Hai là thuế suất và lao dịch nặng nề khiến cho một lượng lớn người làm nông nghiệp phá sản, một người đi sai dịch, là một nhà mất sức lao động, một nhà mất, một nhà còn, rồi một nhà còn, lại một nhà mất, cứ thế qua nhiều năm, những hộ làm nông trong các thôn ấp không khá lên nổi. Thứ ba là đất đai bị thôn tính, thuế má chồng chất, ruộng quan thuế nhẹ, ruộng dân thuế nặng, giả vờ là quan vì dân, tạo cho dân lợi giá, còn người giàu thì lợi dụng cái nhẹ của lương thực mà làm điều gian dối. Cứ kéo dài như thế, ruộng của dân sẽ quy hết về những hộ giàu có, ruộng quan thì lại giao cho dân nghèo, những phú hộ ở các vùng quê, ruộng đất liền bờ ngang dọc, còn những người phải chịu đói khát đều là những tá điền của bọn họ.
Muốn cải cách chính sách ruộng đất thời cuối nhà Minh, là không thể tránh khỏi đụng chạm với các thế lực hoàng thất tông phiên lớn, Trương Nguyên cường điệu viết về những tệ chứng mà ai ai cũng biết đó là bổng lộc và lương gạo dành cho tông phiên, và việc bọn họ chiếm ruộng. Đề xuất triều đình nên đưa ra hạn ngạch ban ruộng đất cố định, có thể truyền đời, từ cấp bậc tướng quân trở xuống cứ theo thứ tự mà chia đất, lấy đó làm cơ nghiệp vĩnh viễn, dùng cách đó để hạn chế việc tông phiên không ngừng chiếm thêm ruộng đất.
Trương Nguyên đề xuất vấn đề một cách khá là sắc xảo, nhưng cách giải quyết lại tương đối ôn hòa, chỉ thêm phần hạn chế đối với các thế lực cường hào, chứ không tước đi lợi lộc. Trương Nguyên cũng biết, kiểu làm gãi ngứa ngoài da như thế này chẳng thể nào giải quyết được gốc rễ của vấn đề, nhưng đây cũng là việc bất đắc dĩ, hắn không thể tự đặt mình vào vị trí đối lập với những tập đoàn lợi ích kia được. Hắn chỉ là cải tiến, chứ không thể đánh bại hoàn toàn chế độ này để gây dựng lại từ đầu được. Trong tập đoàn các thân sỹ, cũng có những người rất có con mắt nhìn xa trông rộng, rất sẵn lòng cải tiến, ví như Diệp Hướng Cao, Từ Quang Khải, Cao Phàn Long, Lưu Tông Chu… đều từng dâng tấu chương bàn về vấn đề này. Những thân sỹ có lý trí đều biết rằng, việc phân phối lợi ích phải giữ được sự cân bằng một cách tương đối, nếu cán cân đó bị nghiêng đi, chiếm lĩnh thái quá sẽ khiến cho tầng lớp nông dân bị phá sản, sụp đổ, cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của tầng lớp thân sỹ. Ví dụ như vụ dân biến ở sáu quận Sơn Đông lần này, cướp phá nhà giàu, giết hại quan thân việc gì cũng có. Những thân sỹ thuộc làu kinh sử đương nhiên tự nhận thức được lợi và hại ở trong đó, việc quan trọng nhất là phải duy trì được sự ổn định giữa các giai tầng trong xã hội, nếu không sẽ giống như các triều đại Tần, Hán, Phổ, Đường, Tống, Nguyên vậy, lúc thất thời bị nông dân nổi loạn phá hoại cực lực, những người phải gánh họa đầu tiên chính là tầng lớp thân sỹ giàu có, bốn trăm năm sau vẫn thế.
