Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 429: Biện luận trong tuyết lớn (5)




Nguồn: MT

Điều Trương Nguyên coi trọng chính là những tinh hoa văn hóa mà thầy tu mang đến, trong lúc này, ngoại trừ những thầy tu đầy lòng nhiệt tình truyền giáo và người mạo hiểm ôm mộng đào vàng, ai sẽ lặn lội trùng dương đến Đại Minh. Giống như Sa Mạc và Tuyết Sơn ở phía tây Trung Quốc vậy, chỉ có tăng lữ cầu pháp và hoằng pháp mới không sợ sự uy hiếp của cái chết mà băng qua. Năm trước Kim Ni Các ngồi cùng thuyền vào kinh thành với hắn đã từng nói, năm Vạn Lịch thứ ba mươi bảy mùng chín tháng bảy, mười chín người của Kim Ni Các và hội giáo sĩ Jésus từ Lisbon- Bồ Đào Nha lên thuyền, lênh đênh trên biển hơn hai trăm ngày, tới Macao là ngày sáu tháng hai năm sau, mười chín thầy tu chỉ còn tám người sống sót, mười một thầy tu kia không phải chết vì gió lốc mà là vì bệnh tật, đi thuyền trên biển rất dễ phát sinh ôn dịch.

Trương Nguyên nói:

  • Từ đại nhân nói Vương Phong Túc giữ súng, chẳng lẽ không biết việc đó đã điều tra xong rồi ư, hai khẩu súng phát lửa kia là ta nhờ Vương Phong Túc mang từ Macao đến, trong đó một khẩu đã giao cho kho vũ khí tư của Binh bộ, Công bộ quân khí cục đã căn cứ vào loại súng phát lửa này để cải tiến súng của lính biên giới của Đại Minh ta, đây là việc có lợi lớn cho quân bị của Đại Minh, Từ lang trung còn không tha? Về phần nói Vương Phong Túc phân tiền cho giáo chúng, đó là giúp đỡ người nghèo, tại hạ khi ở Thiệu Hưng cũng từng xây dựng kho lương cứu tế nạn dân, Phật tử, đạo quan trong những năm có thiên tai đều phát cháo miễn phí cho dân không phải chuyện thường xuyên ư, chẳng lẽ đều là có ý gì khác?

Từ Như Kha nói:

  • Trương tu soạn là kẻ sĩ đọc sách thánh hiền của Đại Minh, Phật viện đạo quan phát cháo miễn phí cho dân chính là xuất phát từ lòng từ bi, sao có thể đánh đồng với bụng dạ khó lường của giáo sĩ Tây Dương.

Trương Nguyên "Ồ" một tiếng, nói:

  • Nói đi vẫn phải nói lại, Từ lang trung vẫn nhận định rằng không cùng tổ tiên với ta thì lòng dạ ắt sẽ khác phải không? Bất kể Vương Phong Túc làm việc thiện hay làm việc ác, chỉ cần không phải người Đại Minh ta thì đều bài xích phải không, những kiến thức này thực không đáng phản biện, Từ lang trung muốn phản biện, hãy làm rõ sự phân biệt Hoa Di trong "xuân thu" rồi hẵng phản biện lại.

  • Trương Giới Tử chớ có gây sự!

Lưu Tông Chu bước ra, thi lễ với Hoàng thái tử trước, sau đó nhìn thẳng vào Trương Nguyên, nói:

  • Trước tiên không nói đến chuyện hỏa khí có thể cải thiện chiến lực của quân biên giới hay không, chỉ nói đạo trời và tương quan nhân sinh, cái mà ngươi gọi là tây học chính là cái lý luận dị đoan làm loạn đạo trời, làm hỏng đạo nhân sinh, cái gì gọi là trời? Trời tức là lý, nhưng nghĩa của Thiên Chúa giáo lại nói có một người chủ khác sinh ra trời, sinh ra mọi vật khiến người ta không biết về tổ tông cha mẹ, những tên nổi loạn đều nói vậy. Về phần tôn kính Chúa Trời là có thể lên thiên đường không xuống địa ngục càng là lời nói vô căn cứ, cũng bằng với đút lót mưu tư, chính là những lời nói tà ngông.

