Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 390: Xông vào Đông cung (1)




Trương Nguyên nói:

  • Tại hạ cho rằng đối với lương thực thuế má của lục quân Sơn Đông là nên căn cứ vào mức độ bị thiên tai mà áp dụng mức độ thỏa đáng, chia ra áp dụng bốn loại phương pháp là: đình trưng, sửa đổi, chống đỡ, lưu nhân. Đối với việc bạo dân cát cứ lập trại, cướp giết của phú hộ thì phải tiêu diệt, đối với nạn dân phải bỏ xứ để đi tìm kế sinh nhai thì phải an ủi bảo hộ. Trước tiên là phải ổn định thế cục, sau đó chiêu mộ nạn nhân khởi công xây dựng thủy lợi, lấy công làm thay việc đóng thuế. Cứu tế chống hạn, như vậy có thể khiến dân đói có phần cơm ăn. Đương nhiên, nếu tiền lương của việc khởi công xây dựng thủy lợi chỉ dựa vào Hoàng Đế mở quốc khố và tiền của quan phủ địa phương là chưa đủ, cần phải có nhân sĩ địa phương than gia, kết hợp quan và dân, mới có thể cứu được thiên tai và tiếp tục đề phòng mất mùa. Cứu đói phải có chính sách thật tốt, chỉ nói mồm không thì dễ, một khi đề cập đến lợi ích của phiên Vương, thi hành cụ thể mới gặp nhiều khó khăn lớn.

Kỳ Thi Giáo gật đầu nói :

-Nếu không ngại Trương Tu Soạn có thể viết một tờ tấu chương dâng lên Hoàng đế. Đây cũng là cuốn sách chân thực để luận bàn khi thi đình của Trương Tu Soạn để lại cho thế hệ sau.

Trương Nguyên vẫy tay nói:

  • Sách thi đình của tại hạ có phần bị chỉ trích, lúc này lại dâng sớ cứu tế đề phòng mất mùa có phần không thỏa đáng. Vẫn là để Kỳ đại nhân dâng tấu chương thì tốt hơn.

Vương Đại Trí và Kỳ Thi Giáo nhìn nhau, không khí lạnh lùng, bỏ qua việc nói chuyện tâm đầu ý hợp vừa rồi, bây giờ, ngăn cách hiện ra rồi. Trương Nguyên là người Đông Lâm-cùng thủ lĩnh của Chiết Đảng Diêu Tông Văn lại có xung đột mới. Tấu chương tố cáo tội của Trương Nguyên do Diêu Tông Văn, Lưu Đình Nguyên viết có lẽ đã xong rồi, ngày mai sẽ đưa đến nội các.

Kỳ Thi Giáo trầm ngâm một lát, cuối cùng cũng mở miệng nói :

  • Trương Tu Soạn, hạ quan còn một chuyện muốn thỉnh giáo. Trước giờ Trương Tu Soạn đối với sự tranh chấp của các đảng từ đời Vạn Lịch đến nay có cao kiến gì không?

Vương Đại Trí không nghĩ Kỳ Thi Giáo lại hỏi trực tiếp Trương Nguyên về chuyện tranh chấp giữa các đảng với nhau. Ngồi thẳng lưng, quan sát Trương Nguyên, yên lặng nghe Trương Nguyên đáp lại như thế nào, thì đã thấy Trương Nguyên rời chỗ hướng về phía Kỳ Thi Giáo nói :

  • Kỳ đại nhân có thể thẳng thắn thành khẩn hỏi như vậy tại hạ thật là kính nể. Thế gian này còn rất nhiều điều bất hòa, mẫu thuẫn, mối thù truyền kiếp chỉ vì không thẳng thắn nói ra mà không thể giao lưu với nhau.

Kỳ Thi Giáo vội vàng đứng lên nói :

  • Trương Tu Soạn không cần đa lễ, mời ngồi, mời ngồi, ngồi xuống rồi nói chuyện.

Trương Nguyên ngồi xuống, nhìn bàn đầy thức ăn nói:

  • Tại hạ cho rằng, tranh giành giữa các đảng là làm hại đất nước.

Vương Đại Trí và Kỳ Thi Giáo đưa mắt nhìn nhau.

Vương Đại Trí nói:

  • Nhưng mà có nhiều chuyện không tranh giành không được. Chính kiến khác nhau, nhất định phải có tranh chấp.

