Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 365: Cảnh xuân trước cơn gió lốc (2)




Sáng sớm ngày hôm đó, Trương Nguyên đang luyện Thái Cực trong sân, Thương Chu Tộ đẩy cửa đi tới, Trương Nguyên dừng lại thi lễ với y. Thương Chu Tộ cười nói:

  • Giới Tử, hôm nay là sinh nhật thứ hai mươi của Đạm Nhiên, đệ còn nhớ rõ chứ?

Tiểu muội tuổi nhỏ mất mẹ, lớn lên với anh trai và chị dâu, Thương Chu Tộ nhớ rõ sinh nhật của muội muội hơn là hai con gái thân sinh của mình.

Trương Nguyên đáp:

  • Vâng, mấy năm nay mỗi khi sinh nhật Đạm Nhiên đệ đều đi gặp nàng, năm nay lại ở hai nơi cách biệt, rất nhớ nàng ấy.

Hiện tại trong lòng hắn lo nhất là Đạm Nhiên đang chuẩn bị sinh nở.

Thương Chu Tộ giương mắt nhìn phía đông sương phòng đối diện, ánh mắt xa xăm nói:

  • Tháng hai Hội Kê, mùa xuân ấm áp, trăm hoa đua nở, năm tháng qua như nước chảy. Em gái ta Đạm Nhiên chớp mắt đã hai mươi rồi, đã hơn năm năm ta không thấy mặt muội ấy.

Ánh mắt dời xuống nhìn Trương Nguyên:

  • Giới Tử, lần này đệ đậu tiến sĩ, sẽ đón muội ấy vào kinh. Ừ, tháng bảy tháng tám thời tiết ôn hòa, thích hợp đón muội lên kinh.

Thương Chu Tộ đã xem chế nghệ thi cử của Trương Nguyên, liền quả quyết hắn sẽ đậu, không chút nghi ngờ.

Tiểu Cảnh Huy cười tủm tỉm đi ra, cô bé này luôn cao hứng như vậy. Tỳ nữ Phương Hoa đã hầu hạ cô bé rửa mặt chảy đầu xong xuôi, cô gái tóc che trước trán, phía sau buông xõa, không mặc quần áo lông cồng kềnh dành cho mùa đông mà mặc áo mỏng, váy dài, có vẻ nhỏ xinh lanh lợi. Trước hướng phụ thân và Trương Nguyên thi lễ, sau thanh âm giòn giã hỏi:

  • Phụ thân, khi tiểu cô cô đến kinh có phải sẽ mang tiểu bảo bảo đến không?

Thương Chu Tộ cười nói:

  • Đó là đương nhiên.

Tiểu Cảnh Huy liền hỏi Trương Nguyên:

  • Dượng Trương thích bé trai hay bé gái?

Trương Nguyên cười đáp:

  • Đều thích cả.

Tiểu Cảnh Huy nói:

  • Vậy thì để tiểu cô cô sinh cả nam lẫn nữ luôn nha.

Thương Chu Tộ sa sầm mặt nói:

  • Không được lắm mồm.

Tiểu Cảnh Huy nhìn sắc mặt của phụ thân, biết phụ thân không có tức giận, liền nói:

  • Phụ thân, hôm nay sinh nhật tiểu cô cô, còn ngày mai là sinh nhật hài nhi, con muốn dượng đưa con đi dạo khắp thành, mong phụ thân cho phép.

Thương Chu Tộ cau mày nói:

  • Con muốn gây phiền toái cho dượng à.

Trương Nguyên nói với Thương Chu Tộ:

  • Đại huynh, là đệ đã sớm đáp ứng dẫn Cảnh Lan, Cảnh Huy đi du ngoạn đấy. Ngày mai tộc thúc, tộc huynh của đệ, còn có Kỳ Hổ Tử đi xem bảng, mặc kệ có đậu hay không, chỉ sợ không có thời gian và tâm trạng đi du ngoạn rồi.

Thương Chu Tộ lúc này mới gật đầu đồng ý, tiểu Cảnh Huy rất mừng, hướng Trương Nguyên nhướn mày cười, sôi nổi quay về hậu viện xem Mục Chân Chân luyện bàn long tiểu côn.

Thương Chu Tộ nhìn theo bóng dáng của nữ nhi rồi nói với Trương Nguyên:

  • Lúc trước Đạm Nhiên bó chân, đau đến phát khóc, ta không đành lòng, không cho muội ấy bó nữa. Kể từ đó, hai tiểu nha đầu cũng không bó chân như cô cô, ta trước kia còn lo lắng hai đứa không gả được, ha ha.

Trương Nguyên nói:

  • Đại huynh anh minh, không bó chân là tốt.

Thương Chu Tộ nói:

  • Cũng là duyên phận, vừa vặn gặp được Giới Tử không thích bó chân đấy.

