Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 397: Dấu chân của công chúa (3)




Cơn giận của Hoàng đế Vạn Lịch đang ngồi dưới mái hiên bên cửa trái đã dọa cho Thứ phủ sợ đến mức ngã xuống rồi, lúc này mới miễn cưỡng bớt giận, lệnh nội thị đưa Ngô các lão ra ngoài Nhị môn nghỉ ngơi, người đến nâng Ngô Đạo Nam là Nguỵ Tiến Trung và một thái giám đông cung khác, Trương Nguyên lúc này mới thấy Chung Bản Hoa và một đám nội thị cũng đứng ở bên phải bậc thang đợi hầu hạ, cánh tay phải đã không còn thanh nẹp, chắc là vết thương cũng đỡ nhiều rồi.

Phương Tòng Triết quỳ xuống lần nữa, lên tiếng xin xỏ cho Lưu Quang Phục:

  • Tiểu thần không biết đã nói xằng nói bậy, mong thiên uy nguôi giận.

Cơn giận của Hoàng đế Vạn Lịch còn chưa hết. Lại nắm tay Thái Tử Chu Thường Lạc hỏi quần thần:

  • Các ngươi đã thấy chưa? Con trai như thế, sao ta không yêu, nếu như các ngươi có con trai lớn như thế này, có thể không yêu quý ư?

Lại kêu nội thị dẫn bốn vị Hoàng trưởng tôn và Hoàng tôn nữa từ dưới bậc thang bên trái lên bậc tam cấp, đứng bên cạnh ông, ra hiệu các vị đại thần nhìn kỹ một chút những cháu trai, cháu gái tốt của ông, gia đình hạnh phúc như vậy ai nhẫn tâm phá hoại?

Trương Nguyên chú ý đến trên thềm đá-nơi mà vị tiểu công chúa vừa đứng lúc nãy kia có một đống nước, hiển nhiên là do vị tiểu công chúa này tiểu ra. Quy củ của hoàng thất rất nghiêm. Tiểu Công chúa mắc tiểu nhưng lại không dám đi ra, vừa căng thẳng vừa sợ hãi, liền tè cả ra quần. Lúc đi lên bậc tam cấp thì từng bước một đều có dấu chân, cũng may đa số mọi người bị cơn thịnh nộ của Vạn Lịch làm cho kinh hãi, vẫn chưa lưu tâm bước chân của cô công chúa nhỏ ——

Vạn Lịch Hoàng đế lại nói:

  • Trẫm và hoàng Thái Tử trời sinh thân nhất. Tổ tông tổ mẫu đều biết, tiểu thần vọng ngôn, ly gián hai cha con ta, đúng là gian thần, gian thần!

Các đại thần quỳ trước mặt cũng rất bực mình, Lưu Quang Phục rõ ràng là ca tụng, sao lại thành gian thần ly gián phụ tử Hoàng thượng? Lường trước là Hoàng đế mượn việc này để nói chuyện của mình, nổi giận với triều thần, thật sự là thiên uy khó đoán. Ca ngợi cũng gặp xui xẻo, im lặng là tốt nhất.

Những quan viên khác có thể không nói lời nào, thủ phụ Phương Tòng Triết không thể để cho Hoàng đế một mình nói ở đó, dập đầu nói:

  • Chư thần đâu dám như thế.

Hoàng đế Vạn Lịch thấy quần thần kinh sợ, lúc này mới trở lại chuyện chính, nói:

  • Tên điên nham hiểm Trương Soa xông vào Đông cung, đả thương nội quan. Nay Trương Soa đã sợ tội tự tử, chỉ đem Bàng Bảo, Lưu Thành và Kế Châu điêu dân Lý Tự Cường, Lý Vạn Thương hỏi cung, không được ảnh hưởng đến những người khác.

Quay đầu nói với Thái tử Chu Thường Lạc:

  • Hoàng nhi có lời gì, cứ nói với chư hầu, không cần giấu giếm.

Chu Thường Lạc biết phụ hoàng là muốn y tỏ thái độ đối với vụ Đĩnh Kích án, nói:

  • Đối với những người điên như thế này, đã quyết định như thế, không cần liên luỵ đến những người khác.

Lại cảm thấy lời này còn chưa đủ trọng lượng, sợ phụ hoàng không hài lòng, nói tiếp:

  • Cha con ta thân thiết như vậy, triều đình lại có nhiều lời bàn tán, muốn ta mang tiếng bất hiếu sao?

Vạn Lịch Hoàng đế gật đầu một cái, tiếp lời hỏi quần thần:

  • Các ngươi cũng nghe hoàng Thái Tử mới vừa rồi nói gì phải không?

