Đã cuối giờ hợi, Chính bảng vẫn chưa có một chữ nào!
Trường thi cháy chỉ cần không ai thiệt mạng là không tính là chuyện lớn gì, bao nhiêu thảo quyển bị cháy cũng không cần gấp, bởi vì không cần trả thảo quyển về cho thí sinh thi rớt. Vấn đề là có một bài thảo quyển cần phải kiểm tra đã bị cháy, tuy nói còn có một đẳng lục sinh làm manh mối, nhưng đẳng lục sinh kia đã sợ tội bỏ trốn rồi, trước khi bắt được y thẩm vấn, nên chứng minh sự trong sạch của bài thi kia như thế nào? Hai vị chủ khảo quan nên xử trí như thế nào, đây rõ ràng là bị người hãm hại, nhưng khổ một nỗi bài thi không có chứng cớ?
Còn nữa, trận cháy vừa rồi chẳng những thiêu hủy toàn bộ thảo quyển, mà còn thiêu hủy hơn một trăm mặc quyển nữa. Ngày mai sau khi yết bảng hơn một trăm thí sinh thi rớt không được lĩnh bài làm sao có thể đồng ý được, người thi rớt tâm tình vốn ác liệt, giờ càng có lý do chỉ trích khoa trường bất công. Có thể thấy, thi hội khóa Bính Thần năm Vạn Lịch thứ bốn mươi bốn sẽ là khoa thi bị triều dã chỉ trích nhiều nhất.
Không khí trên công đường cực kỳ áp lực, các giám khảo và ngoại liêm quan đều giữ im lặng, chỉ đợi chủ khảo quan Ngô Đạo Nam quyết định.
Ngô Đạo Nam tuổi gần bảy mươi, râu tóc bạc trắng, xương gò má cao, hai gò má nhăn nheo, trên da mặt đốm mồi rất rõ, nhưng ánh mắt vẫn sáng ngời hữu thần, vẻ mặt nghiêm khắc. Ông nhìn chúng quan chung quanh công đường một lúc lâu không nói lời nào.
Phòng lưu giữ thảo quyển đột nhiên bốc cháy, điều này hiển nhiên có liên quan tới một vị thậm chí vài vị quan nào đó trên công đường, những người này biết được phải tra thảo quyển, mới tức thời nảy ra ý nghĩ sai người đi thiêu hủy chứng cớ. Đêm trước khi yết bảng là thời khắc lỏng lẻo nhất ở trường thi, đều là người trong trường thi, lén lút lấy cây nến đi đốt đống thảo quyển vô tích sự kia không phải việc khó. Về phần vì sao không đốt sớm hơn, đó là vì kẻ gian dối hãm hại cũng không ngờ sự tình sẽ đến mức độ này, bởi vì thủ đề phạm huý nhất định là phải đánh trượt rồi, đợi bài thi rớt được đưa ra, thí sinh kia sẽ la làng rằng thủ quyển bị đổi, nhưng sẽ chẳng có ai tin, mà nếu tin thì đã sao, Hàn Lâm Viện chỉ phúc khảo bài thi trúng thôi, chưa bao giờ điều tra một bài thi rớt. Bởi vì tiền lệ này không thay đổi, nếu không thì một đám thí sinh thi rớt đều muốn phúc tra, chẳng phải rất hỗn loạn sao.
Nhưng điều khiến kẻ gian dối hãm hại tuyệt đối không ngờ đến chính là, một phần bài thi có thủ đề vi phạm cách thức có thể dựa vào sự xuất sắc của một hai vòng chế nghệ khiến duyệt quyển quan nảy sinh ý tiếc tài, lập tức đề cử cho chủ khảo quan, lại có sự kiên trì của Từ Quang Khải – một người làm việc cực kỳ nghiêm túc, cuối cùng đầu mâu đã hướng vào thảo quyển này.
Ngô Đạo Nam đã nghĩ rõ ràng tiền căn hậu quả rồi, lần này kẻ hãm hại làm rối kỉ cương cố tình nhằm vào khảo sinh còn không biết tính danh kia, nhưng đối với chủ khảo quan như ông cũng ảnh hưởng rất lớn. Những tên này dùng thủ đoạn tinh vi như vậy không sợ vi phạm luật pháp để đối phó với một thí sinh, thí sinh kia hiển nhiên không phải người bình thường, hẳn là có can hệ với quan lớn trong triều. Con cháu của người trong Chiết đảng, Tuyên đảng, Tề đảng, hoặc là Đông Lâm đảng? Lần này nếu không có Từ Quang Khải kiên trì, nhìn như xướng danh, yết bảng sẽ diễn ra bình thường, nhưng mặc quyển của thí sinh kia bị người khác đổi, oán hận bất bình là điều tất nhiên, bản thân sẽ lợi dụng quan hệ lớn trong triều tạo dư luận, oan khí cuối cùng sẽ đổ lên đầu chủ khảo quan là ông. Dù thế lực đứng sau tên kia lớn nhỏ thế nào, đối với Ngô Đạo Nam ông đều không phải là chuyện tốt, ông sẽ chỉ vì chủ trì một khoa thi hội mà vô tình đắc tội một nhóm người. Ông vốn không hòa thuận với Thủ phụ Phương Tòng Triết, Tuyên đảng lại xem ông như kẻ thù. Như vậy sau này cuộc sống trong nội các của ông sẽ càng khó khăn, đây là độc kế một mũi tên trúng hai đích.
