Nguồn: MT
Người Triều Tiên mặc áo bào đỏ liền ngước mắt lên nhìn Trương Nguyên, nói nhỏ với mấy người bên cạnh vài câu, mấy quan văn kia liền đi lại hành lễ nói:
Thư Trạng quan là viên quan được ghi chép trong sử sách đi sứ, nhất định là tinh thông Hán văn Hán ngữ, ở sứ đoàn địa vị chỉ sau chính phó sứ giả.
Trương Nguyên chắp tay nói:
Thư trạng quan Triều Tiên Kim Trung Thanh có chút vui mừng, đang định nói, thì người đang trực tổng kỳ Cẩm Y Vệ dẫn theo bảy, tám giáo úy chạy tới, cao giọng quát:
Tiếng gậy gỗ vang lên, một vị giáo lĩnh Nam thành Binh Mã Ti dẫn theo một đội tuần thành binh sĩ chạy tới, nhìn thấy người của Cẩm Y Vệ đã đến trước, người của Binh Mã Ti luôn coi Cẩm Y Vệ như Thiên Lôi sai đâu đánh đó, chức quyền của Cẩm Y Vệ sao Binh Mã Ti có thể so sánh được đây.
Dân chúng vây xem chưa rời đi, chỉ tản ra thành vòng tròn lớn, tiếp tục xem cảnh náo nhiệt.
Tổng kỳ Cẩm Y Vệ tay nắm chuôi đao thêu xuân đao, ánh mắt sắc xảo, nhìn một lượt, nhìn thấy tử thi trên ván cửa, cũng chẳng có gì thấy kinh ngạc, nói:
Quan viên khắp nơi trong thành, trước khi thẩm tra xử lí án mạng đều làm rõ thân thế của nguyên cáo bị cáo, để tránh đắc tội với hoàng thân quốc thích.
Một người ở tửu lầu tiến lên chắp tay trước ngực bẩm:
Rồi chỉ vào thi thể:
Thư trạng quan họ Kim tiến đến hướng tổng kỳ Cẩm Y Vệ thi lễ nói:
Người đàn ông ở tửu lầu kia cũng kêu oan nói:
Vụ án giết người này chỉ đơn giản như vậy, một bên cho rằng bên kia đánh chết người, còn một bên phủ nhận. Vì vụ này liên quan đến sứ giả Triều Tiên, nên tổng kỳ Cẩm Y Vệ cảm thấy khó giải quyết. Sai một giáo úy đi bẩm báo Chân Bách Hộ đang trực ở Đại Minh môn, mời Chân Bách Hộ đến xứ lý việc này.
Trương Nguyên lặng lẽ quan sát tên chưởng quầy tửu lầu Úy Thái, tên chưởng quầy này không ra mặt, chỉ đứng ở một bên cùng dân chúng vây quanh, chỉ để mấy tên tiểu nhị ra mặt báo án. Trương Nguyên lại nhìn bốn phía đánh giá, đột nhiên phát hiện tầng hai cạnh đường của tửu lầu Úy Thái có người từ cửa sổ nhìn ra. Bên cạnh cửa hàng bên này, mọi người ở tửu lầu đều chạy ra xem náo nhiệt rồi, nhưng chỉ có người này là quan sát từ xa. Đương nhiên, trên đời này có rất nhiều người bình tĩnh, nhưng Trương Nguyên cảm thấy người này có vẻ không bình thường.
Người này như nhận thấy bị phát hiện, liền biến mất sau cửa sổ, nhưng lại không đi ra từ cửa chính của tửu lầu ...
Cách đó không xa, tiếng trống giờ giới nghiêm vang lên, ba tiếng trống báo hiệu giờ giới nghiêm đã bắt đầu. Quân lại của Nam thành Binh Mã Ti hét lên ra lệnh cho dân chúng vây quanh về nhà. Trương Nguyên cũng bảo Tần Dân Bình và Mã Tường Lân nhanh chóng quay về Hội Đồng quán, hắn phải ở lại để theo dõi vụ án này.Trong lúc Thế cục Liêu Đông ngày càng nguy hiểm, không thể bỏ qua tầm quan trọng của Triều Tiên đối với Đại Minh. Vụ án này nhất định phải tra ra manh mối, nếu như sứ thần Triều Tiên thật sự làm chết mạng người, thì đương nhiên phải trừng trị theo pháp luật Đại Minh. Đứng đằng sau việc này không chỉ có mấy tiểu nhị của tửu lầu này. Chưởng quầy áo bào xanh cũng không phải là người đơn giản như vậy, bên trong ắt có điều gì kỳ quái, sau lưng nhất định giấu một bí mật to lớn.
Quốc Vương đương nhiệm của đất nước Triều Tiên- Lý Hồn là quân chủ đời thứ mười lăm của vương triều Triều Tiên. Lý Hồn là con thứ của quốc vương tuyên tổ Lý Công. Sinh vào năm thứ ba Vạn Lịch, việc kế vị trải qua nhiều phức tạp. Năm thứ hai mươi Vạn Lịch- năm Nhâm Thìn, người Nhật làm loạn, quân Nhật đi theo hướng Tây, bí mật xuất quân tấn công Vương Kinh Seoul, Lý Hồn cùng phụ thân, mẫu thân và huynh trưởng Lâm Hải Quân Lý Tân và đệ đệ và Lý Côn bị bắt. Tuyên tổ Lý Công hốt hoảng bỏ trốn đến Bình Nhưỡng, lệnh cho Lý Hồn mười bảy tuổi tạm nhiếp chính giải quyết chính sự. Lý Hồn tuổi trẻ nhưng dày dạn kinh nghiệm, gặp nguy không hoảng loạn. Dưới sự giúp đỡ của các đại thần, lấy lòng bại binh và nghĩa quân, kêu gọi xả thân vì nước, khiến cho dân chúng Triều Tiên ở trong tay giặc thấy được hy vọng. Còn có sự chi viện của quân Minh, chiến đấu mấy trận kịch liệt cùng quân Nhật. Đến tháng tư năm sau thì quân Nhật rút lui khỏi Vương kinh, lùi về giữ Phủ Sơn, bắt đầu nghị hòa. Hai vị Vương tử Triều Tiên bị bắt cũng được thả ra.
