Bốn người Trương Nguyên ra khỏi nha môn bộ Hộ. Trở về báo tình hình cho các Cử tử. Các cử tử tuy không hài lòng, nhưng Hoàng đế không phê, bọn họ có thể làm gì. Khẳng khái nghị luận một phen sau đó quay lại dịch quán. Chỉ có những người trong Hàn xã ở lại. Biết Trương xã thủ nhất định còn có chuyện cần nói, các cử tử của Hàn Xã có tới ba mươi lăm người, phần lớn là đến từ Chiết Giang và nam Trực Lệ. Lần này thi hương ở Triết Giang có hai mươi tám người được đề tên trên Long Hổ bảng. Phủ Ứng Thiên cũng có mười tám người của Hàn xã trúng tuyển. Tính cả bốn cử nhân khoa trước là Văn Chấn Mạnh, Phạm Văn Nhược, Tiêu Nhuận Sinh, La Huyền Văn. Mặc dù trong số bảy, tám nghìn người dự thi cũng không coi là gì, nhưng đối với một Xã minh mà nói. Thực lực như vậy đã là số một rồi.
Hiện giờ còn cách kỳ thi mùa xuân mùng chín tháng hai năm sau hơn bốn mươi ngày nữa. Không thể hoang phí. Trương Nguyên đề nghị những người ở Hàn xã cứ ba ngày gặp nhau một lần để dạy học, hoặc là mời các danh nho ở Hàn Lâm viện tới giảng, hoặc là do các bác học trong Hàn xã chỉ bảo. Bát cổ kinh sử, kinh tế quân sự cũng có thể giảng.
Mọi người đồng loạt hưởng ứng. Mọi người đều chưa quen cuộc sống nơi đây, nhàn rỗi cũng không tán gẫu. Vì thế hết sức tán thành ý kiến tìm nơi dạy học của Trương Xã thủ. Trương Nguyên bảo mọi người ở Hội đồng quán đợi tin. Hai mươi tám tháng chạp cử nhân sẽ học buổi đầu tiên, địa điểm dạy học hắn sẽ thông báo với mọi người trước một ngày.
Sau khi mọi người trong Hàn xã giải tán. Trương Nguyên và đại huynh Trương Đại cùng với Kỳ Bưu Giai tới nha môn bộ Binh bái kiến Kỳ Thừa Tùng. Trương Nguyên có một tấu chương về thế cục Liêu Đông, phải nhờ Kỳ Thừa Tùng dâng lên hoàng đế. Hiện giờ Trương Nguyên không chỉ căn cứ vào nhận thức của hắn về hậu thế để giải thích tình hình Liêu Đông. Mà trên đường lên Kinh, chỉ cần thấy có khách đi từ hướng bắc tới hắn đều hỏi thăm tin tức của Liêu Đông. Các tin tức vỉa hè hắn đều nghe hết. Tin nào là thật. Tin nào là đồn. Hắn vẫn có thể phân biệt rõ. Mấy ngày trước còn nói chuyện với sư huynh Từ Quang Khải. Nên cũng có hiểu biết đại khái về Nỗ Nhí Cáp Xích. Cùng với kiến thức đời sau của hắn chứng nhận. Hôm trước trên thuyền đã viết một cuốn‘Luận kiến châu lão nô tướng lập quốc sơ”.
