Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 371: Dương đông kích tây (1)




Hai mươi bảy tháng hai công bố kết quả thi hội, theo lệ thường sau đó sẽ trả lại bài thi cho các cử nhân thi rớt, nhưng bởi vì trước đêm công bố kết quả trường thi bị cháy thiêu hủy một trăm mười lăm mặc quyển, Thụ quyển quan Lý Tư Thành rất khó xử kéo dài thêm một ngày. Ngoài trường thi, trước Lễ Bộ đại sảnh, mọi người huyên náo, tiếng chỉ trích khoa trường bất công ngày càng ầm mĩ, Thụ quyển quan Lý lang trung không chịu nổi, xin chỉ thị Ngô Các lão, Ngô Các lão nói đem phát bài thi đi.

Hai mươi chín tháng hai, phát bài, nhưng một trăm mười lăm cử nhân không được lĩnh bài thi không thuận theo, nhóm người này còn đa số là thí sinh phủ Tô Châu, Văn Chấn Mạnh, Phạm Văn Nhược đều ở trong số đó. Đám thí sinh Tô Châu này vốn cực kỳ bất mãn với Hội Nguyên Thẩm Đồng Hòa, giờ lại không lĩnh được thảo quyển càng sinh nghi, đúng lý hợp tình, càng làm loạn. Lễ Bộ nha môn hoàn toàn không có cách nào khác, Lễ Bộ Thượng thư Lưu Sở Tiên, Lễ Bộ thị lang Hà Tông Ngạn không chịu được áp lực, sau khi thương nghị cùng Ngô Các lão, dâng sớ lên Vạn Lịch Hoàng đế, thỉnh cầu tổ chức thi vòng hai đối với Hội Nguyên Thẩm Đồng Hòa, Triệu Minh Dương và một trăm mười lăm thí sinh bị thiêu hủy bài thi, nếu như Thẩm Đồng Hòa và Triệu Minh Dương khi thi vòng hai không phù hợp thì đánh trượt đồng thời nghiêm trị, mặt khác trong một trăm mười lăm thí sinh thi vòng hai chọn lấy sáu người, cùng tham gia thi đình với các thí sinh có tên trên bảng vàng khác.

Một trăm mười lăm thí sinh kia biết được tin này mừng rỡ, đây xem như thi trước cuộc thi của ba năm sau rồi, không cần khổ đợi ba năm, hơn nữa lấy sáu trong một trăm mười lăm người, hai mươi chọi một, so với tám ngàn thí sinh lấy ba trăm bốn mươi bốn người cơ hội sẽ hơi lớn hơn một chút, ngàn năm có một rồi!

Các thí sinh thi rớt khác thì đấm ngực dậm chân, mắng kẻ phóng hỏa không đốt to thêm tí nữa, thiêu hủy toàn bộ bài thi, nếu tất cả được thi lại thì tốt biết bao.

Vạn Lịch Hoàng đế Chu Dực Quân mười tuổi lên ngôi, trong thời gian Trương Cư Chính cầm quyền, hết thảy chính sự, đều không liên quan tới y, bậc cửu ngũ chí tôn chỉ giống giống như một con rối, thậm chí từ ăn ở hàng ngày cũng không chút tự do. Hoàng đế trẻ tuổi Vạn Lịch phẫn nộ sâu sắc, nên mới có cải cách lớn sau cái chết của Trương Cư Chính, hơn nữa từ đó rất ghét hạ thần cầm quyền, tuyển chọn các quan đại thần còn có ý chọn những người mềm mỏng một chút như Trương Tứ Duy, Triệu Chí Cao, Chu Canh, không dùng những người quá cứng nhắc, nội các hoàn toàn đã trở thành bộ phận thư ký của Hoàng đế, quyền lực không lớn bằng lúc trước nữa.

Nhưng các triều thần không có đủ tài cán đảm nhiệm việc triều chính nên tất cả mọi việc đều đè lên đầu Vạn Lịch đế. Vạn Lịch đế lại không khôn ngoan như Trương Cư Chính, sau khi huỷ bỏ bộ máy quan lại mới của Trương Cư Chính không có biện pháp quản lí nào tốt hơn, lại càng không có cách nào cân bằng được các lực lượng chính trị, đến nỗi triều đình ngày càng mục ruỗng, nảy sinh tranh giành lộn xộn giữa các đảng phái.

