Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 366: Văn Khúc tinh trời định (1)




Trương Liên Phương nhìn dáng vẻ hoạt bát đáng yêu của tỷ muội Thương Cảnh Huy và Thương Cảnh Lan, có chút trêu đùa nói:

  • Thương thị nữ không có ai bó chân cả, ha ha ha.

Trương Đại biết Trọng thúc thích gót sen, không muốn để Giới Tử và Trọng thúc cãi cọ, liền chuyển đề tài hỏi Trương Nguyên:

  • Giới Tử cũng sắp thành cha rồi, ước chừng mấy tháng nữa thì sinh hả?

Trương Nguyên nói:

  • Hẳn là tháng sau.

Trương Liên Phương nói:

  • Giới Tử trước tiên ăn chay ba ngày, sau đó lại đi Đại Từ Diên Phúc cung mời người cầu phúc cho thê tử cùng con ngươi. Thiên quan chúc phúc, địa quan trừ tội, thủy quan giải ách, nghe nói rất linh nghiệm.

Trương Nguyên nói:

  • Được, ngày may bắt đầu ăn chay.

Vì Trương Nguyên sắp có con, Truong Liên Phương nhớ tới con của ông là Trương Ngạc và con của Trương Ngạc, nói:

  • Cháu ta cũng sắp một tuần tuổi rồi, ta đây là ông nội mà vẫn chưa gặp qua lần nào, lần này mặc kệ thi đậu hay không đậu đều phải hồi hương một chuyến.

Trương Đại cười nói:

  • Trọng thúc lần này chắc chắn sẽ thi đậu mà. Quá tam ba bận, Trọng thúc đây là lần thứ ba vượt long môn, nhất định sẽ đại công cáo thành

Cười cười nói nói, ba thúc cháu Trương Liên Phương đã đi gần tới đình bát giác. Vây quanh đình nhìn nước giếng có gần hơn trăm người, có hoạn quan và hoàng thân, có thân sĩ và nữ quyến đứng đầy quanh giếng, khắp nơi người một nhà ngồi đối ẩm nói chuyện phiếm, người bán hàng rong hét lớn:

  • Bánh nướng ngon! Rượu tuyệt! Cơm ngon! Trái cây tươi!

Trương Nguyên mỉm cười lắng nghe, nhớ tiếng rao hàng ngày đó khi cùng lão sư Vương Tư Nhâm viết “ Du Mãn tỉnh ký” (ký sự du ngoạn Mãn giếng) không khác nhau nhiều lắm. Vương lão sư du Mãn giếng vào khoảng ba bốn năm trước, trong thời gian này tiếng rao hàng hình như đã được định ra như thế.

Ống tay áo bị kéo nhẹ một chút, hắn cúi đầu xem thì bắt gặp ánh mắt trong suốt tiểu Cảnh Huy, cô bé cười hì hì, ngón tay chỉ trong đình nói:

  • Trương công tử ca ca mau nhìn, nước giếng không ngừng tràn ra, chảy hoài không hết.

Thương Cảnh Lan nói:

  • Chính là nước chảy không ngừng mới kêu là Mãn giếng.

Trương Nguyên nhìn chăm chú giếng trong đình. Chỉ thấy đá xanh làm thành giếng cao ba thước so với mặt đất, nhưng nước suối trong giếng vẫn tràn ra dọc theo thành giếng, ồ ồ chảy xuôi. Ở đình tây chảy thành một dòng suối nhỏ, nước trong suốt thấy đáy, giống như không lưu động, ở phía tây Mãn giếng rêu đóng đầy cây, ánh sáng khó xuyên qua.

Trương Đại nói :

  • Ta đi nếm thử chút nước xem như thế nào, có thể mang về phủ pha trà không?

Y chen chúc tới, đến thượng đình vốc nước mà uống, Trương Nguyên cũng theo sau uống một ngụm. Nước suối lạnh lẽo, còn có một vị ngọt thấm vào ruột gan, nghe Đại huynh ở kế bên nói:

  • Nước suối này có thể không thể sánh với suối Hễ của Sơn Âm, nhưng lượng nước lại dồi dào hơn rất nhiều.

Trương Liên Phương đi tới cười nói:

  • Người Bắc Kinh thật đáng thương, khó có thể thấy được một con suối, nên một giếng nước đầy liền được phong là danh lam thắng cảnh rồi, “Mãn tỉnh du kí” của Viên Thạch Công lại trở thành quyển sách nổi tiếng.