Mấy lời ít ỏi của Lưu Tông Chu sâu sắc và sắc bén hơn nhiều so với những lời dài dòng của Thẩm Các, Lưu Tông Chu hiển nhiên là đã nghiên cứu qua Thiên Chúa giáo, hiểu rõ giáo lí trọng yếu nhất của Thiên Chúa giáo. Chúa Trời hoặc Thượng Đế là người siêu nhiên, điều này hoàn toàn trái ngược với cách nhìn vũ trụ của Nho gia, Lưu Tông Chu kế thừa lí khí quan của Chu Hi, cho rằng trời đất thống nhất một mạch, lí khí hợp nhất thì sinh ra vạn vật.

Dưới cách nhìn của Trương Nguyên, quan điểm này của Nho gia phủ nhận tinh thần của vũ trụ, thực thể là chúa tể vũ trụ của Nho gia rõ ràng đã vượt qua vũ trụ quan của Thiên Chúa giáo, cho nên hắn không thể giằng co cãi cọ điều này với Lưu Tông Chu, Lưu Tông Chu là nho học đại sư, đây là sở trường của Lưu Tông Chu hắn chỉ sợ không nói lại được Lưu Tông Chu, hơn nữa dễ dàng rơi vào thế phản đối toàn bộ học thuyết của Nho gia, tất nhiên nhất định phải tránh đi.

Trương Nguyên khẽ khom người hướng Lưu Tông Chu, nói:

  • Phật có Thích Ca Mâu Ni, Đạo có Nguyên Thủy thiên tôn, trước tiên không nói đến những chuyện sâu xa mù mịt, ta không phải là giáo đồ Thiên Chúa, Khải Đông tiên sinh cũng không phải đệ tử cửa Phật, ta với Khải Đông tiên sinh chỉ bàn kinh thế trí dụng, bàn quân đạo, luận thần đạo, luận dưỡng dân, luận làm dân giàu, thế nào?

Lưu Tông Chu vui vẻ nói:

  • Được, trước tiên luận quân đạo, ta hỏi ngươi, quân chủ (vua) sinh ra như thế nào, là Chúa Trời Tây Dương, Thượng Đế chỉ định sao?

Theo lý giải bình thường của dân chúng, quân chủ là quân đội khai quốc giành chính quyền lên làm quân chủ, quân chủ sau này là kế thừa, nhưng Nho gia muốn đem quân chủ đẩy lên một trình độ triết học cao, Trương Nguyên nói:

  • Quân quyền thiên thụ, trời vì dân mà sinh quân, ta nghĩ rằng trời ở đây vừa không phải Chúa Trời cũng không phải lí và khí mà Khải Đông tiên sinh nói, trời ở đây là dân ý, ý dân chính là trời, thái tổ Cao Hoàng đế dẹp loạn các sứ quân, thay mặt triều Nguyên đứng lên, đúng là trời ghét loạn lạc nên quyết định cho Cao hoàng đế sinh dân chủ, thái bình cho đời sau.

Trương Nguyên không muốn cùng Lưu Tông Chu thảo luận "thiên lý", "thành ý" hay "cẩn trọng" gì, hắn muốn nói trách nhiệm của quân chủ và trách nhiệm của thần dân, đó chính là quân đạo, thần đạo và dân đạo, quân quyền thiên thụ là nhận thức chung của Nho gia quân chủ, nhưng ở trong khái niệm Nho gia đối với khái niệm về “trời” này, Trương Nguyên đã lý giải chuyển trời thành ý dân.

Lưu Tông Chu nói:

  • “Trời vì dân mà sinh quân” nói không sai, ý dân có thể ảnh hưởng tới trời, nhưng dân ý không phải trời, thiên đạo không rõ ràng, cầu ở bản tâm, tâm là gốc rễ của vạn vật trong trời đất, ngươi chớ lẫn lộn dân ý và bản tâm.

