nguyên tất cả đều không thật, thì đúng là đã cho hắn một kích rất trầm trọng.

Diêu Tông Văn nói:

  • Nguyễn Đại Thành là một tên quần là áo lượt nhát gan, hắn là xương cốt của Hàn Xã, có giao tình riêng với Trương Nguyên, muốn hắn đột ngột quay mũi giáo, mặt mũi hắn để đâu, và cũng sợ bị người ta mỉa mai là vô liêm sỉ. Tuy nhiên mấy hôm trước hắn từng có đến thăm ta, trong ngôn ngữ có ý xa lánh Hàn Xã, nhưng chuyện cắt đứt tuyệt giao hắn nhất thời cũng không làm được. Người này chỉ có thể thổi gió châm ngòi, muốn hắn làm tiên phong đối nghịch Trương Nguyên, hắn không dám.

Hàn Tuấn nói:

  • Nô Tù Kiến Châu chịu nỗi nhục bị Trương Nguyên áp chế, tất có hành động xâm lược Liêu Đông. Chờ tới khi đó ta lại sẽ buộc tội đó là biên họa Liêu Đông do Trương Nguyên tạo thành, tất sẽ khiến cho hắn khó bề biện bác. Nguyễn Đại Thành là hạng giậu đổ bìm leo, ném đá xuống giếng với Trương Nguyên hẳn cũng có thể làm được.

Diêu Tông Văn nói:

  • Trương Nguyên nhiều lần nói với mọi người về sự uy hiếp của Nô Tù Kiến Châu, nhưng nếu thực như hắn nói, thì Liêu Đông sẽ trở thành đại họa của Đại Minh.

Hàn Tuấn nói:

  • Kiến nô sao có thể uy hiếp đến sự an nguy của Đại Minh, đơn giản chỉ là cướp bóc trâu bò của cải của vùng biên sai mà thôi. Kiên nô nhân khẩu không quá mười vạn, còn Đại Minh ta nhân khẩu vạn vạn, Kiên nô sao có thể đối kháng với Đại Minh ta. Chút bệnh lở loét ngoài da, sao đáng để phải lo lắng. Trương Nguyên nói Kiên nô uy hiếp,chỉ là nói chuyện giật gân, là muốn kéo dài khốn cảnh của người Đông Lâm trên vấn đề triều chính.

Ngày 20 tháng 9 năm Vạn Lịch thứ 45 (năm Thiên Mệnh thứ hai Hậu Kim), Nô Nhĩ Cáp Xích suất quân bình định Hổ Nhĩ Cáp bộ Nữ Chân Đông Hải trở về thành Hách Đồ A Lạp, liền triệu tập chư bối lặc, đại thần thương nghị đại sự quân quốc. Trung tuần tháng trước Nô Nhĩ Cáp Xích ở bờ nam sông Hồ Nhĩ Cáp nhận được cấp báo của trưởng tử Đại Thiện, biết được Triều Tiên phát sinh chính biến. Sứ giả Nạp Lan Ba Khắc Thập mà gã phái đi bị bắt, nhiều khác bị giết, Nô Nhĩ Cáp Xích giận dữ, đã vội vàng trấn an thủ lĩnh quy hàng của Hổ Nhĩ Cáp bộ, lĩnh binh về Kiến Châu. Đầu tháng chín khởi hành đến bờ sông Huy Phát, lại nhận được cấp báo của Đại Thiện, Hỗ Nhĩ Hãn chết dưới núi Phượng Hoàng phía đông thành Liên Sơn. Nô Nhĩ Cáp Xích tức giận sục sôi, miệng lưỡi đau nhức, dẫn quân ngày đêm trở về thành Hách Đồ A Lạp.