Cho nên, nhất định phải tìm ra một con đường sống cho người dân giữa lúc thiên tai nhân họa, bằng không mọi người đều không có đường sống. Ngay cả các tập đoàn lợi ích cũng không phải là sắt đá, bọn họ cũng cảm nhận được nguy cơ, những người nhận thức được tệ nạn này và hy vọng cải tiến cũng rất nhiều, Trương Nguyên phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của số người này. Đây là bài văn trong kỳ thi điện, tất sẽ được truyền tụng trong thiên hạ, hắn nhất định phải tỏ rõ quan điểm của mình, dùng từ có thể ôn hòa, nhưng lập trường phải vững, hắn không phải là kẻ thừa cơ mà đâm thọt vài cái, nhất định phải có dũng khí đối mặt với trách nhiệm khó khăn và mọi sự trở ngại.
Đối với vấn đề thời tiết những năm gần đây giá lạnh và thiên tai liên miên, Trương Nguyên đề xuất luận thuyết “băng hà thuyết”, nói là khí hậu giá lạnh, khô hạn còn phải kéo dài ba bốn mươi năm nữa, mấy năm tới các vùng Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Đông, thậm chí là cả Kinh kỳ đều phải đối mặt với nạn hạn hán kéo dài trên diện rộng. Về căn cứ lý luận của “băng hà thuyết”, có thể kiểm tra lại qua những sử sách lâu đời về thiên văn chí, ngũ hành chí, cũng có thể minh chứng thông qua những thư tịch của người tây dương như “bản đồ biến đổi khí hậu ba ngàn năm”, “băng hà thiên tai chí”. Còn về phần các quan viên không tìm thấy hai cuốn sách này, thì chẳng liên quan gì đến Trương Nguyên, ai bảo bọn họ kiến thức nông cạn. Tô Thức còn dám bịa ra câu chuyện giữa vua Nghiêu với Cao Đào trong kỳ thi điện, khiến ngay cả quan chủ khảo là Âu Dương Tu cũng bị che mắt, thì Trương Nguyên hắn bịa ra hai cuốn sách của tây dương có gì mà không thể?
Nếu đã đưa ra “băng hà thuyết”, thì tất phải đưa ra sách lược ứng phó, cho nên đưa ra giải pháp mở rộng tu bổ thủy lợi, mở rộng việc trồng những loại cây nông nghiệp chịu hạn tốt, rồi tự nhiên nói đến những phương pháp sử dụng xe Long Vỹ, xe Ngọc Hành, xe Hằng Thăng và xây dựng đập chứa nước trong “Thái tây thủy pháp”. Các loại cây nông nghiệp chịu hạn tốt như khoai ngọt, khoai tây, ngô, tuy không thể thay đổi hiện trạng cuộc sống của người dân thời cuối nhà Minh về căn bản, nhưng có thể cứu vãn, có thể giúp người dân không phải chết đói trong những năm thiên tai. Người nông dân Trung Quốc là những người lương thiện nhất, chỉ cần có được miếng cơm, là không nghĩ đến việc đấu tranh. Ngay cả sau này, trong đại quân của Trương Hiến Trung, Lý Tự Thành, những kẻ làm loạn đầu tiên đều là giặc cỏ, lính đào ngũ, đám vô lại trong thôn xóm, bọn họ đều là những người thực sự cùng đường rồi, chỉ muốn kiếm một miếng cơm mà thôi.
Cuối bài văn, Trương Nguyên đưa ra những nhận thức của mình đối với vấn đề cứu đói cứu nạn thiên tai. Đó là, quan phủ giải quyết nạn thiên tai phải kết hợp với việc cứu đói cho người dân, hộ giàu phải có trách nhiệm cứu trợ đối với tá điền của mình, đối với những nhà phú hộ có công hiệp trợ quan phủ cứu nạn phải được khen thưởng, nhưng chức quan được sắc phong cũng phải được xã hội tôn trọng, từ xưa đến giờ đều là cứu đói vô thiện chính. Đến nước này rồi, cũng chẳng còn cách gì tốt hơn, chỉ còn cách giật gấu vá vai, chặt đầu cá vá đầu tôm mà thôi, quan trọng là phải làm cho tốt, tăng cường dự trữ, nâng cao khả năng ứng phó với nạn đói cho dân.