Cảnh Lan, Cảnh Huy và Kỳ Bưu Giai đều đã lên đình uống nước, chính lúc này nghe có người lớn tiếng quát:

  • Nhường một chút, nhường một chút

Trương Nguyên xoay người nhìn, thấy một công tử phú quý quần áo đẹp đẽ cùng một đám gia đinh vây quanh đang chen chúc đến cạnh giếng. Một gia đinh hô hào kêu mọi người nhường đường, công tử kia muốn tới xem giếng. Trương Nguyên thầm nghĩ: “Nghe giọng nói thì đây là người phủ Tô Châu, không biết y là con trai quan lớn nào, ở thành Bắc Kinh mà cũng dám làm ra vẻ con ông cháu cha, chỉ sợ phải nếm mùi đau khổ.”

Trương Nguyên ra hiệu Mục Chân Chân và Phương Hoa kéo tỷ muội Cảnh Lan, Cảnh Huy tránh ra một bên, lại thấy vị công tử phú quý chừng ba mươi tuổi kia nhảy xuống ngựa mắng chửi tên gia đinh:

  • Vô tri ngu xuẩn, đây là kinh sư, các ngươi lại dám tùy tiện quát tháo, không chừng gặp ngoại thích của vị đại quan nào thì sao, lúc đó các quan lớn danh sĩ sẽ dạy dỗ các ngươi một trận.

Đám người vây xem nghe nói như thế đều mỉm cười, ác cảm với mấy tên gia đinh cũng phai nhạt.

Bên cạnh giếng có quá nhiều người, Trương Nguyên nhìn tỷ muội Cảnh Lan nói:

  • Chúng ta đi tới nơi khác du ngoạn.

Vừa nói vừa cất bước, lại nghe phía sau có người cười nói:

  • Giới Tử, cũng tới du Mãn giếng à? A, Bảo Sinh huynh cũng đã ở đây, còn có Tông Tử, Hổ Tử, ha ha.

Trương Nguyên quay đầu nhìn, thì ra là Phạm Văn Nhược, còn có Văn Chấn Mạnh cùng vài vị đồng hương Tô Châu. Ngay tức khắc hắn liền chào đáp lễ, công tử phú quý kia xoay người người lại thở dài nói :

  • Phạm huynh, Văn huynh, các ngươi cũng tới thi hội sao? Như thế nào mà ở trường thi ta không thấy các ngươi? Hạnh ngộ, hạnh ngộ.

Phạm Văn Nhược nhíu mày, chắp tay nói:

  • Hóa ra là Thẩm huynh, ồ, còn có cả Triệu huynh, hạnh ngộ, hạnh ngộ.

Vị Thẩm công tử này đánh giá mấy người Trương Nguyên, hỏi Phạm Văn Nhược:

  • Nghe nói Phạm huynh gia nhập Sơn Âm Hàn Xã, không biết Trương xã thủ là vị nào, tại hạ ngưỡng mộ đại danh đã lâu.

Phạm Văn Nhược liền giới thiệu bốn người Trương Nguyên với Thẩm công tử, rồi giới thiệu vị Thẩm công tử này với bốn người Trương Nguyên:

  • Thẩm công tử xuất thân danh môn Ngô Giang, phụ thân là Tả phó Đô ngự sử, tuần phủ Hà Nam.

Tả phó Đô ngự sử là chính tam phẩm (mỗi phẩm cấp gồm “chính” và “tòng”, “chính” lớn hơn “tòng”), là phó chức của Đô Sát viện, so với chính tứ phẩm Tả thiêm Đô ngự sử Thương Chu Tộ cao hơn hai cấp. Quyền cao chức trọng, quả nhiên là có thể ở kinh sư hò hét, quát tháo.

Thẩm công tử hướng mấy người Trương Nguyên chắp tay nói:

  • Ngô Giang Thẩm Đồng Hòa hữu lễ.

Một thanh niên sĩ tử bên cạnh Thẩm Đồng Hòacũng chắp tay nói:

  • Ngô Giang Triệu Minh Dương hữu lễ.

Thẩm Đồng Hòa nhìn Trương Nguyên cười nói:

  • Nghe qua Trương xã thủ đại tài, khoa thi này Hội nguyên không phải Trương xã thủ thì còn ai nữa?

Trương Nguyên thản nhiên nói:

  • Không dám, chỉ là làm hết sức thôi.

Bởi vì phải chiếu cố tỷ muội Cảnh Lan, Cảnh Huy nên không cùng Thẩm Đồng Hòa nói nhiều. Hắn chắp tay từ biệt, đến nơi khác ngắm cảnh.

Phạm Văn Nhược và Thẩm Đồng Hòa tiếp tục nói chuyện với nhau một hồi, sau đó cũng tạm biệt Thẩm Đồng Hòa đi rồi đến bên Trương Nguyên, Văn Chấn Mạnh cũng đi theo. Trương Nguyên lại cười nói:

  • Văn huynh dường như đối với vị Thẩm công tử này không chào đón lắm.

