Thương Đạm Nhiên kể chuyện trong nhà, việc kinh doanh của thư xã và cửa tiệm cho Trương Nguyên nghe. Cha mẹ ở Sơn Âm có gửi một phong thư, Tống Dực Thiện cũng viết thư, còn có thư của Tây Trương thúc tổ Trương Nhữ Lâm. Bằng hữu của Trương Nguyên cùng xã viên Hàn Xã còn gửi nhiều thư hơn, khoảng đến mấy chục bức. Những bức thư này chưa bị mở ra, đợi Trương Nguyên trở về mới xem xét.
Trí nhớ của Thương Đạm Nhiên cũng rất tốt, cô thuật lại mấy phong thư mà mình từng đọc cho Trương Nguyên nghe, lại kể việc huynh trưởng Thương Chu Tác rời kinh. Trước khi Thương Chu Tác đi có để lại thư cho Trương Nguyên, Thương Đạm Nhiên không xem phong thư này.
Trăng sáng dời qua phía tay mái hiên giếng trời, đồng hồ trong thư phòng điểm mười hai tiếng, Thương Đạm Nhiên nói:
Trương Nguyên trừng mắt: - Sao lại hiền lành quá mức như thế!
Thương Đạm Nhiên nhịn cười, nói: - Ta có tháng rồi, không hầu hạ chàng được.
Trương Nguyên cười: - Trương Giới Tử chỉ xem trọng những chuyện này à?
Thương Đạm Nhiên cười:
Trương Nguyên nói: - Lâu ngày thế còn đều chịu đựng được, đâu chỉ có hôm nay.
...
Một trận mưa thu đêm qua đã thổi bay khí trời oi bức, Trương Nguyên ngủ say sưa. Bôn ba ngàn dặm đã bốn tháng, hiện tại đã được yên ổn nơi quê nhà, đây đúng là phúc khí.
Trương Nguyên quen dậy sớm, rời giường rửa mặt rồi luyện Thái Cực Quyền ở sân giếng trời, đây là Thái Cực Quyền chính tông, danh sư truyền thụ, không phải là những động tác đơn giản múa may mà hắn luyện trước đó. Nghe thấy đồng hồ trong phòng điểm sáu tiếng "đang", mỗi ngày đồng hồ này chạy nhanh mười lăm phút, phải thường xuyên chỉnh lại, tiếp đó nghe tiếng người đụng vào đồng hồ, là Mục Chân Chân sao?
Có người mở cửa sổ thư phòng ra, một âm thanh trong trẻo như oanh hót nói: - Tiểu cô phụ, chào buổi sáng. Một gương mặt xinh xắn xuất hiện, chính là Thương Cảnh Huy.
Trương Nguyên mỉm cười: - Tiểu Huy. Rồi hắn chuyên tâm luyện chưởng.
Thương Cảnh Huy ở trong thư phòng đã mài mực, bắt đầu chép sách. Khi Trương Nguyên luyện xong rồi bước vào, cô bé đã chép được vài dòng, nghiêng đầu nói: - Tiểu cô phụ nghỉ ngơi đi, không thì xem thư trước. Rồi cô bé tiếp tục nghiêm túc chép, cực kì hăng hái.
Trương Nguyên ngồi bên bàn mở rương sách xem thư, đọc qua vài bức, hắn ngước mắt nhìn Cảnh Huy đã hạ bút xuống nhìn mình, liền cười hỏi: - Nhìn gì vậy, không nhận ra à?
Gương mặt của Thương Cảnh Huy vốn tròn trịa, giờ đã ốm hơn một chút, vẫn chưa dậy thì, tính còn trẻ con. Cô bé nói: - Tiểu cô phụ đi Triều Tiên chắc cực khổ lắm, tối qua nhìn không rõ, giờ thấy tiểu cô phụ vừa đen vừa ốm.
Trương Nguyên mỉm cười nói: - Đi đường khó khăn, dầm mưa dãi nắng, nhưng vẫn ổn, có thể bình an trở về. Sao tiểu Huy lại bị bệnh?
Cảnh Huy nói: - Con cũng không biết vì sao bệnh nữa.
Thương Đạm Nhiên tiến vào, nói: - Bị sốt cao đến mấy ngày không hạ, dọa mọi người sợ muốn chết.
Trương Nguyên nói: - Hai hôm nữa mời danh y đến chẩn trị.
Trong lúc trò chuyện, bộc phụ đến báo phu phụ Lục Thao và Trương Nhược Hi đã đến.