Gần mười năm nay, Vạn Lịch đế thi hành một phương pháp tốt để đối phó với hạ thần, đó chính là “lưu trung bất phát”. Đối với tấu chương chưa trả lời, ngoài việc không có khả năng, lười biếng và cố chấp ra, thì là dùng cái gọi là "Vô vi nhi trị" để làm suy yếu áp lực của chế ước nội các và ngoại đình đối với hoàng quyền. Dù sao trời không sập xuống được, chuyện gì cũng có thể buông xuống một lúc, trước tiên cứ đợi xem tình hình thế nào đã. Chạng vạng ngày hai bảy tháng hai, tấu chương tố cáo nội các thứ phụ Ngô Đạo Nam về tội làm rối loạn kỉ cương trong khoa thi lần này đã được đưa đến Ti Lễ Giám, Ti Lễ Giám chưởng ấn thái giám Lư Thụ không dám chậm trễ, nửa đêm cũng đến cung Càn Thanh điện Hoằng Đức bẩm báo cho Vạn Lịch đế, đối với vụ án nghiêm trọng hãm hại làm rối kỉ cương xuất hiện trong kì thi hội ba năm một lần, Vạn Lịch đế tỏ vẻ: "Không vội, Lưu trung đợi phê, xem ngoại đình có phản ứng gì."

Quả nhiên, tới chạng vạng ngày hai mươi tám, có bốn tấu chương của Quảng Đông Đạo Ngự Sử Lý Tung, Chiết Giang Đạo Ngự Sử Chu Sư Đán, Lại khoa cấp sự trung Diêu Tông Văn, Công khoa cấp sự trung Lưu Văn Bính buộc tội Ngô Đạo Nam, công kích Ngô Đạo Nam khi điều hành thi hội chuyên quyền độc đoán đem bài thi vốn bị trượt cố ý cho đỗ, lại chấm bài thi ngu ngốc, nghi ngờ Hội Nguyên hiện tại có gian dối, khiến thí sinh làm loạn.

Diêu Tông Văn còn có tấu chương buộc tội Chiêm sĩ phủ của Tả Xuân phường tả tán thiện Từ Quang Khải. Nói Từ Quang Khải và thí sinh Trương Nguyên thông đồng với nhau, cưỡng ép để một bài thi phạm kiêng kị miếu tiên đế trúng bảng, nguyên nhân sâu xa là do Trương Nguyên và Từ Quang Khải đều là đệ tử của Tiêu Pháp.

Vạn Lịch Hoàng đế vẫn tiếp tục xem chừng tình hình.

Tới mùng một tháng ba, Lễ Bộ Thượng thư Lưu Sở Tiên, Lễ Bộ hữu Thị lang Hà Tông Ngạn, lễ khoa cấp sự trung Diêu Vĩnh Tể, Hộ bộ tuần tào Ngự Sử Chu Giai Tấu thỉnh cầu Hoàng đế lệnh cho hội đồng khoa đạo Lễ Bộ tiến hành thi vòng hai đối với Hội Nguyên khoa bính thần Thẩm Đồng Hòa, Triệu Minh Dương và một trăm mười lăm thí sinh bị thiêu hủy mất mặc quyển, để làm dịu đi sự tức giận của thí sinh.

Vạn Lịch Hoàng đế thấy lửa đã ở sau lưng, chấp thuận thi vòng hai trước, chỉ thi một vòng, làm năm bài bát cổ văn là được, đề tứ thư ba bài, đề bản kinh hai bài. Khoa trường năm nay tranh luận rất lớn về tên thí sinh thứ sáu Trương Nguyên, cũng giống như mấy người kia hắn cũng phải tham gia thi vòng hai, nếu như chế nghệ qua loa, cũng đánh trượt.

Câu trả lời được đưa đến nội các. Thủ phụ Phương Tòng Triết thở phào nhẹ nhõm, Hoàng đế không yêu cầu lập tức điều tra vụ án khoa cử là rất sáng suốt, rất nhiều việc càng truy cứu thì càng hỗn loạn, hồ đồ, dàn xếp ổn thoả lại là thượng sách. Đương nhiên, đây chỉ là theo ý của Phương Tòng Triết, còn Ngô Đạo Nam không cho là đúng, Ngô Đạo Nam cảm thấy để Trương Nguyên tham gia thi vòng hai là không công bằng. Điều này đồng nghĩa với việc không truy cứu tội của kẻ hãm hại dối trá, lại làm khó dễ người bị hại, nhưng đây là ý chỉ của Hoàng đế, phải tuân theo, dựa vào tài năng của Trương Nguyên thì qua vòng hai không là vấn đề, điều này cũng có thể rửa sạch chuyện Diêu Tông Văn đặt điều nói Từ Quang Khải và Trương Nguyên thông đồng với nhau, đối với Ngô Đạo Nam cũng có chỗ tốt, bởi vì lời buộc tội của đám ngôn quan khiến Ngô Đạo Nam rất áp lực.