"Bốp bốp" hai tiếng nổ giòn vang, hai cây nến đỏ thẫm trong căn nhà lưỡng vu bung ra thành hai đóa hoa đăng, áp lực không khí hình có vẻ giảm xuống, Ngô Đại Nam mở miệng:
Chúng quan ngơ ngác nhìn nhau, Phó chủ khảo Lưu Sở Tiên hỏi:
Chỉ chỉ vào mặc quyển có thủ đề vi thức đặt trên bàn kia.
Ngô Đạo Nam nói:
Thứ tự lúc trước đã điền bằng số đỏ không thay đổi, bài thi này chính là thứ sáu.
Giám lâm quan Lý Tung dị nghị nói:
Một vị giám lâm quan khác Chu Sư Đán cũng phụ họa theo dị nghị của Lý Tung. Chu Sư Đán, Lý Tung đều là Đô Sát viện giám sát Ngự Sử.
Phòng quan phòng một "xuân thu" Trương Hạc Minh nói:
Lý Tung nói:
Chu Sư Đán nói:
Hai tên chính thất phẩm giám sát Ngự Sử rất kiên trì nguyên tắc, ở trước mặt các phụ thần của nội các không hề e sợ, ngôn quan của Đại Minh chính là sắc bén như vậy.
Từ Quang Khải vẫn suy nghĩ sau khi thảo quyển bị hủy, chứng minh sự trong sạch của bài thi bằng cách nào, lúc này nói:
Di phong quan Chu Ứng Thu âm thầm sợ hãi, cười lạnh nói:
Ngô Đạo Nam tin rằng bài thi này bị hãm hại, nói:
Chu Ứng Thu đương nhiên không cam lòng, nói:
Ngô Đại Nam rất nghi ngờ tên di phong quan này, nói:
Nói xong liền có mấy tên thư lại tiến lên, đối chiếu số hiệu ở chu quyển và mặc quyển, thẩm tra đối chiếu không có gì sai sót thì bắt đầu mở số, xướng danh, theo quy ước là bắt đầu mở từ số sáu, số sáu chính là bài thi chịu đủ khúc chiết và tranh luận lúc nãy.
Chúng quan trên công đường hơn trăm ánh mắt đều nhìn chằm chằm vào đôi tay của tên thư lại xé phong bì, nhìn dấu niêm phong bị xé đi, lộ ra gáy của mặc quyển, một tên thư lại khác bên cạnh tên thư lại sách hào ( chỉ người mở số thứ tự niêm phong của bài thi) nhìn mặt trước của mặc quyển kia, lớn tiếng xướng danh nói:
Cả công đường đều yên lặng, xa xa ngoài cửa lớn trường thi tiếng ồn ào náo động mơ hồ truyền đến.
Chúng quan trên công đường đại đa số đều nghe nói tới tên của Trương Nguyên, thiếu niên tài tử, danh gia bát cổ, danh môn Sơn Âm, đệ tử Trạng Nguyên, Hàn Xã Xã thủ, tuổi còn nhỏ nhưng rất biết gây chuyện thị phi, làm cho em họ của Diêu Tông Văn bị lưu đày sung quân, Đổng Huyền Tể bị làm cho gần như thân bại danh liệt, bài thi này lại là của Trương Nguyên!
Ngụy Quảng Vi liếc xéo Từ Quang Khải, lặng lẽ nói:
Từ Quang Khải không đáp lời, trong lòng bốn bề sóng dậy: “Trương sư đệ quả thật là bị hãm hại. Là ai thù hận Trương sư đệ như vậy?”
Phó chủ khảo Lưu Sở Tiên nói:
Thư lại đem mặc quyển này trình lên, Lưu Sở Tiên nhìn kỹ một chút chữ ở mặt trước bài thi, chữ viết phía trên này giống với chữ viết trong mặc quyển vòng hai vòng ba, và cũng giống với bút tích ở vòng một từ câu thứ hai đến câu thứ bảy, chỉ là hơi bất đồng với bút tích ở thủ quyển phạm huý kia. Nhưng nếu nói là bị cắt bài thi, nhưng lại không nhìn ra dấu vết cắt, xem dưới ánh nến cũng không nhìn ra. Rốt cuộc là chuyện gì đã xảy ra?
Ngô Đạo Nam ngồi ở bên cạnh cũng xem rất chăm chú, nói:
Giám lâm quan Lý Tung gây sự nói: