Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 390: Xông vào Đông cung (2)




Quy củ của nội các bất thành văn, nếu Các thần bị tố cáo, thì nhất định phải cáo lỗi ở nhà, chờ đến khi mọi việc sáng tỏ, mới tái nhập nội các giải quyết công việc. Thường thường còn muốn ra oai, muốn Hoàng đế hạ chiếu an ủi mới bằng lòng quay lại. Âu cũng là vì thể diện, nói cách khác cũng là vì uy tín, nếu không thì không có cách nào làm việc tiếp được.

Ngô Đạo Nam nói:

  • Đa tạ sự an ủi của Phương các lão, nhưng ta nên quay về phủ Thái Phó đợi. Ngồi xuống uống xong một tách trà, cáo từ Phương Tòng Triết, đi ra Hội Cực môn, đi qua hành lang lục khoa ra Ngọ môn.

Hôm này trực ở lục khoa có cấp sự trung Lưu Văn Bính kẻ ra sức tố cáo Ngô Đạo Nam. Lưu Văn Bính là người Hà Bắc, vốn không cùng phe với Chiết đảng, Tề đảng, Tuyên đảng, Sở đảng, bây giờ lại kết thân với Diêu Tông Văn, Lưu Đình Nguyên. Đây là bởi vì năm trước Ngô Đạo Nam tới nhận chức, theo lệ thường thì lục khoa cấp sự trung đều phải đến bái kiến các thần mới nhận chức, trình lên danh thiếp. Những người khác đem danh thiếp đến Ngô Đạo Nam đều nhận, nhưng lại trả lại danh tiếp của Lưu Văn Bính, đồng thời cũng cảnh cáo y nói:

  • Chớ học Nghiêm Tung.

Lúc đó là bởi vì Lưu Văn Bính có thái độ a dua nịnh nọt, Ngô Đạo Nam không ưa như vậy, Lưu Văn Bính bị thành trò cười, nên từ đó căm hận Ngô Đạo Nam. Xảy ra vụ gian lận khoa trường, y dẫn đầu tố cáo Ngô Đạo Nam, nhưng Ngô Đạo Nam ở phủ Thái Phó hai hôm đã trở lại. Hôm qua dựa theo mưu kế của Lưu Đình Nguyên, y lại tố cáo lần nữa, lúc này thấy Ngô Đạo Nam nhíu mày đi ra Ngọ môn, Lưu Văn Bính mừng thầm nghĩ rằng:

  • Xem người Giang Tây các ngươi mặt dày như thế nào, còn không biết xấu hổ quay lại Hội Cực môn hay không.

Phương Tòng Triết thấy Ngô Đạo Nam đi rồi, lắc đầu cười cười, nhìn lên bàn tấu chương, lại thở dài. Đem tấu chương của Dương Liên, Hà Sĩ Tân tố cáo Diêu Tông Văn và tấu chương buộc tội Ngô Đạo Nam, cùng năm phần tấu chương về Trương Nguyên cùng một chỗ, để đưa đến Ti Lễ Giám.

Phương Tòng Triết hiểu rõ tâm tư của Hoàng đế Vạn Lịch. Trải qua hơn mười năm lập quốc, Hoàng Đế Vạn Lịch đã phiền chán cảnh các triều thần công kích lẫn nhau. Bây giờ y dâng lên sáu phần tấu chương này cùng lúc, rất có thể sẽ lưu lại toàn bộ mà không đưa ra phê duyệt, như vậy, sự công kích của Dương Liên và Hà Sĩ Tấn đối với Diêu Tông Văn sẽ thất bại. Mà Ngô Đạo Nam đã hai lần chịu tội tại gia, chắc là không còn mặt mũi nào quay lại hội Cực môn. Còn về Trương Nguyên , vì là tân khoa tiến sĩ, nên chắc sẽ không bị trừng phạt. Nhưng Phương Tòng Triết chuẩn bị đem bản tấu chương buộc tội Trương Nguyên của Lưu Đình Nguyên đăng lên công báo, để vua và dân cùng bàn bạc về “Băng Hà Thuyết”. Vụ “Băng Hà Thuyết” này đã bị Lưu Nguyên Đình cố ý xuyên tạc ra.

Tối hôm đó, Trương Nguyên trở lại tứ hợp viện ở Đông tứ bài lâu, nhận được một chồng thư do cục bưu điện dân lập mang tới, phân ra thư gửi từ Hàng Châu, Nam Kinh, Côn Sơn, Thanh Phổ, Tô Châu, Hoa Đình, Thượng Hải, Sơn Âm, Hội Kê và những nơi khác. Có đến hơn ba mươi phong thư. Cảnh Huy sợ hãi nói:

  • Tiểu cô phụ, sao lại có nhiều người viết như cho huynh như vậy?

Trương Nguyên cười nói:

  • Nhiều bằng hữu mà.

Lật xem phong thư, đều là Hàn Xã xã thủ của các huyện viết thư tới, như Phùng Mộng Long, Hạ Doãn Di, Kim Lang Chi, Dương Thạch Hương, còn một phong thư là của Mao Nguyên Nghi. Bông nhiên lật thấy một phong thư, là của Vương Bính Lân từ Hội Kê gửi đến, Vương Bính Lân từ cuối tháng ba đã rời khỏi kinh thành. Lúc này chắc là vẫn chưa đến Thiệu Hưng, sao lại có thư đến. Xem nét chữ đề trên phong thư, mượt mà thanh tú, rõ ràng là nét chữ của Anh Tư sư muội.

Đây là do Anh Tư sư muội gửi thư tới.

Trương Nguyên chột dạ, Cảnh Huy nãy giờ vẫn quan sát hắn thấy vậy nói:

  • Sao thế, tiểu cô phụ, là thư của ai mà làm huynh bất ngờ thế?

Suy nghĩ của tiểu cô nương rất đơn giản.

Trương Nguyên mỉm cười nói:

  • Không sao cả, là do nhiều thư quá nên ta bất ngờ, lát nữa hồi hâm, chắc tay ta gãy mất.

Cảnh Huy cười khanh khách nói:

  • Ai bảo huynh lắm bằng hữu cơ.

Trương Nguyên cầm thư về phòng, xem từng bức từng bức một. Thư của Anh Tư sư muôi để ở cuối cùng, có vẻ sợ khi xem bức thư đó.

Từ nơi xa tiếng trống cấm vang lên, trăng rằm đã hé. Ngay tại lúc Trương Nguyên xem thư ở Đông Tứ bài lâu, có môt người đàn ông cầm cây côn trà trộn vào Hoàng Thành Bắc An môn. Bắc An môn còn gọi là Hậu Tái môn, là nơi thái giám, tạp dịch ra vào nhiều nhất. Ở núi Vạn Tuế, trái phải Thái Dịch Trì, là nơi làm việc của mười hai giám, bốn Ti, tám Cục, gọi chung là nội phủ hai mươi tư nha môn. Vì vậy mà nơi này người ra vào rất nhiều. Tiếng trống cấm vang lên, thái giám làm việc ở bên ngoài đều quay về Hoàng Thành, thủ vệ vẫn chưa phát hiện có người ngoài trà trộn vào.

Người đàn ông đó khoảng bốn mươi tuổi, sắc mặt đen, dáng không cao, mặc quần vải xanh y phục của nội phủ. Có dải khăn màu xanh khoác trên vai trái, cây gậy gỗ táo một đầu đút sâu bên trong tay áo đến dưới nách, đầu khác giữ bằng tay. Dùng tấm vải xanh che mặt, xen lẫn vào giữa đám nội thị đến Bắc Trung môn. Nhìn ngó bên phải, trái của cửa, đều là tường cao màu đỏ bao quanh hành lang hai bên. Nội thị và tạp dịch từ cửa Hậu Tái môn đi vào đều không đi Bắc Trung môn mà đi vào hai bên hành lang, bước đi vội vàng, không có ai chú ý đến người đàn ông trung niên đứng dựa vào tường này.

Người đàn ông chờ một lúc ở bên trái Bắc Trung môn, bị một người vỗ sau vai, một âm thanh trầm thấp vang lên :

  • Đi theo ta. Người vừa nói bước đi không ngừng, đi vào hành lang bên trái, người đàn ông vội vã bước theo. Nhìn từ đằng sau, người dẫn đường mặc y phục màu xanh, dáng không cao không thấp, thân hình không gầy không béo, không có đặc thù gì, bước đi rất nhanh. Đến bên ngoài bức tường viện thì rẽ hướng nam, lại là một hành lang dài nữa, bên phải là một dãy tường bao vây. Nhìn lên phía trên của dãy tường có thể thấy đỉnh núi Vạn Tuế. Lúc này đều có người ra vào, cuối hành lang là thành hào, chiều rộng hai trượng, nước sông tỏa sáng dưới ánh trăng.

-Theo sát vào.

Nội thị dẫn đường quay đầu lại khẽ quát một tiếng. Y vội vàng bước nhanh vài bước, hai người cách xa nhau chỉ hai bước chân. Men theo hướng đông Thành hào rồi rẽ trái, đi được khoảng hai dặm, thì là Đông Hoa môn ở phía đông cung thành. Binh sĩ tiền vệ Yên sơn và Vũ lâm đang giao ca. Tiếng chuông đồng thỉnh thoảng vang lên, nhìn có vẻ đơn giản, thủ vệ rất nhiều nhưng thực ra lại rất lơi lỏng, cây đuốc làm đèn lồng chói mắt, không nhìn rõ người. Y theo người dẫn đường vượt qua Đông Hoa môn một cách thuận lợi.

Nội thị dẫn dường dừng bước ở bên trong Đông Hoa môn, nói với y:

  • Đi dọc sông theo hướng bắc, chính bắc là cửa chính, xông vào đó, ai cản đường thì đánh. Chỉ việc đánh thôi, bọn ta sẽ cứu ngươi. Dứt lời, liền đi ra khỏi Đông Hoa môn.

Mặt mũi nội thị dẫn đường mơ hồ, y không biết bộ dạng người đó như thế nào. Nhưng vừa đến nơi này nên cũng chẳng để ý được nhiều, bước nhanh đến cửa chính cung Từ Khánh. Cửa cung tối đèn tắt lửa không ai canh gác, y bỏ gậy trong tay áo ra, nhanh chóng xâm nhập, xông vào đến cánh cửa thứ hai thì nghe thấy một lão thái giám hỏi:

  • Ai đấy?

Y cầm cây gậy quơ quơ quát lên:

  • Đánh, giết.

Rồi vọt tới.

Lão thái giám vội vàng kêu lên:

  • Lý giám, có người xông vào cung, ngăn y lại.

Một thái giám ho khan từ phòng chạy loạng choạng ra, giang cánh tay chặn đường nói:

  • Kẻ ngông cuồng từ đâu đến?

Chưa nói xong thì “Bốp” một tiếng, Lý thái giám bị một gậy vào bả vai trái, kêu lên một tiếng rồi ngã xuống. Y nhảy qua người Lý thái giám, tiếng kêu của hai thái giám vang đến Xuyên Điện.

Ba nội thị liền chạy đến kêu to:

  • Bắt thích khách, bắt thích khách.

Y nhảy lên thềm son. Một mặt vung gậy côn không cho nội thị đến gần, mặt khác lùi vào trong điện. Hai bên Xuyên điện châm vài chiếc đèn lồng, ngọn đèn mở ảo, tiếng bước chân, tiếng gào thét giữa điện trống vắng càng mang vẻ khủng bố dạo người.

Một mặt bên kia của Xuyên điện là Phụng Thần cung, thái giám Chung Bản Hoa nghe thấy tiếng kêu hét bên Xuyên Điện, vội lệnh cho năm, sáu gã trẻ tuổi chặn đường ra của Xuyên Điện. Hét lên:

  • Bắt thích khách, bắt thích khách, bảo vệ tiểu gia, bảo vệ tiêu gia

Ngụy Tiến Trung nghe thấy cũng chạy như bay đến, trên tay cầm cây mộc trượng. Người đàn ông thấy bên này nhiều người, muốn quay đầu lại, cửa vào Xuyên Điện cũng có một đám nội thị, Đông cung dù có yên tĩnh thế nào, nhưng cũng phải có đến hơn chục nội thị trực.

Người đàn ông cầm cây gậy táo trong tay khua soàn soạt, hét lớn:

  • Đánh, Đánh, giết. Nhìn trước lo sau, vung côn loạn xạ, hai bên mười mấy nội thị ép đến, y liền lùi về phía sau, bị đẩy vào góc tường phía nam của Xuyên Điện.

Hai huynh đệ Chu Do Hiệu, Chu Do Kiểm cũng chạy đến, nội thị cầm trượng đứng thành một hàng. Chu Do Hiệu không nhìn thấy người đàn ông kia, chỉ nghe thấy tiếng kêu, vội hỏi:

  • Chung sư phụ, Ngụy Bạn Bạn, xảy ra chuyện gì vậy?

Chung Bản Hoa quay đầu lại quát:

  • Không được qua đây, mau trở về cung đi, Khách ma ma, Khách ma ma, mau dẫn họ rời khỏi đây.