Trương Nguyên nói:

  • Năm đó việc tranh giành lập quốc coi như là có mục tiêu để tranh luận. Nhưng mà đến ngày nay, việc tranh giành bất luận là phải hay không, chỉ là để khoe khí thế, nếu không phải là đảng của ta thì ắt phải loại bỏ. Đây là điều mà tại hạ không muốn nhìn thấy.

Kỳ Thi Giáo từ từ nói:

  • “Kinh sát chi điển, lục niên nhất cử, quân tử tật tà, tiểu nhân báo oán, giai vu thử thì” –Trương Tu Soạn cho rằng những lời này xuất phát từ người nào?

Trương Nguyên nói:

  • Những lời nói đó là lời của Đông Lâm Triệu Quân , tại hạ khó mà đồng ý.

Kỳ Thi Giáo thấy Trương Nguyên không có một thái độ do dự nào, trong lòng vui vẻ, nhưng mặt không biến sắc, hỏi tiếp:

  • Trong trường hợp các đảng đã tranh giành, khó tránh khỏi việc công kích nhau, Trương Tu Soạn còn có kế sách gì để trừ khử?

Trương Nguyên nói:

  • Tại hạ cho rằng, làm quan nên lấy việc quốc gia đại sự làm trọng. Chính kiến khác nhau, không cần phải tranh giành cao thấp, cố tìm cái chung, gác lại cái bất đồng, quan viên mà có ý chí, thì sẽ là phúc của bách tính, là phúc của quốc gia.

Lúc này, chòi canh ở Đông thành nổi lên một hồi trống, một hồi một nghìn hai trăm ba mươi tiếng, phải gõ ba hồi, ước chừng đánh xong ba hồi trống cũng phải mất hai canh giờ, sau ba hồi trống này thì cũng là bắt đầu lệnh giới nghiêm cấm đi lại ban đêm trong nội thành.

Nghe thấy tiếng trống, Trương Nguyên, Kỳ Thi Giáo, Vương Đại Trí ba người cùng đứng dậy, Kỳ Thi Giáo nói:

  • Hôm nay cùng nói chuyện với Trương Tu Soạn, thu được rất nhiều lợi ích, khi khác có dịp lại mời Trương Tu Soạn chỉ bảo.

Ba người xuống Hạc Thọ tửu lầu, chắp tay từ biệt, Trương Nguyên quay về nơi ở của anh vợ. Kỳ Thi Giáo, Vương Đại Trí ngồi xe ra Triều Dương môn.

Hai cỗ xe ngựa sau khi ra khỏi thành thì chậm rãi dừng lại, Kỳ Thi Giáo, Vương Đại Trí xuống đi bộ. Trăng ngày 14 tháng 5 lên sớm, bóng cây thưa thớt dưới ánh trăng, cách đó không xa kênh đào bến tàu vẫn như cũ ồn ào náo động. Thủy vận giờ cao điểm đã đến.

  • Khả Ngôn huynh, huynh xem tên Trương Nguyên này là người như thế nào?

Vương Đại Trí hỏi.

Kỳ Thi Giáo nói:

  • Nhân tài hiếm có, rất có chủ kiến, không viển vông, lương thiện. Nhưng mà cái gọi là cố tìm điểm chung, bỏ qua chuyện bất đồng, nói thì nhẹ nhàng đơn giản, nhưng thực thế lại rất khó.

Vương Đại Trí cười nói:

  • Đó là đương nhiên, người Đông Lâm bây giờ đang có xu hướng suy tàn, đương nhiên là hy vọng ta không đuổi giết tận cùng. Phải cố tìm ra điểm chung, gác lại chuyện bất đồng rồi.

Kỳ Thi Giáo lắc đầu nói:

  • Không phải, quan điểm này cũng không phải tất cả người Đông Lâm đều có. Người Đông Lâm cho mình là quân tử, không phải là người trong đảng mình thì cho là tiểu nhân, chưa từng có ý muốn tìm ra điểm chung. Nhưng mà Trương Nguyên hiển nhiên là không muốn bị cho là người của Đông Lâm hay Chiết đảng, hắn tự có chính kiến riêng của mình.

Vương Đại Trí nói:

  • Nói như thế nghĩa là không dễ lôi kéo Trương Nguyên rồi hả?

Kỳ Thi Giáo nói:

  • Muốn kéo hắn về trận doanh của Tam đảng trở thành kẻ địch của Đông Lâm là rất khó. Nhưng mà ta cũng không cần vội vã kết thù với hắn, vả lại để xem hắn làm sao tìm ra điểm tương đồng giữa Tam đảng và Đông Lâm đảng. Một câu nói suông có vẻ quang minh chính đại, hay thực chất có thể làm, đáng để chờ.

Vương Đại Trí nói:

  • Nói như vậy là “tọa sơn quan hổ đấu”. Sở, Tề hai đảng của chúng ta ngồi xem Diêu, Lưu của Chiết đảng đấu với Trương Nguyên.Trương Nguyên ở kinh thành ngoại trừ có Đông Lâm ủng hộ ra thì không có chỗ dựa nào khác. Đông Lâm không thiếu người ủng hộ Trương Nguyên,Từ đó, Diêu, Lưu Chiết đảng sao có thể không trách tội ta chứ.

Kỳ Thi Giáo nói:

  • Chúng ta không cần công kích Trương Nguyên, chỉ cần buộc tội Ngô Đạo Nam thôi, sắp xếp để cho hắn con đường sống, cứ để Chiết Đảng làm tiên phong đi.

Vương Đại Trí tán thành nói:

  • Tốt.

Ngày 15 tháng 5 canh ba giờ Thìn. Ngô Đạo Nam bước vào trực phòng của nội các, Phương Tòng Triết đã đến trước, trên bàn đã có một chồng tấu chương do các bộ phận quan lại đưa đến. Ngô Đạo Nam tiến lên phía trước nói :

  • Trung Hàm Huynh, chỗ tấu chương kia sẽ do ta duyệt sao?

Phương Tòng Triết vân vê râu cằm nói:

  • Hội Phủ huynh, đây còn có ba phần tấu chương vướng mắc về gian lận hội thi này, thôi để đó ta xử lý cho. Lời nói của bọn quan lại này thật vô lễ, Thánh thượng đã hạ chỉ giữ lại Hội Phủ huynh, mà bọn họ vẫn còn om sòm không ngưng.

Lúc này khuân mặt gày gò của Ngô Đạo Nam đỏ lên, cứ như bị một cái bạt tai, thân là cận thần, hai ba ngày lại bị buộc tội thì không có gì là vẻ vang cho lắm.

Phương Tòng Triết lại rút ra hai phần tấu chương nói:

  • Đây là tấu chương của Thiểm Tây Ngự Sử Lưu Đình Nguyên và binh khoa cấp sự trung Triệu Hưng buộc tội tân Trạng nguyên Trương Nguyên, cái này thì để Hội Phủ huynh đưa ý kiến xử lý.

Ngô Đạo Nam nén sự giận dữ và xấu hổ, xem qua tấu chương của Lưu Đình Nguyên và Triệu Hưng buộc tội Trương Nguyên. Hai người này rõ rang là có giao ước sẵn, nhắm thẳng vào“thuyết băng hà” trong kì thi đình vừa rồi của Trương Nguyên, khiển trách Trương Nguyên nịnh bợ gian thần.

Nhớ lại hôm qua có tấu chương buộc tội Diêu Tông Văn của Dương Liên và Hà Sĩ Tấn. Hôm nay Chiết đảng, Tề đảng, Tuyên đảng liền có năm phần tấu chương hướng về y và Trương Nguyên,điều này hiển nhiên là do chuyện xảy ra ở cầu Ngọc Hà từ hôm trước. Ngô Đạo Nam trầm tư suy nghĩ, đem hai phần tấu trương trả lại cho Phương Tòng Triết, nói:

  • Có lẽ vẫn nên để Phương thủ phụ giải quyết đi, ta là người bị buộc tội nhiều lần, không còn mặt mũi nào can dự, ngày mai ta sẽ dâng tấu cáo lui.

Phương Tòng Triết vội vàng an ủi Ngô Đạo Nam nói:

  • Hội Phủ huynh, chúng ta là viên chức quan trọng, ắt sẽ bị người đời bình phẩm, bây giờ xu thế mở, chúng ta không cẩn thận là bị công kích ngay, làm cận thần khó ở chỗ đó. Chỉ là chúng ta chịu ân huệ của Hoàng đế vào nội các cùng nhau giải quyết chuyện triều chính, nếu bị khuất phục mà cáo lui, thì nội các còn có thể giữ được ai không. Ba phần tấu chương này chỉ là nhưng luận điệu cũ rích, huynh đừng để ý làm gì.