Nháy mắt ra hiệu Phương Tòng Triết ——

Phương Tòng Triết vội trả lời nói:

  • Thánh dụ đã rõ, lòng người đã định, mong Hoàng thượng đừng vì vậy mà để ý.

Hoàng đế Vạn Lịch lúc này mới nguôi giận, mặt như có nụ cười, kêu tuỳ tùng truyền cáo cho thái giám và hậu vệ gác ở Từ Ninh cung không ngăn cản những viên quan đến trễ, lại có rất nhiều khoa đạo quan quỳ ở phía sau yết kiến thiên nhan, Hoàng đế Vạn Lịch lại trước mặt mọi người biểu diễn phụ tử thân ái, loại bỏ các lời đồn của các quan thần muốn thay đổi Thái tử, sau cùng Hoàng thái tử dìu Hoàng thượng đứng lên, hai cha con đứng song song, Vạn Lịch Hoàng đế hỏi quần thần:

  • Các ngươi thấy không?

Tất cả quan lại đều bái phục ca tụng, Hoàng đế Vạn Lịch lại nói:

  • Việc Hoàng Thái Tử muốn xuất các đi học, nội Các cùng Ti Lễ Giám và Lễ Bộ, Hàn Lâm Viện, Chiêm Sĩ Phủ thảo luận, chọn ngày cử hành.

Chúng quan rất mừng, cùng nhau tung hô vạn tuế.

Chưởng ấn Ti Lễ Giám thái giám Lý Ân ra hiệu chúng quan cáo lui, chỉ gọi Phương Tòng Triết đến ngự tiền, Hoàng đế Vạn Lịch dặn dò:

  • Nhanh chóng làm chỉ dụ, không được có sai sót.

Đây là muốn vội vã chấm dứt Đĩnh Kích án.

Phương Tòng Triết về đến nội các, Ngô Đạo Nam đã được đưa về phủ tĩnh dưỡng, nội các chỉ có một mình y, cũng may Đĩnh kích án đã được Hoàng thượng xác định như thế, soạn chỉ dụ không khó. Lúc này, theo lời Hoàng thượng lúc nãy nói soạn ra dụ thiếp xử lý Đĩnh Kích án, thái giám của Ti Lễ Giám đến đợi trước nội các, gấp gáp mang dụ thiếp đến Càn Thanh cung Hoằng Đức điện, Hoàng đế Vạn Lịch sửa vài chữ, sau đó mở nắp ấn, đồng thời lại hạ một đạo chỉ dụ:

  • Ngự Sử Lưu Quang Phục ở trước Từ Khánh cung lớn tiếng mắng chửi, ly gián phụ tử trẫm, Cẩm Y Vệ đưa cho Hình Bộ, xử theo trọng tội.

Lưu Quang Phục kia cũng không hiểu là họa đến từ đâu, lúc ấy những người khác bên cạnh Hoàng đế Vạn Lịch không để ý đến Ngụy Tiến Trung dùng chữ “nguyện” để giáng tội cho Lưu Quang Phục, những quan viên khác tuy có nghi ngờ, nhưng việc như thế này đã không có cách nào truy vấn, kiểm chứng. Chiêu ấy của Nguỵ Tiến Trung có thề nói là không để lại dấu vết nào, giết người không thấy máu, chỉ có Trương Nguyên đoán có thể là lúc Ngụy Tiến Trung truyền lời thêm mắm thêm muối nói mấy thứ gì đó, bằng không Hoàng đế làm sao đột nhiên tức giận như vậy, bởi vì chỉ có Trương Nguyên biết Ngụy Tiến Trung nham hiểm ác độc như thế nào, người đời sau từng lấy “Hình chất phong vĩ, ngôn từ nịnh lợi” để nói đến tên cửu thiên tế như Nguỵ Trung Hiền, “ngôn từ nịnh bợ sắc bén” chính là nói Nguỵ Tiến Trung giỏi nói những lời xảo ngôn, rất sắc bén, Trương Nguyên đối với vị cửu thiên tuế tương lai này vẫn luôn rất cảnh giác, lúc cần thiết sẽ quả quyết giúp Chung Bản Hoa.

Mồng bảy tháng sáu, Hình bộ phạt đánh Lưu Quang Phục, cách chức, Hoàng đế Vạn Lịch còn cho rằng mức phán đó quá nhẹ, phải chém đầu Lưu Quang Phục mới đúng, việc này có ý giết gà doạ khỉ, cảnh cáo các quan viên không được nói này nói nọ đến Đĩnh Kích án nữa, Phương Tòng Triết cùng các khoa đạo quan khác đã nghĩ cách cứu giúp, sửa thành Hình Bộ, Đô Sát viện phúc thẩm.

