Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 352: Bắc Kinh Bắc Kinh (1)




Thanh mặc Sơn Nhân đã có thể ngồi dậy, nhìn thấy huynh đệ Trương Đại, