Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 407: Tấm lòng người mẹ hiền




Nguồn: MT

Trương Thụy Dương chưa từng đoán rằng mẹ con Đạm Nhiên vào kinh cũng có nhiều khách đến chúc mừng đến thế, ngay cả tri phủ huyện Thiệu Hưng và huyện Sơn Âm, tri huyện hai huyện Hội Kê cũng phái người đưa lễ vật đến nên ông chuẩn bị không đủ, không có dựng lều trước cửa để đón khách, mà chỗ này căn bản không chứa hết nhiều khách đến vậy, ông đành phải đứng ở trước cửa miếu hàn huyên xã giao với khách khứa, bỗng có một lão thân hào nói:

-Tuyền Ông! Chỗ này hiện giờ xem ra hơi chật hẹp không xứng với miếu thờ trạng nguyên, lệnh lang hôm nay đã là quan lục phẩm Từ Lâm quan, đợi một thời gian, nhập các phong tước cũng không phải chuyện khó, phủ đệ này nên sớm xây dựng thêm.

Lần trước trong thư của Trương Nguyên còn nhắc đến việc không được thu thêm nô bộc, không được xây dựng thêm dinh thự, không được ra vào công môn. Trương Thụy Dương nghĩ thầm: “Đây đúng là con trai giáo huấn cha, có điều con trai có tiền đồ như thế, nói cũng có rất có lý, cha nghe theo con trai vậy”.

Rồi cười ha ha nói:

-Con cháu đều có phúc của con cháu, Trương Nguyên làm quan là việc của Trương Nguyên, Trương Thụy Dương ta cũng chỉ là một lão thư đồng, đâu dám đi quá giới hạn, bây giờ con dâu và cháu ta cũng đã sắp vào kinh thành, sau này hai vợ chồng ta sẽ rất yên tĩnh, cần dinh thự lớn như vậy để làm gì đâu.

Vương Bính Lân nói:

-Thế bá, Tiểu chất muốn nhìn mặt tiểu Hồng Tiệm một chút, trước giờ vẫn chưa gặp qua, chia tay lần này lần sau muốn gặp mặt cũng phải đến ba năm sau.

Trương Thụy Dương nói:

-Được, được.

Quay đầu nhìn cháu ngoại Lý Thuần liền nói:

-Lý Thuần, dẫn Vương Thế thúc vào, Vương Thế thúc muốn nhìn mặt Hồng Tiệm.

Lý Thuần năm nay chín tuổi, rất lễ phép qua mời Vương Bính Lân vào tiền sảnh. Tông Dực Thiện đang sai người hầu và kiệu phu đem hành lý và đồ đạc lên chiếc thuyền buồm ngói trắng Tứ Minh bên bờ sông Đầu Lao. Thương Chu Đức cũng đang ở đó, thấy Vương Bính Lân bước vào thì chắp tay thi lễ chào hỏi. Lý Thuần tự vào nội viện đến gặp cửu mẫu (mợ) Thương Đạm Nhiên, nói là Vương thế thúc ở Hội Kê muốn gặp tiểu Hồng Tiệm. Thương Đạm Nhiên liền biết đó là Vương Bính Lân con của Vương Tư Nhâm, liền bảo vú nuôi ôm Hồng Tiệm còn đang quấn tã lót ra cho Vương Bính Lân xem. Vân Cẩm, Thỏ Đình, cả hai huynh đệ Lý Thuần, Lý Khiết cũng theo ra.

Tiểu Hồng Tiệm bốn tháng tuổi vừa mới tỉnh ngủ, mở to hai con mắt lúng liếng đen nhánh, cũng không biết sợ người lạ, mút lấy ngón tay, thản nhiên tự đắc, Lý Khiết đứng hộ giá bên cạnh nói:

-Không được mút ngón tay, cửu mẫu đã nói rồi, không được mút!

Nói rồi lấy ngón tay từ miệng Hồng Tiệm ra, đứa bé đột nhiên khóc to làm Lý Khiết bảy tuổi sợ hãi vội bỏ tay ra. Đứa bé chỉ khóc có một tiếng rồi cứ như trước mút lấy ngón tay cái không mùi không vị.

Vương Bính Lân cười nói:

-Tốt lắm, tiếng khóc rất vang, tinh thần rất dồi dào.