Văn Chấn Mạnh cười lạnh nói:

  • Nhã nhặn bại hoại, ta không muốn liên quan.

Trương Nguyên nói:

  • Người này thật sự như vậy ư, nhìn qua cũng không thấy càn quấy.

Phạm Văn Nhược cười nói:

  • Thẩm Đồng Hòa ở Tô Châu thanh danh không tốt. Những thứ khác không nói, ta nói một chuyện đơn giản, ở Ngô Giang, hễ là kỹ nữ mới đến, trước tiên phải yết kiến Thẩm Đồng Hòa, thị tẩm ba ngày, nếu không thì không thể sống yên. Từng có một kỹ nữ tên Mục Tố Vy mới tới Ngô Giang, liền nghe lời chỉ dẫn đi gặp Thẩm Đồng Hòa. Bởi vì Mục Tố Vy đẹp và có tài, Thẩm Đồng Hòa đã lưu nàng ở phủ, không thả ra, người nhà kỹ nữ cũng không dám đòi người. Một ngày Thẩm Đồng Hòa cùng bạn bè uống rượu, liền gọi Mộc Tố Vy ngồi bên phục vụ, trong đó có một vị danh sĩ trẻ tên Viên Vu Lệnh, nàng vừa gặp đã có tình cảm với danh sĩ, cả hai thì thầm to nhỏ được một lúc, Thẩm Đồng Hòa tức giận đuổi Viên Vu Lệnh ra ngoài. Viên thị có một môn khách họ Phùng, có lòng nghĩa hiệp lại gan dạ, biết tâm ý của Viên Vu Lệnh, có một lần thừa dịp Thẩm Đồng Hòa mang theo Mục Tố Vi đi du hồ, liền lén trèo lên thuyền của Thẩm gia, bắt Mục Tố Vi đưa đến chỗ Viên Vu Lệnh, khiến Viên Vu Lệnh rất vui mừng, mà Mục Tố Vi cũng coi như thoát khỏi giam cầm. Viên phụ sau khi biết chuyện thì nói rằng đại họa lâm đầu, vội vàng đuổi Mục Tố Vi về Thẩm phủ. Về tới thì đã trễ, Thẩm Đồng Hòa đã tố cáo lên quan phủ, Viên Vu Lệnh bị giam giữ một năm, ở trong ngục đem những gì mình trải qua viết thành “Tây lầu ký” truyền kỳ.

Trương Đại tiếp lời:

  • “Tây lầu ký” ta biết, theo như câu chuyện viết thì thư sinh sau khi được thả ra liền thi đỗ Trạng nguyên, trừng trị kẻ ác, cùng Mục Tố Vi trở thành thân thích, nhưng sự thật là thế nào?

  • Làm gì có chuyện tốt như vậy, chỉ là lời hát thôi.

Phạm Văn Nhược lắc đầu cười khổ nói:

  • Sự thật là Viên gia suy tàn, Viên Vu Lệnh đi tha hương xuất gia làm sư, còn Mục Tố Vi thì chết, lúc chết còn chưa đầy hai mươi tuổi.

Trương Nguyên thầm nghĩ: “Chỉ có kẻ yếu hay không được như ý mới có ý tà dâm, Thẩm Đồng Hòa xem như vẫn còn khí độ.

Lại nghe Văn Chấn Mạnh nói:

  • Càng vô sỉ chính là cái danh cử nhân của Thẩm Đồng Hòa đều là người khác thay mặt dự thi để đoạt lấy, chính là người tên Triệu Minh Dương bên cạnh y đó.

Văn Chấn Mạnh xưa nay cẩn thận, tin vỉa hè ysẽ không loan truyền.

Trương Nguyên cau mày nói:

  • Lại có loại chuyện này sao?

Phạm Văn Nhược nói:

  • Việc này ở Tô Châu không tính là bí mật, cái tên Triệu Minh Dương kia nhà rất nghèo, nhưng văn bát cổ làm rất tốt. Hai năm trước phòng xã Phất Thủy Sơn của ta từng mời y bình luận bát cổ, Thẩm Đồng Hòa hoàn toàn là kẻ bất tài, không thể viết nổi bát cổ. Từ một học trò nho nhỏ thành tú tài, lại thành cử nhân, tất cả đều do Triệu Minh Dương thay mặt đi thi, bây giờ lại đến kì thi ở Bắc Kinh.

Trương Đại kinh ngạc nói:

  • Trường thi kiểm tra rất nghiêm, không lẽ đều không có tác dụng sao?