Hôm nay đã là mùng hai tháng ba, theo lệ thường mười lăm tháng ba phải cử hành thi đình, thời gian rất gấp. Phương Tòng Triết và Ngô Đạo Nam lập tức tới đại sảnh Lễ Bộ, triệu tập Lễ Bộ Thượng thư Lưu Sở Tiên, Hữu Thị lang Hà Thừa Ngạn để bàn chuyện thi vòng hai, quyết định thời gian thi vòng hai là mồng tám tháng ba, địa điểm ngay tại đại sảnh Lễ Bộ, Phòng quan của ba người Thẩm Đồng Hòa, Triệu Minh Dương, Trương Nguyên khi thi hội không được làm Khảo quan thi vòng hai, Di phong quan, Đằng lục quan cũng thay người khác. Đề năm câu bát cổ văn trước lúc thi mới quyết định, thời gian thi từ đầu giờ Dần buổi sáng đến giờ đầu giờ Dậu thì kết thúc, không được tiếp nến, Duyệt quyển quan phải chấm bài thi suốt đêm cho xong, mùng chín tháng ba sẽ sách hào, xướng danh, công bố danh sách sáu thí sinh trúng cử vòng hai, về phần Trương Nguyên, Thẩm Đồng Hòa, Triệu Minh Dương ba người, chỉ cần chế nghệ có trình độ tương đương với khi thi hội, cũng sẽ không bị đánh trượt.

Sau khi quyết định công việc thi vòng hai xong, thì thời gian cũng đã muộn, chúng quan đang định giải tán thì lúc này, có một tin tức kinh người truyền tới: ở thư xá của trí sĩ hàn lâm Đổng Kỳ Xương phát hiện một thi thể, thi thể dường như là đằng lục sinh Cao Tiếu Sinh, do các thí sinh phát hiện, giờ đang có hơn một ngàn thí sinh tụ ở bên sông Bào Tử, thảo nào hôm nay ngoài nha môn của Lễ Bộ yên tĩnh như vậy!

...

Bờ đông của sông Bào Tử có một đài quan sát bỏ đi của Khâm Thiên Giám, đài cao trăm thước, cách thự xá của Đổng Kỳ Xương không đến một dặm, hai người Năng Lương và Mính Yên phụng mệnh Trương Đại từ sáng sớm ngày hai mươi tám tháng hai bắt đầu ở đài quan sát dùng kính viễn vọng theo dõi động tĩnh ở tòa nhà của Đổng thị. Mưa rơi lác đác, hai người đội nón tre mặc áo tơi, lúc đấu rất mới mẻ, dùng kính thiên lý này từ trên cao nhìn xuống, tòa nhà của Đổng thị cách đó một dặm giống như đài quan sát ở biên giới. Đi vài bước là có thể đến, hoa đào ở thự xá của Đổng thị nở rồi, hồng rực một khoảng lớn, đài lâu các thấp thoáng giữa những tán đào, những chỗ không bị tán đào che khuất có thể thấy rất rõ ràng. Phụ nữ của Đổng thị không ít, xanh xanh đỏ đỏ đi tới đi lui ngoài hành lang. Năng Lương và Mính Yên dùng kính viễn vọng nhìn, bọn họ thấy từ thự xá của Đổng thị có hai cỗ xe ngựa đi ra ngoài, ước chừng đi khoảng một canh giờ rồi trở lại, bởi vì bị cây cối che khuất nên không thấy rõ người trên xe đi xuống là ai, xuống xe rồi vào phòng ngay, từ lúc đó, cả ngày không thấy có ai ra vào nữa, trong nhà không thấy bất cứ dị thường nào.

Năng Lương và Mính Yên chỉ theo dõi được nửa ngày rồi chán ngay, nhưng lệnh của Tông Tử thiếu gia, không có cách nào khác đành phải đợi ở trên ngọn đài hoang vắng đầy cỏ hoang, cáo chuột thường lui tới này, hai người mỗi người trông nửa canh giờ, thức ăn có người đưa lên đến. Thật ra rất thanh nhàn chỉ có điều chán chết đi được, ban đêm hai người cũng phân ra mỗi người trực một nửa đêm, kính viễn vọng cũng lười nhìn, chỉ dùng mắt nhìn đại, đêm đã khuya, trong thự xá của Đổng thị đèn dầu đều tắt, còn nhìn cái gì !