Nói xong sờ sờ khuôn mặt nhỏ nhắn của Hồng Tiệm rồi nói với Tông Dực Thiện:

-Cái mũi này, cái miệng này rất giống Giới Tử, trán và lông mi thì không giống, hàng lông mi này đẹp hơn Giới Tử.

Lý Khiết mau miệng nói:

-Ngoại tổ phụ, ngoại tổ mẫu đều nói lông mi của Hồng Tiệm rất giống cửu mẫu con, mũi và miệng thì giống cửu cửu Giới Tử của con.

Vương Bính Lân đeo lên cổ tiểu Hồng Tiệm một miếng ngọc bội ngũ sắc, nói:

-Coi như đây là quà gặp mặt. Được rồi, ôm vào trong đi, Hồng Tiệm hiền chất, ba năm sau vào kinh gặp lại.

Trương Nhữ Lâm đã chuẩn bị tiệc ở Tây Trương để mời đám người khách Vương Bính Lân uống rượu. Bên này Thương Đạm Nhiên đã ăn một bát cháo thịt, cho tiểu Hồng Tiệm bú no sữa, dẫn theo vú Chu, hai tỳ nữ Vân Cẩm, Ngọc Mai, còn có cả một người hầu nam tên Bạch Mã, những người này đều muốn theo nàng vào kinh thành. Trương Thụy Dương lại bảo lão bộc Phù Thành của mình đi theo hầu hạ. Phù Thành mấy năm trước luôn đi theo Trương Thụy Dương ở Khai Phong Chu Vương phủ, có được nhiều kiến thức rộng rãi, làm việc cũng nhanh nhẹn hơn, tuy tuổi đã gần sáu mươi nhưng thân cốt vẫn rất khỏe mạnh, đi đường xa cũng đích thực phải cần chuẩn bị một người hầu trung thành lớn tuổi tài cán, con trai Phù Thành Phù Đại Công đã thành gia và ở lại Sơn Âm.

Một đoàn người từ cửa Hậu viện đến sông Đầu Lao và lên chiếc thuyền buồm ngói Tứ Minh. Chiếc thuyền này là của Tây Trương, Thương Đạm Nhiên cùng với Lưu thị-vợ của Trương Đại cùng ngồi chung. Ngoài ra còn có một chiếc thuyền buồm ngói Tam Minh nữa do cha của Trương Đại là Trương Diệu Phương cùng người hầu ngồi. Trương Diệu Phương vẫn luôn muốn được đến kinh thành. Con sông Đầu Lao này vốn rất nông không thể đi thuyền, mùa xuân năm nay Trương Nhữ Lâm đã thuê ba trăm dân phu khơi thông hai dặm đường sông, bây giờ thuyền của Trương thị đã có thể đến Miếu Hà bằng con đường này.

Trương mẫu Lã thị được Thỏ Đình và Thúy Cô dìu đến bên bờ sông Đầu Lao, Y Đình đang mang thai cũng đi theo. Thương Đạm Nhiên đứng trên thuyền nhìn thấy a cô thì nước mắt lưng tròng, vội vàng đưa Hồng Tiệm cho vú Chu rồi lên bờ dìu a cô Lã thị nói:

-A cô, sao người lại đến đây? Trước đó không phải đã nói là không cần phải đến rồi sao?

Trương mẫu Lã thị hướng về chiếc thuyền vẫy tay:

-Ôm lên đây, ôm lên đây, cẩn thận một chút.

Đó đương nhiên là bảo ôm đứa cháu ngoan Hồng Tiệm của bà xuống rồi.

Vú Chu liền ôm Hồng Tiệm rời khỏi thuyền. Trương mẫu Lã thị kéo lấy cánh tay mũm mĩm của Hồng Tiệm, không ngừng gọi “cháu ngoan”, nước mắt làm ướt cả tã lót, tiểu Hồng Tiệm ở trong tã lót nhoẻn miệng cười.

Thương Đạm Nhiên sợ A cô lưu luyến quá thương tâm bèn cố ý nói:

-A cô, vậy hôm nay con và Hồng Tiệm không đi nữa, hai ngày sau hãy đi, cũng được ở bên a cô nhiều hơn.

