Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 492: Đêm thu (1)




Ra khỏi nơi ở của Ngô Các lão thì hoàng hôn đã buông xuống, trong bức tường son của hoàng thành phía đông phố Hôi Hán vẫn còn văng vẳng tiếng ve kêu. Cái gọi là trong Tử Cấm Thành không có cây cao to là chỉ trong cung, còn khu Tây Uyển lại rậm rạp hoa cỏ. Gió đêm thổi đến, Trương Nguyên có thể nghe thấy hương thu cúc, thu hải đường và hơi nước từ hồ Thái Dịch.

Bắc Kinh đầu thu dường như còn nóng bức hơn giữa hạ, có lẽ là vì Trương Nguyên vừa về từ phía bắc. Hắn thấy cực kì nóng nực, có lẽ vì thế cục trong kinh khiến hắn bị áp lực. Nô Nhĩ Cáp Xích tuyên bố "Thất đại hận" (bảy mối hận lớn), ngày dấy binh càn quét Liêu Đông sắp đến, mà quan viên Đại Minh lại đắm chìm trong tranh giành đảng không thể kiềm chế, thiếu sót nhận thức loạn trong giặc ngoài.

Cảm giác mọi người đều say chỉ ta không say cũng không tốt, Trương Nguyên ngưỡng cổ lên thở dài. Bất kể thế nào, chuyến đi Triều Tiên cũng có thu hoạch lớn, mà hiện tại hắn chỉ muốn mau chóng thấy vợ con, nhưng lão sư Dương Liên lại không có ý muốn về Hội đồng quán.

Dương Liên thấy còn nhiều chuyện muốn bàn với Trương Nguyên, không đợi hắn mời, ông đi theo hắn từ phố Hôi Hán đến ngõ Lý Các Lão. Trương Nguyên bất đắc dĩ, hắn rất muốn khóa chặt cửa cùng vợ con hưởng hạnh phúc gia đình, nhưng Dương Liên là phòng sư thi hương của hắn, không tiện từ chối ông ấy.

Lai Phúc chạy về nhà báo tin. Thương Đạm Nhiên, Thương Cảnh Huy, Mục Chân Chân, Tố Chi, Lý Khấu Nhi vốn đang đợi ở tiền sảnh đều vào trong nội viện. Trương Đại lắc đầu cười nói: - Vị Dương lão sư này thật không hiểu nhân tình, kéo Giới Tử đi khỏi trước cửa nhà, giờ còn theo đến đây, có cần lo nước lo dân như thế không? Cũng không nghĩ Giới Tử đã bốn tháng rồi chưa gặp vợ con, khi nãy hàng xóm Chiêm Sự phủ thứ tử Tôn Trĩ Thằng đến chào hỏi Giới Tử cũng bị ta ngăn lại.

Trong khi nói, Trương Nguyên cùng Dương Liên đã vào đến. Hắn hỏi Trương Đại: - Đại huynh thay đệ nói chuyện với Dương lão sư, đệ vào thăm vợ con chút rồi ra. Đoạn hắn cáo từ Dương Liên.

Dương Liên cười khà khà: - Là ta làm phiền rồi. Tuy nói vậy nhưng không hề có ý cáo từ.

Trương Nguyên đi nhanh như gió vào trong nội viện, đột nhiên đụng phải gì đó, vội thu chân về. Hắn nghe thấy "a" một tiếng, một đứa nhóc không cao hơn đầu gối hắn là mấy sắp ngã về phía sau, hắn vội chồm tới đưa tay ra đỡ.

Trương Nguyên đã tập luyện một thời gian với Vương Tông Nhạc, tay chân nhanh nhẹn, khi đầu đứa nhóc sắp chạm đất thì đã kịp nắm vạt áo rồi ôm nó vào lòng. Nhóc khóc rống lên, Trương Nguyên dỗ dành: - Hồng Tiệm, đừng sợ đừng sợ, là phụ thân đây, phụ thân về rồi.

Đứa trẻ hơn một tuổi, cao gần một thước này thì ngoài Hồng Tiệm ra còn ai, Trương Nguyên vừa về nhà đã đụng ngã con mình.

  • Hồng Tiệm, tiểu cô phụ!

  • Tiểu thiếu gia, tiểu thiếu gia!

Thương Cảnh Huy mười một tuổi gấp gáp chạy tới, vú nương Chu mụ của Hồng Tiệm cũng vội vội vàng vàng chạy đến.

Hồng Tiệm trong lòng Trương Nguyên khóc vài tiếng rồi ngưng bặt, đôi mắt đen láy hiếu kì nhìn hắn. Trương Nguyên nhéo gương mặt nhỏ của con, cười nói: - Nhìn kỹ một chút, có nhận ra phụ thân không? Hắn nghiêng đầu nhìn khuôn mặt ngơ ngác của Thương Cảnh Huy trong nắng chiều: - Tiểu Huy, khỏe hơn rồi chứ?