Ở phần kết của bài văn, Trương Nguyên viết: “năm xưa Tô Thức nói với Tống Nhân Tông rằng “thiên hạ vô sự thì lời của công khanh nhẹ tựa lông hồng, thiên hạ hữu sự thì lời của thất phu nặng tựa Thái Sơn”, nay quốc gia đang lúc rối loạn, thần nguyện Thánh Thượng coi lời của thần nhẹ tựa lông hồng, thần thà nhặt rơm cắt cỏ, nói với trời cao, còn hơn là phải lo sợ cho những gì sắp tới… Thần thành khẩn dâng lời.
Viết xong chữ cuối cùng, gác bút phủi tay, lúc này mới để ý là sắc trời đã chuyển tối, một gói bánh được đặt ở cạnh bàn từ lúc nào cũng không hay không biết, quay đầu nhìn quanh, đại điện trống trải, những thí sinh khác đều đã làm bài xong và đi ra cả, chỉ còn lại mình hắn, với Độc quyển quan và Chấp sự quan đang yên lặng đứng ở bên điện nghiêng đầu nhìn hắn.
Trương Nguyên đứng dậy thu dọn giỏ đồ, Ngô Đạo Nam dáng người cao gầy chầm chậm bước đến, dừng lại cách hắn chừng mười bước, không thể tiến tới gần hơn, nếu không quan giám thị sẽ cho là y xem bài thi của Trương Nguyên để dọn đường cho hắn, Ngô Đạo Nam mỉm cười nói:
Trương Nguyên khom người nói:
Nói đoạn tự mình lật lại mười hai trang bài thi, chỉ còn thiếu nửa trang nửa là viết kín hết. Mỗi trang giấy thi là tám trăm hai mươi chữ, bài thi điện này của hắn vậy là gần mười ngàn chữ, bắt đầu viết từ đầu giờ Tị buổi sáng, không hề ngừng nghỉ, viết một mạch đến giờ Dậu buổi chiều, viết đúng tròn bốn canh giờ, đúng là vạn ngôn thư!
Thụ quyển quan là Vương chủ sự của Công bộ đến thu bài của Trương Nguyên, “ồ” lên một tiếng, hỏi:
Các Độc quyển quan, Chấp sự quan trên điện Hoàng Cực đều nhận ra Trương Nguyên. Trương Nguyên này nhiều khả năng sẽ đỗ đầu, hôm nay lại là người nộp bài cuối cùng trong kỳ thi điện, quả là khiến người khác phải chú ý.
Trương Nguyên nói:
Vương chủ sự nhìn qua một lát, lại “ồ” lên một tiếng nữa, mười hai trang bài thi gần như là viết kín cả, kể từ khi triều Đại Minh mở kỳ thi đầu tiên đến nay đã hơn hai trăm năm, e rằng chưa từng có bài văn dự thi nào dài hơn bài văn này. Giờ còn cần phải niêm phong sao, Độc quyển quan đều biết bài văn dài nhất là của Trương Nguyên rồi.
Trương Nguyên bỏ cả gói bánh ở trên bàn vào giỏ, một mình bước ra Hoàng Cực Môn, Ngọ Môn, Đoan Môn và Thừa Thiên Môn. Dưới áng chiều, nơi đầu cầu Thiên Thủy, tám người của của Hàn Xã đi thi gồm Trương Liên Phương, Trương Đại, còn có cả Văn Chấn Mạnh, Hoàng Tông Hi đều đang đợi hắn, khiến hắn cũng thấy ấm lòng, bước nhanh tới. Trương Liên Phương cười hỏi:
Hoàng Tông Hi biết là đề thi đình vừa hay trúng bài của Trương Nguyên, Trương Nguyên nhất định rất hứng thú, bèn nói:
Trương Nguyên nói:
Mọi người đều kinh sợ.
Trương Liên Phương nhíu mày nói:
Trương Liên Phương là người tương đối giỏi đưa đẩy, bất luận đúng sai, luôn đứng về bên có lợi thế để suy xét mọi vấn đề, bo bo giữ mình.