Lục Thao và Trương Nhược Hi sống ở cửa tiệm Thịnh Mỹ ở phố Đăng Thị, tối qua mới nhận được tin Trương Nguyên hồi kinh, lúc ấy đã muộn nên sáng nay liền đến đây. Tiểu Hồng Tiệm thấy Trương Nhược Hi liền nhảy cẫng lên, luôn miệng gọi: - Cô mẫu, cô mẫu (cô).
Trương Nhược Hi bế tiểu Hồng Tiệm, nói với Trương Nguyên: - Nếu đệ đã về thì ta và Lục Thao ngày mai sẽ hồi hương, hành trang thu xếp xong rồi, hơn nữa tiết trời cũng mát mẻ hơn, thích hợp lên đường.
Trương Nguyên nói: - Tỷ tỷ, tỷ phu đón Trung thu ở kinh rồi hẵng về Giang Nam, giờ mà khởi hành thì tết Trung thu phải đón ở dọc đường rồi.
Trương Nhược Hi nói: - Ta và tỷ phu đều nhớ nhà không nguôi. Lý Thuần, Lý Khiết ở Sơn Âm, cả nửa năm nay ta không gặp huynh đệ họ rồi, ta rất nhớ họ.
Trương Nguyên cũng không giữ lại nữa, nói: - Vậy hôm nay chúng ta cùng đoàn tụ bên sông Bào Tử, đại huynh Tông Tử hôm qua có mời.
Trương Nhược Hi hỏi: - Tiểu Nguyên hôm nay không đến nha môn sao?
Trương Nguyên đáp: - Theo lệ thì sứ thần đi sứ nước xa, khi trở về có mười ngày nghỉ, thời gian này đệ không cần đến Hàn Lâm viện hoặc Chiêm sự phủ.
Dùng xong bữa sáng, hàng xóm Tôn Thừa Tông đích thân đem bản gốc và bảo sao của nửa đầu cuốn nhật ký "Đinh Tị Triều Tiên kỷ hành" đến tận tay Trương Nguyên. Trương Nguyên hỏi thăm việc dạy học Đông cung, Tôn Thừa Tông cười nói: - Hoàng trưởng tôn điện hạ tâm tính nhân từ, trọng tình nghĩa, mấy bận hỏi ngươi khi nào trở về. Có điều vì hai tháng nay thời tiết nóng nực, tạm ngừng dạy học, hôm nay trời đã mát, hẳn là sẽ dạy lại, đợi Đông cung truyền chỉ vậy.
Tôn Thừa Tông cáo từ đến Chiêm sự phủ, Trương Nguyên để tỷ tỷ, tỷ phu, Thương Đạm Nhiên và Mục Chân Chân đến nơi ở của Trương thị bên sông Bào Tử trước. Tuy hôm nay hắn không cần đến Hàn Lâm viện, nhưng nếu đã đến rồi thì phải đi bái kiến Thị độc học sĩ Quách Xướng. Hơn nữa hiện giờ hắn kiêm nhiệm Chiêm sự phủ Hữu xuân phường Hữu Tán thiện, như vậy hắn cũng phải đến bái kiến Thiếu Chiêm sự Tiền Long Tích chưởng ấn.
Thương Cảnh Huy nhắc nhở: - Tiểu cô phụ, nhật ký vẫn chưa chép xong.
Thương Đạm Nhiên liền thỉnh Trương Nhược Hi và Lục Thao giúp đỡ, cộng thêm tiểu Cảnh Huy, bốn người cùng chép, qua nửa canh giờ thì phần còn lại đã hoàn tất. Lúc này Vũ Lăng cũng gọi Viên Triều Niên của thư cục Hàn Xã tới, Trương Nguyên giao cả hai phần của cuốn nhật ký cho Viên Triều Niên. Hắn bảo y cùng Vũ Lăng đối chiếu ngay tại chỗ, sau đó lập tức triệu tập khắc khuôn, nội trong mười ngày phải khắc ấn nhật ký tiêu thụ, hơn nữa bản in phải tinh tế, không được có sai sót.
Nhóm Trương Nhược Hi, Thương Đạm Nhiên ngồi xe đến bên sông Bào Tử trước, Trương Nguyên giữ Viên Triều Niên và Vũ Lăng ở lại nhà đối chiếu nhật ký, rồi dẫn Lai Phúc và Uông Đại Chùy đến Hàn Lâm viện, Xá Ba và Mã Khoát Tề cũng muốn đi nhưng bị hắn cản lại. Ở trong kinh, hai sĩ binh cột đá cả ngày đi theo ắt bị người khác dị nghị, Trương Nguyên dự định hôm nào đó để hai người này về Tứ Xuyên.