Trương Nguyên nói:

  • Ta kêu gọi bạn bè Hàn Xã vứt bỏ tập tục bó chân này đi, Kỳ Hổ Tử dĩ nhiên nhiệt liệt hưởng ứng.

Thương Chu Tộ cười ha ha, bên trong tây sương phòng còn truyền ra tiếng cười khẽ.

Sau khi Thương Chu Tộ đi Đô Sát viện, Trương Nguyên cũng dẫn theo Vũ Lăng Hòa, Uông Đại Chùy đi Đại Long Phúc tự. Hắn hôm nay triệu tập mọi người trong Hàn Xã tại Đại Long Phúc tự, gồm Trương Liên Phương, Hồng Thừa Trù, Hoàng Đình, Tôn Nguyên Hóa, còn có hơn mười vị cử nhân Chiết Giang cũng tới tham gia. Họ đều trình ra chế nghệ của mình, cùng nhau bàn luận, cùng đề cử Trương Nguyên là chế nghệ thứ nhất, cho rằng lần này Trương Nguyên có hi vọng đứng đầu bảng. Trương Nguyên đương nhiên phải tỏ ra khiêm tốn, kết quả thi hội do giám khảo chấm, đề cử của Hàn Xã không chính xác.

Lúc hoàng hôn, Trương Nguyên trở lại tứ hợp viện của anh vợ. Mục Chân Chân ra đón, trong tay cầm mấy phong thư, vui vẻ nói:

  • Thiếu gia, Nhược Hi đại tiểu thơ, Vi cô, còn có Thanh Phổ Dương tú tài đưa thư tới.

  • Tỷ tỷ các nàng vừa nhận được thư của ta, sao có thể có thư nhanh vậy được?

Trương Nguyên rất cao hứng, trước tiên coi thư của tỷ tỷ. Thư của tỷ tỷ viết vào 30 tết đêm trừ tịch, khi đó thư của hắn vừa mới gửi đi, tỷ tỷ đương nhiên chưa nhận được, chỉ là lo lắng tình hình của đệ đệ ở kinh thành nên viết thư trước. Hiệu buôn Thịnh Mỹ vào cuối tháng mười một năm trước đã ký kết khế ước hợp tác với cục Dân tín, đối với hàng hóa của Thịnh Mỹ thì cục Dân tín phải ưu tiên. Trong thư Trương Nhược Hi cũng báo với đệ đệ mình tình hình ở hiệu buôn vải, trừ Thanh Phổ ra thì chi nhánh ở Hàng Châu là lợi nhuận nhiều nhất, chi nhánh ở Nam Kinh vào khoảng tháng hai năm nay sẽ khai trương, cũng là Vương Vi một tay lo liệu. Vương Vi rất có đầu óc kinh doanh, giờ khắc này tỷ viết thư, Vương Vi ở ngay bên cạnh tỷ. Ở cuối thư Trương Nhược Hi còn nói vào khoảng tháng hai sẽ khởi hành về Sơn Âm thăm gia mẫu, giúp mẫu thân chăm sóc Đạm Nhiên, bảo Trương Nguyên cứ yên tâm.

Mà trong thư của Vương Vi lại không đề cập tới tình hình buôn bán. Trang thư đầy ắp tình ý, cuối thư còn có một bài thơ, đây là do nàng dọc đường từ Nam Kinh tới Thanh Phổ, viết khi thuyền vừa cập bến sông Bạch Hiện:

“Nhất diệp phù không vô tận đầu, hàn vân phong thiết thủy tây lưu.

Kiêm gia nguyệt lý thôn thôn xử, tất xuất sương trung xử xử thu.

Khách tư dạ thông thiên lý mộng, chung thanh bất tán ngũ canh sầu.

Cô tung hà địa kham tương thác, mạc mạc hoang yên nhất điếu chu.”

(Chiếc lá lơ lửng mãi không thôi, mây buốt gió xiết nước về tây.

Khắp thôn lau sậy mọc cao vút, sương thu dế rộn tiếng râm ran.

Khách nhớ đêm qua mộng thiên lý, tiếng chuông nào dám canh năm sầu.

Độc bước nơi đâu gửi gắm được, đêm mù tĩnh mịch chiếc thuyền đơn.)

Ý thơ thật đáng thương.

Trương Nguyên mỉm cười, cuối cùng xem thư của Dương Thạch Hương. Dương Thạch Hương báo cáo tình hình của thư cục Hàn Xã, hai mươi cuốn “Dụ thế minh ngôn” (khuyên bảo người đời hiểu rõ đạo lý) đã ấn hành, còn có mười cuốn đầu của “Cảnh thế thông ngôn”, bán rất chạy. Năm Ất Mão, thư cục Hàn Xã (không bao gồm phân cục Tô Châu của Phạm Văn Nhược) tổng cộng lợi nhuận một ngàn tám trăm sáu mươi bảy lượng bạc, căn cứ khế ước ba năm đầu quy định, lợi nhuận không đáng để chia hoa hồng nên đã đem toàn bộ bạc này bổ sung vào nguồn góp vốn của các cổ đông.

