Dùng xong bữa sáng, Trương Nguyên lên xe ngựa của anh vợ Thương Chu Tộ đi tới nha môn lục bộ. Nha môn lục bộ nằm ở ngoài Thừa Thiên môn phía nam cung thành. Từ bên lầu Đông Tây Bài tới Thừa Thiên môn cũng gần mười dặm. Xa hơn Đô Sát viện một chút, ở phía Tây Nam của cung thành Tây Uyển. Cũng may đường bằng phẳng, rộng rãi. Xe ngựa đi nhanh chóng. Hai khắc đã tới cầu Ngọc Hà Bắc của đường Đông Trường An. Ngồi trên xe ngựa Thương Chu Tộ dặn dò Trương Nguyên vài điều. Sau khi Trương Nguyên xuống xe, Thương Chu Tộ liền đi tới Đô sát viện làm việc.
Một lúc sau, thời tiết nắng lên. Trương Nguyên liền đứng trên đầu cầu Ngọc Hà nhìn về phía tây. Mặt trời đằng đông chiếu sau lưng hắn có chút ấm áp. Bên phải của hắn là Hoàng thành với quy mô lớn, chu vi Hoàng thành khoảng hơn mười dặm. Tường thành nguy nga. Thừa Thiên môn ở phía nam cao tới bảy thước, rộng chừng mười ba trượng. Ngói vàng mái cong. Khí thế bừng bừng. Thừa Thiên môn là cửa chính của phía nam cung thành. Cấm vệ nghiêm ngặt. Có thân vệ mang đao mặc áo giáp tuần tra, canh gác. Người ra vào cung và thái giám đều phải có lệnh bài. Làm việc trong Hoàng thành là nội các và lục bộ. Nha môn lục bộ lại nằm ngoài Hoàng thành. Cũng chính là ở bên trái chỗ mà Trương Nguyên đang đứng bây giờ. Tức là ở sườn đông giữa Thừa Thiên môn và Đại minh. Khâm Thiên Giám, Hồng Lư tự, Hàn Lâm viện đều ở một bên. Còn ngũ quân đều ở phủ Đô Đốc, Cẩm Y vệ lại ở sườn tây của hành lang.
Đây là trung tâm quyền lực của mười ba tỉnh hai kinh của triều đình Đại Minh. Chính lệnh phát ra từ đây. Các công văn đều tập hợp lại ở đây. Trương Nguyên quay đầu nhìn về phía tường thành cao cao ở bên phải kia. Thầm nghĩ:
Ngẫm lại Vạn Lịch đế cũng có điều buồn phiền. Muốn chọn người kế thừa ngôi vị trong số những đứa con của mình mà cũng không thể được như ý nguyện. Thật đáng nghi ngờ về cái gọi là quyền lực cao nhất thuộc về Hoàng quyền. Cho nên Vạn Lịch đế cảm thấy thiên hạ Đại Minh không hoàn toàn là thiên hạ của ông ta. Ý chí của ông ta thường bị sai lệch. Có quy định của tổ tiên trói buộc chân tay của ông ta. Có quần thần huyên náo không ngớt. Đương nhiên, ông ta cũng không phải là ủy quyền. Quyền phê duyệt vẫn nằm trong tay ông ta. Chỉ là Các tờ trình và tấu chương của nội các trình lên thường lưu bên trong mà không phát đi. Cũng chính là nói Vạn Lịch hoàng đế không muốn quản việc triều chính. Nhưng lại càng không muốn để cho người khách nắm quyền quản sự. Theo cách nói tục là chiếm hầm cầu không sót cứt. Triều Đại Minh này như một chiếc xe khổng lồ sống chết như vậy, dựa vào quán tính mà đi về phía trước. Có thể mệt mỏi rã rời bất cứ lúc nào, mà phía trước lại là đầm lầy và vực sâu.
Trương Nguyên đi xuồng cầu Ngọc Hà Bắc. Đang đi vào cửa Đông Công Sinh. Cảm thấy có điểm gì đó rất lạ, liền quay đầu lại, chỉ thấy đầu cầu bên kia, một bóng dáng cao to, đứng thẳng dưới gốc cây túc, người đó chính là Mục Chân Chân, đang vẫy tay. Mục Chân Chân rất nhanh chóng chạy tới. Trên mũi còn lấm tấm mồ hôi, còn thở dốc, gọi:
Thiếu gia.
Chân Chân tới đây làm gì, không phải bảo nàng không được đi theo sao?
Không cần hỏi cũng biết thiếu nữ này chạy theo phía sau xe ngựa. Trương Nguyên có chút đau lòng. Trên mặt lại rất nghiêm khắc. Không nghe lời sao được.
Mục Chân Chân có chút luống cuống vội giải thích nói:
Là thái thái và Thiếu nãi nãi dặn phải đi theo thiếu gia. Nói kinh thành …..
Được rồi, được rồi.
Trương Nguyên xua tay:
Mục Chân Chân đỏ mặt tía tai, cứng họng. Ánh mắt sâu kín nhìn chằm chằm Trương Nguyên.