Sau khi dẹp loan Uy (Nhật), tuyên tổ Lý Công có ý định lập Lý Hồn làm thế tử, bởi vì Nhân Mục vương hậu không có con cho nên có thể được lập con của vợ kế. Sự sắp xếp này có thể không đúng với sự răn dạy của tổ tiên, đáng ra nên lập con trưởng thứ Lâm Hải Quân- Lý Tân làm thế tử, nhưng vì Lý Tân từng là tù nhân của người Uy, lại yếu đuối bất tài, không có uy nghi. Hơn nữa Quang Hải Quân- Lý Hồn trong lúc nhiếp chính đã có được sự ủng hộ của đại thần có quyền lực. Vì thế năm thứ hai mươi ba Vạn Lịch tuyên tổ Lý Công dâng tấu lên triều đình Đại Minh, thỉnh cầu sắc phong Lý Hồn làm Thế tử. Mà đúng lúc đó cũng là lúc Đại Minh đang tranh giành lập quốc khốc liệt nhất, Hoàng đế Vạn Lịch có ý lập con thứ làm Thái tử và cũng là Phúc Vương Chu Thường Tuân. Nhưng đa số đại thần trong triều lại ủng hộ trưởng Hoàng tử Chu Thường Lạc. Thế mà trong lúc này Triều Tiên lại xin sắc phong con thứ Lý Hồn làm Thế tử, Lễ Bộ Đại Minh liền lấy “Kế thống đại nghĩa. Trưởng ấu định phân, không nên đoạt lấy” làm lý do từ chối sắc phong.
Từ năm hai mươi ba đời Vạn Lịch từ đến năm thứ ba mươi sáu, Tuyên tổ Đại vương Lý Công qua đời, trong vòng mười bốn năm này Triều Tiên bốn lần dâng tấu thỉnh cầu sắc phong Lý Hồn làm Thế tử. Nhưng triều đình Đại Minh vẫn không chịu sắc phong. Quang Hải Quan Lý Hồn vô cùng oán hận Đại Minh. Hơn nữa năm thứ hai mươi chín Vạn Lịch, Trưởng Hoàng tử Đại Minh Chu Thường Lạc trải qua mười sáu năm tranh giành lập nước mà được lập thành Thái Tử. Vào năm thứ ba mươi tư Vạn Lịch, Nhân Mục vương hậu lại hạ sinh con trai, theo lễ nghĩa thể chế thì phải lập đứa trẻ này làm Thế tử. Có thể tưởng tượng được sự nôn nóng và tức giận của Lý Hồn. Năm thứ ba mươi sáu Vạn Lịch, Phụ Vương của Lý Hồn Lý Công qua đời, Lý Hồn lấy thân phận là Thế tử lên ngôi mà không có sự sắc phong của Đại Minh. Dâng tấu lên tự xưng là “Quyền thự Quốc sự” xin sắc phong. Hoàng đế Vạn Lịch cho rằng Lý Hồn tự tiện vượt quyền, ban đầu không để ý đến, sau suy xét đến quan hệ hảo hữu của Triều Tiên và Đại Minh đã qua nhiều thế hệ, hơn nữa Nỗ Nhĩ Cáp Xích ngày càng hung mạnh, cần Triều Tiên hãm chân Kiến Châu để bảo vệ Đông bắc. Cho nên nước ngoại bang ở xa không cần phải áp dụng thể chế Trung Quốc vì thế sắc phong Lý Hồn làm Quốc Vương Triều Tiên.
Lý Hồn cũng coi như là người bị hại của cuộc tranh giành lập quốc. Danh vị Thế tử mười bốn năm không chính thức, làm tình cảm con người thay đổi, đăng cơ không lâu sau thì hại chết người có nguy cơ đe dọa đến vương vị của y nhất là huynh ruột Lâm Hải Quân. Sau đó tuyên bố Mục Vương Hậu bị phế phi, Vạn Lịch năm thứ bốn mươi hai lại hại chết em trai chưa đầy mười tuổi Vĩnh Xương Đại quân là con của Mục Vương hậu. Như vậy y mới có cảm giác vững chắc về ngôi vị của mình, Lý Hồn lên ngôi vẫn cống nạp cho Đại Minh như phụ vương y. Sứ thần một năm lui tới vài lần, có Sứ Đông chí (Hạ Đông Chí), Sứ chính triều (hạ Nguyên Đán), Sứ Thánh tiết (Ngày sinh của Hoàng đế), Sứ Thiên thu (Ngày sinh của Hoàng tử), Sứ Tuệ tệ (tiền cống tiễn hàng năm). Nếu như Hoàng đế Đại Minh lên ngôi hay sắc phong Thái tử, thì Triều Tiên lại phái Sứ giả đến chúc mừng. Ngoài ra còn có Sứ giả tạ ơn, sứ giả dâng tấu mời vân vân, cung Đại minh có quan hệ chặt chẽ thân thiết. Nhưng đây là lúc thế lực Đại Minh đang hùng mạnh, Quang Hải Quân- Lý Hồn dù có oán giận triều đình Đại Minh thì cũng phải nhẫn nại, một khi Đại Minh gặp nguy, Lý Hồn sẽ không còn trung thành vô điều kiện với Đại Minh nữa. Người khác cũng thấy rõ được điểm này.