Thương Cảnh Huy gầy đi không ít, nhưng ánh mắt vẫn trong sáng lanh lợi. Lúc này cô bé tiến tới nắm tay Hồng Tiệm, ngước mắt nhìn Trương Nguyên, mỉm cười: - Hai ngày này khỏe hơn rồi, tiểu cô phụ đi sứ Triều Tiên vất vả. Rồi cô bé thi lễ với hắn.

Thương Đạm Nhiên, Tố Chi, Lý Khấu Nhi, Mục Chân Chân đều đi vào sân giếng trời. Có tỳ nữ treo hai lồng đèn đỏ dưới mái hiên của Tây Sương phòng, đã đến giờ lên đèn.

Tiểu Hồng Tiệm thấy Thương Đạm Nhiên đến, đưa tay đòi bế: - Mẹ, ôm. Đứa bé vẫn nghiêng đầu nhìn Trương Nguyên.

Trương Nguyên cười giao Hồng Tiệm cho thê tử Thương Đạm Nhiên, nói: - Người ta phong trần, thân đầy mồ hôi, Hồng Tiệm ghét ta rồi.

Thương Đạm Nhiên ôm tiểu Hồng Tiệm nói: - Hồng Tiệm, đây là phụ thân, gọi phụ thân đi con, không phải con luôn ngóng cha về sao?

Lúc nói với con, mắt Thương Đạm Nhiên vẫn chăm chú nhìn phu quân Trương Nguyên. Đèn không sáng lắm, nhưng có thể thấy Trương Nguyên đã đen ốm đi nhiều, mắt cô không khỏi cay cay.

Tiểu Hồng Tiệm được mẫu thân chỉ bảo, cuối cùng mở miệng gọi "phụ thân", rồi liên tiếp gọi mấy tiếng, càng gọi càng lớn tiếng.

Trương Nguyên cười to, vui mừng không thôi.

Tiểu Hồng Tiệm gọi mãi không ngừng, Thương Đạm Nhiên vội nói: - Được rồi được rồi, đừng gọi nữa. Rồi quay đầu tìm Mục Chân Chân, gật đầu nói: - Chân Chân qua đây, để Trương Nguyên nhìn Khiêm Nhi.

Nhiều người đứng trước mặt Trương Nguyên, Mục Chân Chân lại đứng phía sau ôm con chăm chú nhìn Trương Nguyên. Hôm nay cha và Trương Nguyên cùng về, Mục Chân Chân rất vui, khi nãy cha ôm tiểu Minh Khiêm, đứa bé còn bật cười thành tiếng, đưa tay nắm chòm râu của cha.

Mục Chân Chân lên trước, Trương Nguyên đã bước qua, mỉm cười đánh giá Mục Chân Chân. Mục Chân Chân vẫn có chút ngượng ngừng, vội nói: - Thiếu gia, Minh Khiêm lại ngủ rồi. Không đổi cách gọi được, Trương Nguyên cũng không chỉnh lại. Xưng hô chỉ là một loại phương thức, tương tự như phụ nữ ở hậu thế đã kết hôn cũng không còn theo họ chồng, nhưng địa vị xã hội của phụ nữ không cao bằng duy trì truyền thống ở Hong Kong, Macau và Đài Loan.

Trương Nguyên nhìn đứa bé gục đầu ngủ trên vai Mục Chân Chân, kháu khỉnh rất dễ thương, một bên khóe miệng còn chảy nước miếng: - Khiêm nhi đã qua một trăm ngày rồi. Hắn đưa tay lau nước miếng bên miệng đứa bé.

Mục Chân Chân mỉm cười nói: - Nó chảy nhiều nước miếng lắm, chúng em gọi nó là đại vương nước miếng.

Trương Nguyên cười ha hả.

Thị thiếp Tố Chi và Lý Khấu Nhi của Trương Đại đều ở nội viện, lúc này cùng hành lễ với Trương Nguyên. Một tỳ nữ cạnh Tố Chi ôm con của Trương Đại là Trương Phiêu, Trương Nguyên ôm cháu trai đùa với nó. Trương Phiêu nửa năm tuổi lớn hơn Trương Minh Khiêm hai tháng, nhưng đầu lại nhỏ hơn Trương Minh Khiêm một chút. Tục ngữ Thiệu Hưng có câu "Nương đại đại nhất gian" là nói vóc dáng mẫu thân lớn thì đứa con cũng lớn, vóc dáng của Mục Chân Chân cao hơn hẳn so với Tố Chi nhỏ nhắn.

Trương Nguyên nói chuyện một lúc với vợ con rồi đến tiền sảnh gặp Dương lão sư và Trương Đại, lại mời Vương Tông Nhạc, Mục Kính Nham và Hồng Kỷ, Hồng Tín ngồi cùng. Bốn người Vương Tông Nhạc liên hồi nói không dám, áy náy ngồi xuống.

Trương Nguyên nghe Trương Đại nói khi nãy Tôn Thừa Tông từng đến chào, bèn đích thân mời Tôn Thừa Tông đến cùng uống rượu. Tôn Thừa Tông là hàng xóm của hắn, lại là Đông cung Nhật giảng quan, ngày thường quan hệ rất tốt.

Tôn Thừa Tông thuộc số ít quan viên Đông Lâm, lần này có thể bình an trải qua đợt kinh sát của tam đảng, có quan hệ với Lại bộ Văn Tuyển Ti lang trung Vương Đại Trí không muốn mở rộng quy mô tranh đảng. Mà Vương Đại Trí sở dĩ như vậy là vì đã chịu ảnh hưởng từ lần trò chuyện bí mật với Trương Nguyên, quan viên trong kinh đã sớm có lời đồn. Tôn Thừa Tông biết rõ trong lòng.

Trong tiệc rượu, Trương Nguyên hiển nhiên kể lại phong ba bão táp trong chuyến đi đến Triều Tiên, lại lấy nhật ký "Đinh Tị Triều Tiên kỷ hành" đưa cho Tôn Thừa Tông, Dương Liên xem qua.

Tôn Thừa Tông hai mươi năm trước từng ở gần biên giới Đại Đồng khảo sát vài năm, thông hiểu tình hình giặc ở đó. Y thấy trong nhật ký của Trương Nguyên đề cập nhiều đến quân tình Liêu Đông, hơn nữa kiến thức bất phàm, không khỏi tán thưởng. Dương Liên là kẻ sĩ trung nghĩa chính trực, nhưng không hiểu rõ quân vụ biên phòng, ông cho rằng việc cấp bách không phải biên phòng mà là các đảng tranh giành. Nếu gian đảng bên kia có lớn mạnh mấy cũng vô dụng, cho nên không thể để gian đảng một lưới bắt hết chính nhân quân tử, nhất là Trương Nguyên - người có sứ ảnh hưởng lớn với Đông cung và thiên hạ sĩ tử, quyết không thể bị giáng chức rời kinh. Nói cách khác, cho dù sau này Đông cung vào chỗ, nhưng trong triều đâu đâu cũng là gian đảng, tân quân muốn dùng đảng quân tử cũng cực kì khó khăn.

Suy nghĩ của Dương Liên đương nhiên có lý, Tôn Thừa Tông cũng cho là vậy. Đối với việc Binh bộ khất nợ quân lương Liêu Đông mà Trương Nguyên viết trong nhật ký, Tôn Thừa Tông nói: - Khất nợ quân lương sẽ làm dao động quân tâm, nhưng tệ nạn của Liêu Đông, Diên Tuy, Đại Đồng đều là "binh nhiều không luyện, lương nhiều không đối chiếu", quân lương nhiều đến mấy mà phát xuống cũng không lấp đầy lòng tham vô đáy của văn thần võ tướng ở biên quan.

Dương Liên gật đầu nói:

  • Tôn đại nhân nói rất phải. Thiên thời địa lợi nhân hòa, nhân hòa là quan trọng nhất, không có trung thần lương tướng bảo vệ quốc gia thì dù có trăm vạn quân lính, lương thảo như núi cũng chỉ làm lợi cho địch. Liêu Đông tuần phủ và Đô Chỉ Huy Sứ đều là hạng tầm thường, tấu chương buộc tội Giới Tử của tên Lý tuần phủ cực kỳ nhảm nhí, nhưng trong triều có người muốn mượn việc này gây sóng gió, ta cho rằng nỗi lo của Đại Minh không phải ở họa trời mà là họa người.

Trương Đại nói: - Muốn mượn việc này vu khống Giới Tử thì quá vô dụng rồi, cần gì phải sợ.

Bốn người vừa uống rượu vừa bàn triều chính. Trống báo giới nghiêm vang lên, Trương Đại cùng Dương Liên đứng dậy cáo từ, mẫu tử Tố Chi và Lý Khấu Nhi trong nội viện cũng đã dùng cơm, cùng Trương Đại ngồi xe về bên sông Bào Tử. Còn Dương Liên về Hội Đồng quán.

Tôn Thừa Tông ở lại nhà bên Trương Nguyên. Khi Dương Liên và Trương Đại rời khỏi, y cầm mãi không buông cuốn nhật kí "Đinh Tị Triều Tiên kỷ hành" của Trương Nguyên, muốn đem về nhà đọc kỹ, hắn nói: - Để tỏ thanh bạch, bài trừ lời đồn, cuốn nhật ký này ta sẽ nhanh chóng ấn hành, để sĩ thứ trong kinh đều biết Trương Nguyên ta đi Triều Tiên đã làm gì, có phải là họa nước họa dân hay không? Ta muốn thức suốt đêm sao chép một bản, ngày mai giao cho thư xã chế bản, mấy ngày nữa sẽ đưa Tôn đại nhân xem vậy. Điểm tốt của cuối đời Minh chính là mạng lưới văn học rất sơ sài, không có quá nhiều cấm kỵ, dù là tư tưởng cấp tiến như Lý Chí cũng chỉ cấm mà không tuyệt.