Tiểu Cảnh Huy lại quay sang hỏi:

  • Trương công tử ca ca, là tiểu cô cô hồi âm sao?

Trương Nguyên nói:

  • Không đúng, không đúng, là Thanh Phổ tỷ tỷ viết tin tới.

Nói tránh đi:

  • Ngày mai đi du ngoạn Mãn giếng, đã chuẩn bị xong chưa?

Tiểu Cảnh Huy vui vẻ nói:

  • Chuẩn bị xong, ngày mai trời vừa sáng phải đi sao?

Trương Nguyên nói:

  • Dặn dò nhà bếp chuẩn bị thức ăn, mai phải đem đi.

…….

Sáng sớm hôm sau, Kỳ Bưu Giai đã chạy đi mướn hai cỗ xe ngựa, ở nhà nhạc phụ đại nhân ăn sáng. Trương Liên Phương và chú cháu Trương Đại cũng tới, đều mang theo nữ quyến, vì thế liền dẫn tỷ muội Cảnh Lan, Cảnh Huy đi du ngoạn Mãn giếng. Nó nằm ở phía đông bắc ngoài thành Bắc Kinh, theo cổng Đông Tứ đến đó chừng mười hai mười ba dặm đường, xe ngựa ra cổng Đông Trực, chạy theo hướng bắc nửa canh giờ là đến.

Đầu mùa xuân, ngoài cửa nam nữ dập dìu ngoài cửa An Định, đều là đến Mãn giếng. Bị tuyết lạnh băng giá vây trong thành suốt mấy tháng mùa đông, nay xuân đến, nam nữ trong thành giống như được tháo bỏ xiềng xích, mỗi người trên mặt vui sướng. Họ nhìn ra núi xa, núi vẫn còn băng tuyết, óng ánh trong ánh nắng, đẹp như thiếu nữ. Đến gần hào nước thì thấy băng tuyết hòa tan, sắc nước sóng sánh, cành liễu đu đưa trong gió, xuân ý dào dạt.

Hai cô bé Cảnh Lan, Cảnh Huy đều vui mừng, đến Bắc Kinh ba năm, đây là lần đầu đến bắc thành du ngoạn, tiểu Cảnh Huy nhìn đông nhìn tây hỏi:

  • Mãn giếng ở nơi nào?

Trương Liên Phương thích du ngoạn, hàng năm đều đến Mãn giếng, đứng cách đó không xa, chỉ về hướng một cái đình bát giác nói:

  • Giếng ở trong đình.

Mục Chân Chân và Phương Hoa mang theo vài tỳ nữ và tỷ muội Cảnh Lan, Cảnh Huy đi trước ngắm Mãn giếng, Kỳ Bưu Giai theo sát Cảnh Lan như hình với bóng, Trương Liên Phương “ha hả” cười nói:

  • Kỳ Hổ Tử đối với tiểu thê tử một khắc không rời, tháng sau thành hôn đi, tảo hôn đâu đâu cũng có mà.

Trương Đại cười nói:

  • Hổ Tử thân thể còn chưa trưởng thành đâu.

  • Có một tin lạ, nói ra để các người có thêm kiến thức.

Xã trưởng thông tấn xã Trương Liên Phương lại bắt đầu cười đùa:

  • Vùng biên cương Hồ Quảng có một loại phong tục tồi tệ, bé trai khoảng 10 tuổi liền cưới vợ lớn tuổi hơn mình, trước tiên người vợ đó giao hợp với cha bé trai, sinh con ra thì xem như cháu, vì vậy mới có chuyện phụ thân hai mươi tuổi thì đứa con cũng mười mấy tuổi, nhưng thật ra là huynh đệ, có điều dân bản xứ cũng không cho rằng kỳ quái.

Trương Đại, Trương Nguyên đều lắc đầu cười. Tiểu Cảnh Huy đứng bên đình đã quay đầu hướng Trương Nguyên ngoắc tay:

  • Trương công tử ca ca, mau đến xem, giếng này thật là kỳ quái.

Trương Liên Phương ngạc nhiên nói:

  • Giới Tử, cháu gái của vợ người sao lại xưng hô như thế?

Trương Nguyên mỉm cười nói:

  • Trước kia ở Hội Kê đã kêu quen miệng rồi, sửa cũng không được, tuy nhiên ở trước mặt anh vợ ta thì cô bé kêu ta là Trương công tử cô phụ.