Án đột kích chỉ là viên đá mà nảy sinh hàng ngàn đợt sóng. Sự an nguy của Đông cung khiến cho dân chúng thân sĩ chú ý mãnh liệt. Đây cũng là hiệu quả mà Trương Nguyên mong chờ, đây cũng là đang cảnh cáo đảng Trịnh quý phi. Làm cho bọn họ thấy dân tình ủng hộ hay phản đối. Tuy Thái tử không được sự sủng ái của Hoàng đế, nhưng danh phận Thái tử đã định. Nền móng của Thái tử cũng không thể bị lung lay bởi đảng của Trịnh thị. Nền tảng lập quốc tranh giành mấy chục năm, Hoàng đế đều có tổ chế, khuất phục ngoại thần, những người khác sao có thể làm nên sóng gió gì, vẫn là sớm bỏ đi hy vọng hão huyền thì hơn.
Bây giờ vẫn chưa có kết quả thẩm tra lần hai, nhưng xoay quanh án này, Đông Lâm và Tam đảng trù tính công kích đối phương. Rất nhiều quan viên đang có mưu đồ bí mật, đang xúc tiến nhanh. Trương nguyên thì đặt mình ngoài vòng tranh giành sóng to gió lớn này, như trước mỗi ngày đến Hàn Lâm Viện ngồi công đường xử án, nghiên cứu công báo, ghi bút ký, qua công báo nghiên cứu vấn đề kinh tế chính trị của Vãn Minh. Chiều tối quay về Đông Tứ đọc sách và viết thư. Đầu tháng tin tức hắn thi đình đoạt giải nhất đã truyền đến Giang Nam, Hàn Xã có mấy trăm xã viên đa số ở Giang Nam. Lần này Hàn Xã có mười người có tên trên bảng vàng, Trương Nguyên, Văn Chấn mạnh lại là hai cái tên đứng đầu, thấy thế thì xã viên Hàn Xã ở Giang Nam vô cùng kích động. Mặt khác những văn xã khác ở Bắc Giang Nam ảm đạm thất sắc, làn gió liên hợp thịnh hành tại Giang Nam. Đệ nhất Hàn Xã Giang Nam chính là đệ nhất Hàn Xã triều đình Đại Minh. Sau hội thi Bính Thìn, Hàn Xã đạt được địa vị đứng đầu triều Đại Minh.Tháng ba năm ngoái hội họp ở Long Sơn bầu ra Xã thủ và Xã phó ở các phân xã quận huyện. Những ngày đó người đông như trẩy hội. Hàn Xã xã viên bản quận các châu huyện tập hợp đầy đủ, cũng có học trò muốn gia nhập hàn lâm, tú tài và thậm chí cử nhân. Vì có thể gia nhập Hàn Xã, đến mời và tặng quà cũng có, trằn trọc nhờ vả cũng có. Cứ nghĩ rằng vào được Hàn Xã thì liền có hy vọng công danh.
Cho nên từ khi vụ đột kích xảy ra, mỗi ngày Trương Nguyên đều nhận được hơn chục bức thư của cục bưu điện dân lập Sùng Văn. Có khi là thư của xã viên Hàn Xã viết lời chúc mừng, nhiều hơn là thư xin gia nhập Hàn Xã của sĩ tử. Bởi vì năm ngoái Hàn Xã tụ tập ở Long Sơn định ra quy định nghiêm khắc cho việc thu nhận thêm xã viên của Hàn Xã. Đối với nhân phẩm, học vấn, danh dự đều được chú ý. Những sĩ tử muốn gia nhập Hàn Xã liền trực tiếp viết thư cho Xã thủ Trương trạng nguyên. Trong thư thường thường có kèm theo bài văn bát cổ, thậm chí cả tập, điều này làm cho Trương Nguyên cảm thấy đau đầu. Đúng là nổi danh thì mệt, hắn thực tình không đủ tinh thần ứng phó với những người này. Bình thường Xã thủ Trương Nguyên là người rất gần gũi, vì muốn để lại hình tượng tốt cho nhân sĩ, tất nhiên là không thể làm lơ những phong thư từ mấy ngàn dặm gửi tới. Không những phải hồi âm thư của Hàn Xã xã viên, mà còn những người không quen biết cũng phải hồi âm. Hơn nữa đều phải đọc qua vài chương của những tập văn, thơ mới có thể trả lời thư cho họ. Số lượng công việc tương đối lớn.
Đêm hè oi bức, Mục Chân Chân giúp Trương Nguyên mài mực, quạt mát, nhìn Trương Nguyên không ngừng bút, bộ dạng bận rộn, Mục Chân Chân cũng thấy hổ thẹn vì mình không thể giúp thiếu gia. Nàng chỉ là đọc được chữ mà thôi, Mục Chân Chân nghĩ: “Nếu là Thiếu phu nhân hay Vi cô nương ở đây thì nhất định sẽ giúp được nhiều. Những bức thư không quan trọng lắm thì Thiếu gia không cần phải tự tay viết”.
Bởi vậy Mục Chân Chân lại nghĩ tới mấy ngày trước đây Thiếu gia nhận được những bức thư này. Thiếu gia trầm tư thật lâu dưới ánh đèn, thư hồi âm cũng viết rất dài. Nàng không có ý nhìn lén Thiếu gia, nhưng lúc bưng trà đến cho Thiếu gia thì không khỏi liếc nhìn, nàng biết thư này thiếu gia viết cho Vương Anh Tư tiểu thư ở Hội Kê. Nàng hiểu rõ quan hệ giữa Thiếu gia và Anh Tư tiểu thư hơn nhiều so với người khác. Nhưng lúc này cũng chỉ biết thở dài thay cho tiểu thư Anh Tư, tiểu thư và Thiếu gia có duyên nhưng khó thành. Nếu bàn về tài, tiểu thư Anh tử cũng chẳng thua kém Thiếu phu nhân. Học vấn của tiểu thư khiến Thiếu gia cũng phải nể phục, trước kia còn giúp Thiếu gia phê bình văn tập tự.
:
Trương Nguyên dùng cán bút gõ “Tinh” một tiếng giòn vang vào chén trà
Mục Chân Chân phục hồi tinh thần nói:
Trương Nguyên cười nói:
Khi đó sẽ rất náo nhiệt, Thiếu phu nhân chăm sóc Tiểu công tử không có thời gian, còn cả Vi cô nương nữa. Mục Chân Chân vừa cười vừa đứng dậy thu dọn thư án và nghiên bút, đêm đã khuya, phải đi nghỉ rồi.
Trương Nguyên vận động bẻ khớp cả cổ tay, làm một lượt các động tác trị liệu tự nghĩ ra, vừa nói:
Mục Chân Chân nói:
Trương Nguyên nói:
Giữa hè, Kinh thành nóng như thiêu đốt không chịu nổi, bắt đầu từ cuối tháng ba, gần hai tháng rồi trời không mưa. Từ Kinh đô đến Hà Nam, vùng Sơn Đông, tình hình hạn hán kéo dài. Trương Nguyên xem trên công báo biết được thậm chí vùng Thanh Châu Sơn Đông còn có nhà cha con, anh em chết vì đói. Phụ nữa lưu lạc đến Giang Nam. Ở Hoài An còn có người chuyên đi mua bán con gái Sơn Đông. Đầu năm lại có dân đói Trương Kế Tự, Chu Nghiêu Đức cùng một số người khác làm loạn ở Thái Sơn, Chương Khâu, Lai Vu. Trương Kế Tự xưng Hồng Can Đại Vương, Chu Nghiêu Đức xưng Bình Sư Vương, cướp bóc của phú hộ, chặn giết quan binh, gần đây bị Tuần phủ Tiền Sĩ Hoàn điều binh bắt giết, dư đảng chạy toán loạn.
Trương Nguyên thầm nghĩ:
Ngày hai mốt tháng năm, vào giờ Thìn hai khắc sáng sớm ngày hôm đó, Mục Chân Chân, Vũ Lăng, Uông Đại Chùy tiễn Trương Nguyên đến phía bắc cầu Ngọc Hà. Nhìn Trương Nguyên đi vào cửa chính Hàn Lâm Viện, thì ba người Mục Chân Chân theo đường cũ trở về. Chiều tối, họ còn phải quay lại đây đón Trương Nguyên, mỗi ngày đi tới đi lui phải tới hơn bốn mươi dặm, nhưng họ vẫn luôn cảm thấy vui mừng.
Phía bên trái Nghi môn của Hàn Lân Viện có mấy gian phòng, là nơi viết công báo, cứ khoảng năm ngày thì ra một tờ. Do quan văn của Lục khoa dựa vào tấu chương của các quan viên nha môn