Mồng chín tháng sáu, Tam pháp ti và Ti Lễ Giám ở trước Văn Hoa môn thẩm vấn Bàng Bảo, Lưu Thành, hiện tại Trương Soa đã chết, hai người Bàng, Lưu đương nhiên phủ nhận từng sai khiến Trương Soa xông vào cung, chỉ nói là Trương Soa điên vu oan họ, bọn họ vô tội.

Lý Tự Cường và Lý Vạn Thương ở Kế Châu cũng đã được giải đến kinh thành, hai người này cũng bị thẩm vấn ở Hình bộ, nhưng họ cũng không thừa nhận là đã nghe sai khiến của hai người Bàng, Lưu. Dưới sự dụng hình thì họ thừa nhận bình thường có ức hiếp Trương Soa, đốt củi của Trương Soa và cũng đã từng ẩu đả với gã, đồng thời dưới sự tra tấn, Nhị Lý cũng đã khai ra chuyện ác ở Hoàng Hoa Sơn Kế Châu là đã ức hiếp không ít người, Bàng Bảo, Lưu Thành hai người nội quan này có nhiều bao che Nhị Lý.

Đường quan Đô Sát viện Trương Vấn Đạt là người Đông Lâm đảng, dâng sớ nói đỡ rằng: “ Trương Soa đã chết, Bàng, Lưu dễ dàng khống chế, còn Văn Hoa môn là nơi tôn nghiêm, không tiện dụng hình, khó có thể tra được tình hình thực tế, hy vọng Hoàng đế đồng ý chuyển hai người Bàng, Lưu qua Hình Bộ thẩm vấn”.

Hoàng đế Vạn Lịch không đồng ý chuyển hai người Bàng, Lưu ra ngoài cung thẩm vấn, lại gợi ý hoàng Thái Tử Chu Thường Lạc truyền lời cho Tam Pháp Ti, nói là không thể dễ dàng tin lời bọn chúng, liên luỵ người vô tội. Nhưng lúc Hình Bộ thẩm vấn Nhị Lý thì được biết Bàng, Lưu hai người ở Kế châu dựa vào thế lực của Trịnh quý phi mà vơ vét không ít của cải, nhũng nhiễu dân chúng, có ý yêu cầu đem Bàng, Lưu hai người ra ngoài cung thẩm vấn, giằng co như vậy mấy ngày, mười ba tháng sáu từ trong cung truyền ra tin tức là Bàng, Lưu hai người bởi vì thời tiết nóng bức, lại chịu nhiều cực hình, đã chết, lập tức Hoàng đế Vạn Lịch truyền chỉ xác minh rõ ràng tin tức này.

Đĩnh Kích án không có cách nào tái thẩm. Trong kinh có lời đồn rằng Bàng, Lưu hai người chưa chết, là Trịnh quý phi đã bao che, đem hai người họ đến nơi nào đó nhưng rất nhiều người tin rằng Bàng, Lưu hai người đã chết, bởi vì hai người này vốn không phải là nhân vật trọng yếu gì. Trịnh quý phi không cần phải mạo hiểm bao che hai người tôi tớ này, vẫn là xử lý sạch sẽ hay hơn. Cũng coi như cho Thái tử một câu trả lời thỏa đáng.

Mười lăm tháng sáu, Phương Tòng Triết, Ngô Đạo Nam hai vị Các lão cho người truyền lời cho Tam Pháp Ti rằng việc Thái tử xuất Các đi học quan trọng hơn, mau chóng kết thúc vụ án này, cho nên ngày hôm sau, Hình Bộ đã dâng cách xử lý lên cho Hoàng thượng, vẫn là định tội cho Trương Soa là “Có vấn đề thần kinh, ngộ nhận xông vào cung”, Lý Tự Cường, Lý Vạn Thương vì làm nhục dân lành, làm xằng làm bậy bị phán đi lưu đày.

Mười tám tháng sáu, Hoàng đế Vạn Lịch phê chuẩn tấu chương của Hình Bộ về Đĩnh kích án, đồng ý ý kiến xử lý của Hình Bộ, đồng thời đem Ngự Sử Lưu Đình Nguyên cách chức làm Đặng châu phán quan, Hình Bộ lang trung Hồ Sĩ Tương cũng bị cách chức làm Đặng châu tri châu, chủ quản Hình Bộ Trâu Thiệu Quang cách chức làm tri huyện huyện Linh Bích, chủ quản Hình Bộ Vương Chi Thái cách chức làm tri huyện huyện Toàn Tiêu, Công Khoa Cấp sự Hà Sĩ Tấn thì lên làm Thiêm sự Triết Giang, Ngự Sử Lưu Quang Phục lớn tiếng mắng chửi trong Từ Khánh cung bị giáng xuống làm dân.