Ba chủ tớ Trương Nguyên vừa đến đầu đông của ngõ Lý Các Lão thì bắt gặp Nội thị Cao Khởi Tiềm của Từ Khánh cung dẫn theo một người từ phố Hôi Hán gấp gáp chạy đến. Cao Khởi Tiềm là thư đồng của hoàng trưởng tôn Chu Do, từ Ô mộc bài thăng làm Trưởng tùy có phẩm cấp. Trưởng tùy là Nội quan thất phẩm, nếu thăng lên nữa thì là Điển bộ lục phẩm. Cao Khởi Tiềm năm nay mới mười sáu tuổi, có thể gọi là quan vận thông suốt, đây chính là lợi ích khi dựa dẫm đại thái giám. Từ vụ án Đĩnh kích năm ngoái của Chung thái giám, chẳng những thái giám thủ lĩnh Đông cung Vương An nhìn Chung thái giám với con mắt khác, mà Hoàng thái tử Chu Thường Lạc cũng có phần nể trọng Chung thái giám. Trước đó nếu có chuyện đều chỉ thương lượng riêng với Vương An, hiện giờ Chung thái giám cũng có thể tham gia, ở Đông cung đã tiếp cận với thái giám thực quyền Vương An. Cao Khởi Tiềm là con nuôi của Chung thái giám, hiển nhiên nước dâng thuyền lên, địa vị thăng nhanh.
Cao Khởi Tiềm thi lễ với Trương Nguyên, nói Chung công công và Khách ma ma đã biết Trương Nguyên hồi kinh, mời Trương Nguyên bớt thời gian đến Thập Sát Hải gặp Chung công công ngoài chỗ ở. Y còn nói hoàng trưởng tôn điện hạ cũng rất muốn gặp Trương tiên sinh, hỏi Trương tiên sinh khi nào vào Văn Hoa điện dạy học.
Trương Nguyên hai ngày nay rất bận, ngày mai còn phải tiễn tỷ tỷ, tỷ phu về Giang Nam, bèn nói: - Hôm sau ta đến bái phỏng Chung công công, khoảng giờ Ngọ, sau giờ Ngọ Chung công công cũng rỗi.
Cao Khởi Tiềm về Từ Khánh cung phục mệnh. Trương Nguyên đến Hàn Lâm Viện chào hỏi đồng nghiệp, sau đó đến chào chưởng viện Quách Xướng Quách học sĩ. Quách học sĩ vẫn khá xem trọng Trương Nguyên, sau khi hàn huyên liền đem một tờ công báo đưa cho hắn, nói:
Trương Nguyên hôm qua ở chỗ Ngô Các lão đã xem qua tấu chương này, giờ đây xem lại lần nữa, kinh ngạc nói: - Lý tuần phủ vì sao chỉ trích hạ quan như thế, quả thực không hiểu ra sao cả. Rồi hắn giải thích từng chút một lời chỉ trích của Lý Duy Hàn với Quách Xướng, lại nói: - Quách học sĩ, hạ quan đi sứ Triều Tiên, từ khi rời kinh đến hồi kinh tổng cộng một trăm mười chín ngày, mỗi ngày đều có nhật kí, mọi việc đều có sứ thần đi theo làm chứng, sứ thần Triều Tiên cũng có thể làm chứng. Lý tuần phủ tự dưng chỉ trích như thế, hạ quan rất kinh ngạc, để tỏ rõ trong sạch, hạ quan sẽ mau chóng in san tập nhật ký đó.
Quách Xướng gật đầu nói: - Như thế rất tốt.
Trương Nguyên khẩn cầu Quách Xướng viết lời tựa cho tập nhật ký. Đây không phải ý tưởng nảy sinh nhất thời của Trương Nguyên, hắn đã sớm nghĩ kỹ, mời Ngô Đạo Nam hoặc các quan lớn khác đều không thích hợp, Quách Xướng là thích hợp nhất, vì Quách Xướng là Hàn Lâm Viện chưởng ấn quan, hơn nữa không phải Đông Lâm cũng không phải tam đảng.
Quách Xướng chỉ bo bo giữ mình, thận trọng nói: - Ngươi đem nhật kí cho ta xem trước, nếu ổn thì ta sẽ viết lời tựa cho.
Trương Nguyên nói chiều tối mai sẽ đem bản gốc nhật ký đến phủ Quách học sĩ. Bái biệt Quách Xướng, Trương Nguyên rời Hàn Lâm Viện đi Chiêm Sự phủ chào hỏi Thiếu Chiêm Sự Tiền Long Tích, lại cùng sư huynh Từ Quang Khải đàm luận một lúc lâu, sau đó mới đến bên sông Bào Tử gặp người nhà. Hắn cho người mời Nguyễn Đại Thành đến cùng uống rượu, Nguyễn Đại Thành mấy ngày nay cũng không cần ngồi nha môn.