Kỳ Thừa Tùng hôm qua nghe con trai hết lời ca ngợi Trương Nguyên. Quả thực có chút sùng bái. Kỳ Thừa Tùng lại không thể nào tin được. Cho rằng Trương Nguyên cho dù tài tình hơn người. Nhưng tuổi vẫn còn nhỏ, ngoài tứ thư ngũ kinh ra còn những kiến thức từ cuộc sống thì có được bao nhiêu chứ. Lúc này nhìn thấy “Luận Kiến Châu lão nô thành lập nước sơ” vô cùng kinh ngạc. Trương Nguyên dạo đầu viết:
“Tù binh của Kiến Châu người Cáp xích rình ta đã từ lâu. Đố kị với nhị quan Nam, Bắc mở rào cho ta. Chưa dám khoe khoang. Mấy năm gần đây lại càn quét cửa Nam. Tằm ăn lên bói, kết giao với Mông cổ, giết tù nhân của ta. Âm mưu rất lớn. Đuổi giết canh mục, chiếm ruộc đất của dân ta, làm dân ta kinh sợ. Ý đồ muốn vượt qua Khai Nguyên vượt qua cửa bắc. Không có cửa bắc không có Khai Nguyên. Không có Khai Nguyên thì cửa bắc lại không thể tồn tại. Khai nguyên, cửa bắc hữu thất, tắc Vô Liêu. Mà Vô Liêu là một cửa chấn thủ của sông núi…
Sơ văn này của Trương Nguyên xây dựng theo “Ngưu lục chế” hơn mười năm trước của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Đến nay đã được bát kì xây dựng thành công. Mà dùng Trúc Hách Đồ để phân tích thì có thể kết luận Nỗ Nhi Cáp Xích sắp thành lập nước ở đó. Trở thành nguy cơ xâm phạm Đại Minh lớn nhất. Nhất định phải điều trọng binh canh giữ. Lại cho Khánh Vân bảo, Tĩnh An bảo, Sài Hà bảo điều ngàn người cố thủ. Liên kết cửa Bắc.Để ngừa những tù trưởng tập kích từ bên trong, mà tù trưởng của hai vùng Phủ Thuận và Thanh Hà là hai nơi dụng binh trước. Nên có tinh binh đến trấn thủ ở đó, không chỉ trông cậy vào đương nhiệm trấn thủ ở Phủ Thuận- Lý Vĩnh Phương được.
Kỳ Thừa Tùng là lang trung bộ Binh. Đối với tình hình biên cương đương nhiên khá hiểu.Vô cùng kinh ngạc với sự phân tích sâu sắc của Trương Nguyên. Trương Nguyên là một cử tử ở Giang Nam. Làm sao có thể thấy rõ được thế cục của Liễu Đông cách đó bảy ngàn dặm chứ?
Trương Nguyên đã nói những tin tức này là hắn lấy từ những thương nhân từ hướng bắc đi tới mà phân tích viết thành bài sơ này. Việc xâm phạm biên giới Đại Minh, đừng vội cho Liêu Đông, việc gấp ở Liêu Đông, không ai qua được Khai Nguyên và Phủ Thuận. Kỳ Thừa Tùng rất đồng tình. Tổng đốc kế Liêu binh bộ hữu thị lang và tuần án Liêu Đông Ngự Sử Hùng Đình Bật đều lo lắng về việc các tù trưởng. Gần giống với sớ của Trương Nguyên. Kỳ Thừa Tùng đáp ứng sẽ đem tấu chương này của Trương Nguyên giao cho Binh khoa cấp sự trung. Trước mắt việc Trương Nguyên có thể làm chỉ có như vậy. Tâm tư chủ yếu còn đặt ở kỳ thi. Tấu chương này chỉ chôn dưới bút. Không thể thay đổi được chính sách của triều đình đối với Liêu Đông. Bởi vì tuyệt đại đa số quan viên Đại Minh còn không tin vào Kiến Châu lão Nô có thể có uy hiếp lớn đối với Minh triều.
Kỳ Thừa Tùng muốn giữ Trương Đại, Trương Nguyên ở lại dùng bữa trưa ở công đường bộ Binh, Trương Đại uyển chuyển từ chối, nói:
Hỏi Kỳ Bưu Giai:
Kỳ Bưu Giai lắc đầu nói không đi.
Trương Đại, Trương Nguyên ra khỏi nha môn bộ Binh, Mục Chân Chân còn đứng ở cửa đợi. Trương Nguyên tới xoa tay nàng một chút, nói:
Mục Chân Chân nói:
Trương Đại cười nói:
Cảm thấy câu nói này của mình không được tự nhiên cho lắm. Chân Chân thật là…
Mục Chân Chân liếc mắt nhìn Trương Nguyên một cái, sợ thiếu gia trách cứ nàng đã đi theo. Cũng may thiếu gia không có tỏ vẻ không hài lòng.
Ra khỏi công đường. Phùng Hổ và một phu xe đã ngồi trên một chiếc xe ngựa, chân tay lạnh cóng co ro ngồi chờ. Trương Đại, Trương Nguyên lên xe. Trương Nguyên bảo đại huynh ngồi dịch ra một ít rồi bảo Mục Chân Chân cũng lên xe. Mục Chân Chân lắc đầu không chịu. nói:
Trương Nguyên nói:
Mục Chân Chân ngoan ngoãn lên xe. Ngồi nép ở thùng xe. Chỉ chạm một chút. Trương Nguyên nghi ngờ nàng biết súc cốt công.
Xe ngựa chạy qua phố Trường An, đi theo hướng bắc, đi nhanh ra cửa Sùng văn, phi như bay về hướng sông Bào Tử ở Đông Thành.
Bào Tử hà không phải là sông, mà là một mảnh đất trũng nằm ở đông nam của Sùng Văn môn, nước mưa tích lại, hình thành một cái hồ nước nhỏ mà dài, hai bên là liễu rủ, nước hồ trong vắt, cây cối xanh tươi, quanh năm đều có phong cảnh tuyệt vời, kinh thành lúc này có nhiều người giàu có xây dựng biệt thự, lâm viên ở đây. Hai năm trước Trương Liên Phương tốn tám ngàn lượng bạc để xây một cái dinh thự bên cạnh Bào Tử hà, hoàn toàn là phong cách kiến trúc của Sơn Âm, nhà tam doanh, bậc trì sáng sủa, cây cổ thụ dày đặc, hành lang gấp khúc như hình núi, những bức họa mông lung, mạ vàng tinh xảo đẹp đẽ, lúc này tuy là tiết trời mùa đông, nhưng ở đình đài lầu các thấp thoáng những cây trúc bạch, vẫn rất thanh tú.
Tới gần chính Ngọ, Trương Đại, Trương Nguyên đón xe tới Bào Tử hà, nhìn thấy trên mặt hồ đóng băng có người trượt tuyết chơi đùa bên trên, Trương Đại hưng trí nói:
Trương Nguyên cười nói:
Trương Đại tán dương nói:
Trương Nguyên hỏi:
Trương Đại nói:
Hai huynh đệ vào khu nhà của Trọng thúc. Trương Nguyên quay đầu nói với Mục Chân Chân:
Mục Chân Chân cả người căng ra, có chút căng thẳng, nàng vừa nghe nói cha con Đổng Kỳ Xương, Đổng Tổ Thường cũng ở sông Bào Tử, thiếu gia bảo nàng theo sát là có ý gì, lẽ nào người của Đổng thị có thể gây bất lợi với thiếu gia?
Mục Chân Chân theo sát phía sau Trương Nguyên vào đại sảnh, chợt cảm thấy như là hai thế giới khác nhau, nước bên ngoài mảnh rèm đóng thành băng, bên trong rèm lại ấm áp như mùa xuân, giật mình hiểu ra thiếu ra là không muốn để mình đứng bên ngoài đợi mà chịu lạnh.
Khách quý đầy nhà, cười nói vang vọng khắp nơi, Trương Liên Phương rất thích kết giao bằng hữu, nhà lại có tiền, nên trong nhà lúc nào cũng đầy khách quý, rượu trong bình không lúc nào hết, thấy Trương Đại, Trương Nguyên tới, Trương Liên Phương đứng dậy hỏi chuyện thiên tai, gật đầu, quay người nói với người ngoài sảnh:
Cười ha ha chỉ vào Trương Đại, Trương Nguyên giới thiệu.