Trương Nguyên cười, quay người cất bước. Nói:
Nghe bước chân nhẹ nhàng của Mục Chân Chân đi theo sau hắn, tự giễu mà nghĩ:
Đi vào cửa Công Sinh, nha môn bên trái chính là bộ Binh. Kỳ Bưu giai đang đứng chờ Trương Nguyên ở cái cửa nhỏ bên cạnh nha môn bộ Binh. Phụ thân của Kỳ Bưu Giai là lang trung của bộ Binh, bởi vì chưa mang gia quyến vào kinh, cho nên ở tạm ở nha môn bộ Binh. Phía dưới bộ Binh chính là Hội Đồng quán. Các cử nhân đã tụ tập ở trước dịch môn. Không chỉ có đồng nghiệp của Hàn xã, cũng có cả các Cử tử của tỉnh khác. Có hơn ba trăm người, nói phải liên danh dâng thư thỉnh cầu cứu giúp nạn thiên tai. Đây đều là những người mà Hàn Xã phát động đêm qua. Trương Nguyên vừa nhìn đã thấy không ổn, tuy nói là giải nạn thiên tai vì nước vì dân. Nhưng Hoàng đế và nội các đều không thích mọi người tụ tập nghị luận chính sự ngoài thành. Nhất là ở bên ngoài Hoàng thành này. Càng dễ dẫn tới dị nghị. Người khác thì cũng thôi không nói nhưng Trương Nguyên hắn phải chỉ trích mọi người vì hắn là thủ lĩnh của Hàn xã mà.
Trương Nguyên mời mấy người Văn Chấn Mạnh, Hoàng Tôn Tố sang một bên thương lượng một lát. Sau đó phân công nhau khuyên giải các cử tử. Liên danh là có thể. Nhưng không cần đồng loạt tới nha môn bộ Hộ, trước kỳ thi mùa xuân năm tới, hành sự phải thận trọng một chút. Thế là nghị quyết được đưa ra, do Trương Nguyên, Văn Chấn Mạnh, Hoàng Tôn Tố và Trần Kỳ Du bốn người bọn họ tới bộ Hộ trình tấu chương xin cứu giúp thiên tai. Những người còn lại ở lại Hội Đồng quán đợi tin. Trương Nguyên còn đặc biệt dặn dò Phạm Văn Nhược, Vương Bính Lân, bảo họ lưu tâm tới các cử động của các cử nhân một chút. Chớ để cho ai có ý đồ xấu. Lời đồn trong kỳ thi hương ở Chiết Giang nhằm vào Hàn Xã đến nay vẫn chưa có kết luận. Tất cả đều phải cẩn thận mới được.
Nha môn bộ Hộ ở bên phải đường, gần với cửa Đại Minh, đối diện với Khâm Thiên Giám và Hồng Lư Tự. Bốn người Trương Nguyên tới nha môn bộ Hộ. Văn Chấn Mạnh không hổ là lão tướng tám lần tham gia thi hội. Đến đây có vẻ rất thân thuộc. Ở nha môn bộ Hộ này có vị Viên Ngoại Lang của bộ Hộ, chính là bạn bè đồng niên với Văn Chấn Mạnh. Có người quen làm việc sẽ dễ hơn. Lúc này mới đem “cơ dân đồ” và “sớ xin giúp Sơn Đông lục quận”, trình lên Tả thị lang của bộ Hộ. Sau năm bốn mươi đời Vạn Lịch, lục bộ thiếu quan, Hoàng đế cũng không bổ sung. Thường là một người kiêm nhiều chức khác nhau. Năm kia thượng thư bộ Hộ Triệu Thế Khanh vì bệnh mà từ chức, vì thế bộ Hộ do Tả thị lang Lý Nhữ Hoa quản lý. Bộ Hộ rất khó quản lý. Các vùng trên khắp cả nước gặp thiên tai không ngừng, tình hình tài chính Đại Minh rất khó khăn.
Lý Nhữ Hoa mời bốn người Trương Nguyên vào hậu đường. Hỏi tình hình thiên tai ở Sơn Đông. Trương Nguyên, Văn Chấn Mạnh và Hoàng Tôn Tố là nghe tin vỉa hè. Trần Kỳ Du cũng là dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Nói một lần khóc một lần. Lý Nhữ Hoa nói:
Trương Nguyên khẩn thiết nói:
Lý Nhữ Hoa suy nghĩ một lát, đích thân mang tấu chương của Trần Kỳ Du và “dân đói đồ” mang vào thừa Thiên môn. Đến lục khoa của Ngọ môn đi thẳng tới phòng làm việc của Lục khoa cấp sự trung. Giáo chính của Binh khoa cấp sự trung là một người Sơn Đông. Vẫn luôn rất lo lắng quan tâm đối với việc quê nhà gặp thiên tai. Lúc này viết một bản tấu chương rồi mang cả “dân đói đồ” cùng đưa vào nội các. Sau đó, lại do đại học sĩ nội các mô phỏng. Mới để nội thị đưa tới Ti Lễ giám của cung thành. Đợi phúc đáp. Nội các bây giờ phụ thần chỉ có một người. Bận túi bụi. Hơn nữa là bận mù mắt. Vì thế tấu chương được đưa lên thường không có hồi đáp lại.
Lý Nhữ Hoa trở lại nha môn bộ Hộ, thấy Viên ngoại lang của bộ Hộ đang còn ở hậu đường với bốn người Trương Nguyên, vội nói:
Nghĩ một lát, lại nói: