Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 452: Tông sư thái cực (2)




Nguồn: MT

Lúc xế chiều ngày mười chín tháng hai, sau khi hết giờ làm ở Hàn Lâm Viện, Trương Nguyên quay về nơi ở của mình ở ngõ Lý Các Lão, chưa kịp ngồi xuống, thì Bạch Mã chạy vào trình danh thiếp, Lang Trung ở Văn Tuyển ti của Bộ Lại Vương Đại Trí tới chơi. Vương Đại Trí bây giờ là nhân vật có quyền thế trong triều đình, biết bao quan viên phải luồn cúi qua cửa này, để có thể thăng quan tiến chức trong kì kinh sát này. Lại Bộ Thượng Thư Trịnh Kế Chi già nua dốt nát, vì vậy quyền thế chủ yếu tập trung trong tay Vương Đại Trí.

Quan hệ giữa Vương Đại Trí và Trương Nguyên lúc đầu cũng tạm ổn, nhưng từ sau khi Trương Nguyên và Phương Tòng Triết tranh luận vô cùng quyết liệt, thì Vương Đại Trí không còn qua lại với Trương Nguyên nữa. Vương Đại Trí hôm nay đến đây chắc là vì việc kinh sát, y biết Trương Nguyên không nằm trong danh sách kinh sát Đinh Tỵ. Y muốn nghe xem ý kiến của Trương Nguyên về lần sát hạch này. Mà điều quan trọng nhất là tại sao cho tới hôm nay hoàng thượng vẫn chưa phê chuẩn ngày tổ chức cuộc kinh sát.

Sau khi cả hai ổn định chỗ ngồi, trà được dâng lên, Vương Đại Trí hỏi Trương Nguyên vì sao lại xin đi sứ Triều Tiên, Trương Nguyên cũng giải thích qua loa hai câu, nhưng ý của Vương Đại Trí không chỉ có thế, liền nói sang chuyện khác:

  • Hoàng thượng đến hôm nay vẫn chưa định ngày tổ chức kinh sát, không biết định giải quyết như thế nào, trị nước bằng lối vô vi cũng không thể cứ để thuận theo tự nhiên như thế, kinh sát chỉ tổ chức sáu năm một lần mà cũng không tổ chức, như vậy triều chính làm sao không trở lên bại hoại.

Trương Nguyên nói thẳng:

  • Hoàng đế thánh minh biết rất rõ kinh sát thực chất chỉ là nơi để các đảng tranh giành đấu đá nhau, vì vậy những tấu chương có liên quan đến việc tổ chức kinh sát đều không thèm để tâm tới, chính là muốn không giải quyết.

Vương Đại Trí im lặng không nói gì, một lúc sau ngượng ngùng nói:

  • Cuộc kinh sát lần này chỉ sợ cứ dây dưa mãi không tổ chức được.

Trương Nguyên nói:

  • Tranh chấp từ khi lập quốc đã bắt đầu, hoàng đế cũng không thể kéo dài mãi như vậy được.

Vương Đại Trí lắc đầu, nói với Trương Nguyên mấy câu, rồi đứng dậy cáo từ, Trương Nguyên tiễn khách ra ngoài cửa, chắp tay nói:

  • Tại hạ mới tới kinh thành, đã được Vương đại nhân chiếu cố, thật vô cùng cảm kích, tại hạ có lời mạo muội, nhưng vẫn muốn nói với Vương đại nhân.

Vương Đại Trí tiến tới gần nói nhỏ:

  • Xin mời cứ nói.

Trương Nguyên nói:

  • Thánh hiền không phải là quá lắm ư, năm đó Đông Lâm bài xích dị kỷ ( đối thủ) không chịu khoan dung, chưa từng nghĩ tới cục diện lụi tàn hôm nay, bây giờ thế lực ba đảng lớn mạnh, quyết tâm hợp lực tiêu diệt Đông Lâm. Hãy nghĩ tới đường lui cho mình, mong Vương đại nhân suy nghĩ kỹ.

Vương Đại Trí trầm mặc chắp tay chào rồi lên kiệu.

Trương Nguyên khoanh tay đứng ở cột trụ lớn trước đại môn, nhìn theo chiếc kiệu của Vương Đại Trí đi về phía nam, trong lòng thầm nghĩ: “Cuộc kinh sát năm Đinh Tỵ ba đảng quyết tâm bài trừ Đông Lâm, ba năm sau, thái tử Chu Thường Lạc đăng cơ, Đông Lâm có ý đồ phục thù, lại biếm truất toàn bộ quan viên của ba đảng, ba đảng kia không đấu lại được Đông Lâm, rơi vào đường cùng mới dựa vào Ngụy Trung Hiền. Lúc này mới dẫn đến hậu quả thê thảm trong cuộc tranh chấp giữa các đảng, mà hậu quả này ta muốn tránh, không biết Vương đại nhân có hiểu lời của ta hay không?”

Hoàng hôn nặng nề buông xuống, chiếc mái cong của tường thành ở phía tây hoàng thành cũng đã bắt đầu mờ dần, Mục Chân Chân vừa ôm bụng vừa đi tới bên cửa nói:

  • Thiếu gia, đến bữa tối rồi.

Trương Nguyên đang định quay người bước vào, mấy người từ bên kia con đường đá bước vội vàng đi về phía ngõ Lý Các lão, tai của Trương Nguyên rất thính, nhìn không rõ người lắm, nhưng nghe tiếng nói là một người hầu nam nhà anh vợ Thương Chu Tộ, người hầu đó nói:

  • Bên này bên này là đến rồi, đây chính là nhà của Trương cô gia, đứng trước cửa đi.

Trương Nguyên nheo mắt lại nhìn thì thấy người đi phía sau cùng với gia nô nhà Thương Thị kia là quan quân, mà người theo sau đám quan quân này hình như là Mục Kính Nham, đi gần lại mấy bước, đúng là Mục Kính Nham rồi, vội vui mừng nói:

  • Chân Chân, Mục thúc đến đó.

Mục Chân Chân vội vàng bước ra ngưỡng cửa, Trương Nguyên vội dìu nàng ra, Mục Chân Chân vừa nhìn thấy đúng là Mục Kính Nham rồi, vui mừng kêu lên:

  • Phụ thân

Năm người kia nhanh chân hơn đã tới trước cửa, Mục Kính Nham vừa nhìn cái bụng bầu đang ưỡn lên của con gái Mục Chân Chân, không khỏi ngỡ ngàng, quên luôn thi lễ với Trương Nguyên, mấy tên quan quân kia chắp tay hành lễ trước Trương Nguyên nói:

  • Ty chức là bách hộ thuộc hạ của Đỗ tướng quân ở Diên Tuy-Đỗ Thanh Cương xin bái kiến đại nhân.

Ba người phía sau cũng khom mình thi lễ.

Trương Nguyên nói:

  • Đỗ tướng quân nhận được thư của ta rồi ư, tốt quá, mời mấy vị vào đây nói chuyện…Mục thúc lần này tới đây cũng thật đúng lúc, Chân Chân tháng sau là sinh, rất mong thúc đến.

Mục Kính Nham sớm biết nha đầu bên cạnh thiếu gia Trương Nguyên sớm muộn gì cũng là thị thiếp của Trương Nguyên, nhưng thấy con gái vác cái bụng to như thế, cũng có chút xấu hổ, không biết nên nói gì cho phải.

Trương Nguyên mời Đỗ Thanh Cương, Mục Kính Nham, và năm người nữa vào trong phủ, Đỗ Thanh Cương giới thiệu ba người còn lại cho Trương Nguyên, chỉ vào hai thanh niên chừng ba mươi tuổi nói:

  • Trương đại nhân, hai vị này vốn là tăng sư ở chùa Thiếu Lâm Tự, nhưng nguyện theo sau dưới trướng của Đỗ tướng quân, cũng là cận vệ thân cận của Đỗ tướng quân, vị này tên là Hồng Kỷ, còn vị này là Hồng Tín.

Trương Nguyên thầm nghĩ: “Còn có cả võ tăng Thiếu Lâm Tự, tốt lắm”.

Chắp tay nói:

  • Hai vị tham gia vào quân ngũ vì nước, thật là đáng kính.

Đỗ Thanh Cương giới thiệu cho Trương Nguyên một vị nữa gần năm mươi tuổi, người đàn ông này không mặc trang phục quân sĩ, ăn mặc bình dân, vóc dáng cũng không to béo lắm, tư thế tự nhiên, Đỗ Thanh Cương nói:

  • Vị này chính là quyền danh gia Nội Mông sư phụ Vương Tông Nhạc- Vương sư phụ.

Trương Nguyên dựng ngược lông mày lên, mừng rỡ, Vương Tông Nhạc là tông sư thái cực quyền, tổ sư của Dương Lộ Thiện, hóa ra ở vào thời Vạn Lịch sao...

Vương Tông Nhạc là sư tổ của phái thái cực quyền phía bắc, là nguồn cuội của thái cực quyền của Trần Thị và thái cực quyền Dương Thị sau này. Còn về phần Vương Tông Nhạc ở vào thời đại nào thì có ba giả thiết, có người nói Vương Tông Nhạc là đệ tử của Trương Tam Phong, người này sống vào cuối Tống đầu Nguyên, hay nói cách khác cho rằng Vương Tông Nhạc là người đời Thanh dưới triều vua Càn Long, so với Trần Trường Hưng, Dương Lộ Thiện không sớm hơn thời này là mấy. Hai giả thiết này nói tới hai triều đại cách xa nhau hơn bốn trăm năm, sự chênh lệch này là quá lớn.

Giả thiết thứ ba cho rằng Vương Tông Nhạc ở vào thời Vạn Lịch, là người huyện Thái Cốc- Sơn Tây, là con thứ hai trong nhà, được mệnh danh là cánh tay thép Vương Nhị, bây giờ đã gần năm mươi tuổi, mặt mày xấu xí, một Vương Tông Nhạc xuống sắc đang đứng trước mặt Trương Nguyên. Hai lời đồn đại lúc đầu liền tan thành mây khói, rất nhiều khảo cổ, vật chứng, hao tâm tổn sức cũng không thể làm sáng tỏ rõ ràng, giống như sử gia sau này cho rằng thân phận thần bí của Khách Ấn Nguyệt, nhưng cuối cùng cái thần bí lại có thể biết được, ai có thể nghĩ tới rằng phụng thánh phu nhân Khách Thị lại là người Diệp Hách bộ lạc Nữ Chân?

Trương Nguyên rất khách khí nói với Vương Tông Nhạc:

-Ngưỡng mộ từ lâu.

Trong lòng thật sự đã ngưỡng mộ từ lâu.

Bách hộ Diên Tuy Vệ- Đỗ Thanh Cương là gia đinh thân tín của Đỗ Tùng, nói:

  • Đỗ tướng quân biết đại nhân Trương Nguyên chuẩn bị đi sứ Triều Tiên, không có nhiều hộ vệ đi cùng, nên lệnh cho Mục bách hộ và hai vị Hồng Kỳ và Hồng Tín cùng với sư phụ Vương này đến nghe theo lệnh của đại nhân. Sư phụ Vương không chỉ võ nghệ cao cường mà trước đây còn là hộ vệ của các thương nhân buôn bán ngũ cốc qua lại Liêu quốc buôn bán, cho nên tinh thông ngôn ngữ Nữ Chân và Triều Tiên, Đỗ tướng quân nhận thấy Vương sư phụ có thể giúp cho chuyến đi sứ lần này của đại nhân, ty chức lúc vào kinh đã rẽ qua huyện Thái Cốc mời Vương sư phụ tới đây.

Nói rồi đưa bức thư của Đỗ Tùng tự tay viết cho Trương Nguyên.

Trương Nguyên vừa nghe nói Vương Tông Nhạc vốn là bảo tiêu của những thương nhân Tấn Thương, người Nữ Chân và người Triều Tiên, cho nên biết rõ tình hình ở biên giới lại càng mừng rỡ hơn, Đỗ Tùng lần này đã giúp hắn một việc lớn rồi. Vương Tông Nhạc rất hữu dụng, nói về mối quan hệ thân thiết giữa Vương Tông Nhạc và Tấn Thương, thì không có gì phải lo lắng cả, hắn mặc dù giúp Cẩm Y Vệ bắt tên thương nhân ở Sơn Tây- Địch Đông Thắng làm gian tế cho Nữ Chân, nhưng tên Địch Đông Thắng là người Bồ Châu. Vương Tông Nhạc là người huyện Thái Cốc, ở huyện Thái Cốc có không ít thương nhân buôn bán với người Nữ Chân. Thương nhân chỉ ham tài mà thôi, chỉ sau khi xảy ra cuộc chiến Tát Nhĩ Hử , Đại Minh mới nghiêm cấm giao thương với người Kiến Châu. Gian tế trong Tấn Thương mới dần dần tăng lên.