Trương Nguyên dẫn Lưu Tông Chu vào việc phản biện về quân đạo thành công, hắn từ "dục dân", "dưỡng dân" và quân chủ muốn nói tới việc giữ gìn lợi ích của đại đa số dân, đây là cố ý hạn chế quân quyền mà Lưu Tông Chu- người đảng Đông Lâm đang coi trọng. Cũng là đối với Hoàng thái tử Chu Thường Lạc đang nghe biện luận nhắc nhở khéo một lần, Trương Nguyên không từ Hoa Hạ Di Địch để nói về việc triều Nguyên diệt vong mà là trình bày và phân tích sách lược chính trị và dân tâm từ trước đến nay. Hắn nói cái duy nhất mà Mông Cổ không có chính là tầm nhìn, mưu toan dùng vũ lực chinh phục vạn bang, cuối cùng dẫn đến thất bại diệt vong, cho nên một quốc gia quân chủ nếu có phương pháp, thực lực hùng mạnh, thì mới có thể tồn tại lâu dài, nếu không sẽ bị các đất nước lớn mạnh khác làm nhục, trời cũng không cách nào giúp đỡ, đây là bi kịch của cha con Tống Huy Tông, cũng là bi kịch của Chu Do Kiểm đệ đệ của Chu Do Hiệu sau này. Đương nhiên, giờ cũng không thể lấy hoàng đế Sùng Trinh Chu Do Kiểm làm ví dụ.

Tuyết rơi lả tả, bên ngoài Di Luân đường đã là một khung cảnh trắng xoá. Đến buổi trưa, hai bên tranh luận đã gần một canh giờ, Vương An thấy Hoàng thái tử có vẻ mệt mỏi, liền ra hiệu cho Quốc Tử Giám Tế Tửu Chu Quốc Trinh, Chu Quốc Trinh liền tuyên bố cuộc tranh luận hôm nay dừng ở đây, rồi cùng các quan ở Hàn Lâm Viện, chiêm sự phủ cung kính tiễn Hoàng thái tử và Hoàng trưởng tôn hồi cung.

Ngày tranh luận đầu tiên kết thúc như vậy, Trương Nguyên đã bác bỏ được tư tưởng bài ngoại của Thẩm Các và đám người kia, nhưng Lưu Tông Chu mải cùng Trương Nguyên đàm đạo quân thần quên mất cả chuyện phản đối Tây học, Liên Trì đại sư từ đầu tới cuối không nói được một lời, chỉ đẩy tràng hạt đứng nghe. Thẩm Các nhắc nhở Lưu Tông Chu ngày mai phải quay lại bắt đầu chuyện phản đối Ki tô giáo và Tây học, phản biện từ chuyện Từ Quang Khải, Trương Nguyên mưu toan lấy lịch Tây Dương để thay thế lịch truyền thống của ta, Lưu Tông Chu gật đầu đồng ý, Lưu Tông Chu kịch liệt phản đối chuyện thay đổi lịch, y cho rằng điều này sẽ làm hỏng sự thống trị của Đại Minh, là lấy Di thay đổi Hạ.

Diêu thúc điều khiển xe ngựa ở ngoài chờ Trương Nguyên, ngồi ở trên càng xe còn có Uông Đại Chùy, Trương Nguyên nói lời từ biệt với Từ Quang Khải rồi lên xe ngựa, lại phát hiện Vương Vi ở trên xe, Vương Vi đội mũ Chiêu Quân, mặc áo lông, cười khanh khách nói:

  • Hôm nay tiểu nữ thay mặt Mục Chân Chân tới đón tướng công, tiểu nữ cũng có võ nghệ.

Trương Nguyên cười nói:

  • Tu Vi chỉ biết bắn chim, đánh còn không lại ta.

Vương Vi mặt ửng đỏ, đưa chén trà trong tay cho Trương Nguyên hỏi:

  • Tướng công cuộc tranh luận thế nào?

Trương Nguyên biện luận hơn nửa canh giờ, đúng lúc miệng đắng lưỡi khô, uống mấy ngụm trà, nói:

  • Văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị, tranh luận không phải so khí lực lớn, giọng cao, phân thắng bại rất khó, ta chỉ muốn biểu đạt quan điểm một chút mà thôi.

Vương Vi nói:

  • Ai nói văn vô đệ nhất, tướng công không phải là Trạng Nguyên à.

Trương Nguyên "Hì" cười, thoải mái ngồi dựa vào thành xe, xe ngựa chạy qua những con phố đầy tuyết đọng...