Vừa nghe nói thế, Trương mẫu Lã thị vội thu nước mắt nói:

-Như thế sao được, hôm nay là ngày tốt để đi xa, lật “Ngọc Hạp Ký” ra, hơn nữa đã viết thư cho Nguyên Nhi nói là mẫu tử các con hôm nay khởi hành, Nguyên Nhi sẽ đợi ở kinh thành, nếu đến muộn chắc hẳn nó sẽ lo lắng.

Nói xong, dùng khăn lụa lau nước mắt rồi cười nói với tiểu Hồng Tiệm:

-Cháu ngoan, vào kinh thành gặp phụ thân cháu nhé, nó vẫn chưa được nhìn thấy cháu mà, nhìn thấy cháu đáng yêu thế này biết chắc là nó vui đến thế nào.

Lại hôn lên hai má tiểu Hồng Tiệm rồi mới nói:

-Các con lên thuyền đi, ta ở đây nhìn.

Những chuyện cần dặn dò mấy ngày nay không biết đã dặn dò bao nhiêu lần rồi, lúc chia tay thật lại không biết nói gì nhiều.

Thương Đạm Nhiên hạ giọng nói với Y Đình:

-Y Đình tỷ tỷ, muội và Hồng Tiệm đi rồi thì tỷ cũng nhanh chuyển đến đây ở, ở cùng với a cô, đừng để người thương nhớ con cháu quá.

Y Đình nói:

-Tỷ hiểu mà, muội cứ yên tâm mà đi, trên đường đi nhớ chăm sóc tiểu Hồng Tiệm cho tốt, đến kinh thành nhớ viết thư cho mẫu thân báo bình an.

Thương Đạm Nhiên lên thuyền đi, lúc này Lưu thị vợ Trương Đại cũng dẫn theo một đám nô tỳ lên thuyền. Lần này vào kinh Lưu thị đem theo bảy người gồm tỳ nữ, vú bà, còn có hai người hầu nam trẻ tuổi và hai lão bộc. Chiếc thuyền lớn Tứ Minh cũng từ từ rời đi.

Một lát sau đám người Trương Nhữ Lâm đến tiễn Trương Diệu Phương, vợ Trương Diệu Phương là Đào thị cũng đến đưa tiễn, bước đến cầu nói chuyện với Trương mẫu Lã thị, nhìn theo hai chiếc chuyền đang rời đi. Đám người Trương Nhữ Lâm, Trương Thụy Dương, Trương Bính Phương, Trương Ngạc cũng lên thuyền tiễn một đoạn. Những nữ quyến Lã thị, Đào thị chỉ biết đứng tại chỗ nước mắt lưng tròng. Đào thị thì đỡ hơn một chút vì vẫn chưa có cháu ngoan còn Trương mẫu Lã thị thì lưu luyến khôn nguôi, nói:

-Chuyến đi này không biết đến khi nào mới có thể gặp lại!

Có rất nhiều tiến sĩ làm quan ở kinh thành, thường thì chỉ sau khi phụ mẫu qua đời mới đại tang hồi hương.

Hai chiếc thuyền đi đến Bát Sĩ Kiều, ở đầu cầu có rất nhiều người đứng đưa tiễn nên đương nhiên phải cho thuyền dừng lại nói lời từ biệt. Trương Diệu Phương đeo kính cận đứng ở đầu thuyền ngói Tam Minh tiễn khách mà thở dài, chiếc thuyền ngói Tứ Minh thì đang đợi ở một bên hồ, bên cầu còn có một chiếc thuyền buồm đen nhỏ đang đậu cùng với một chiếc thuyền ngói Tứ Minh. Thương Đạm Nhiên mới đầu không để ý vì bây giờ tâm trạng nàng đang lâng lâng, vừa mong mỏi vào kinh đoàn tụ với phu quân lại vừa phiền muộn vì phải xa nhà. Nghe thấy tiếng cười của tiểu Hồng Tiệm ở trong lòng, Thương Đạm Nhiên mới nhìn ra cửa sổ thì nhìn thấy trên chiếc thuyền buồm màu đen ở đối diện có một nữ tử mặt mũi sáng sủa đang tựa vào cửa sổ mỉm cười với nàng.

Thương Đạm Nhiên nhạc nhiên: đây không phải là Anh Tư tiểu thư của Vương gia ở Hội Kê sao...