Trên đại điện Nghị Chính, Đại Thiện, A Mẫn, Mãng Cổ Nhĩ Thái, Hoàng Thái Cực Chư Bối Lặc, Đại Thần, dẫn quan viên văn võ phân thành bốn đội tám góc đứng thẳng.Nô Nhĩ Cáp Xích sắc mặt âm u, giọng nói khàn khàn:

  • Chư bối lặc đại thần, từ hôm nay không thể tiếp tục an nhàn qua ngày nữa rồi. Ta đã quyết định, Đại Kim ta phải khiêu chiến với Minh triều!

Nô Nhĩ Cáp Xích làm ra quyết định này đều không phải là bởi vì Nạp Lan Ba Khắc Thập bị bắt và cái chết của Hỗ Nhĩ Hãn và nổi lên kích động báo thù, gã sớm đã có dự mưu. Hiện giờ hậu phương của Kiến Châu là Đông Hải Nữ Chân chư bộ đã bình, Khoa Nhĩ Thấm bộ Mông Cổ ở phía tây là quan hệ thông gia với gã, tuy rằng Lâm Đan Hãn của Sát Cáp Nhĩ bộ một bộ lạc lớn nhất Mông Cổ vẫn xem thường Nô Nhĩ Cáp Xích gã, nhưng Lâm Đan Hãn sau khi phụng tín Hồng giáo về sau, lực ảnh hưởng ở các chư bộ Mông Cổ đã chịu ảnh hưởng rất lớn, hơn nữa Lâm Đan Hãn cũng đối nghịch với Minh triều, cho nên không phải sợ.

Chư Bối Lặc và các đại thần tuy rằng sớm biết dã tâm của Nô Nhĩ Cáp Xích, nhưng lúc này nghe Nô Nhĩ Cáp Xích trịnh trọng tuyên bố muốn khiêu chiến với Minh triều,tất cả mọi người đều kinh hãi. Bát Kỳ Quân tung hoành quát tháo khắp bạch sơn hắc thủy, đánh đâu thắng đó; không gì cản nổi, nhưng vẫn chưa tiến hành qua đại đối chiến trực diện quy mô lớn với quân đội Minh triều. Năm đó cuộc đàn áp tàn khốc của đối với Nữ Chân chư bộ đến nay vẫn là ác mộng của người Nữ Chân.

Nô Nhĩ Cáp Xích nhìn quét qua nét mặt của chư thần tử, biết nỗi băn khoăn của mọi người, liền nói với Hoàng Thái Cực:

  • Tứ Bối Lặc sẽ nói với chư vị về hư thực Nam triều và biên bị Liêu Đông.

Hoàng Thái Cực mặt đỏ, lông mày chữ bát từng xuất hiện qua ở thành Bắc Kinh đó tiến lên trước một bước, nói ra những hiểu biết mà một năm qua y sống ở Liêu Đông chư địa và thành Bắc Kinh, tập trung thổi phồng sự bại hoại và thối nát của quan lại và quân kỷ Minh triều, rồi khoa trương tình hình mấy năm qua binh lính Mãn Châu giả làm mã tặc giao chiến với Liêu Đông thủ quân, quân Minh Liêu Đông quả thực không chịu nổi một kích. Về phần lần trước Hỗ Nhĩ Hãn bại vong ở núi Phượng Hoàng, đó là bởi vì thủ hạ của Minh sứ Trương Nguyên có 120 tên Cẩm Y Vệ tinh nhuệ, ngoài ra còn có ba trăm hỏa thương thủ ở Liên Sơn quan, mà quân của Hỗ Nhĩ Hãn không đến ba mươi người ngựa, đột ngột gặp phải quân địch lớn hơn gấp mười lần, vẫn giết chết và sát thương gần trăm người cả Cẩm Y Vệ và hỏa thương thủ Nam triều. Nếu không phải Hỗ Nhĩ Hãn cưỡi bị súng kíp bắn trúng mà té ngựa, minh sứ Trương Nguyên đã phải chịu trói, thật là đáng tiếc...

Hoàng Thái Cực thổi phồng thực lực của sứ đoàn Trương Nguyên, dùng điều này cổ vũ niềm tin của chư Bối Lặc đại thần để khai chiến với Đại Minh.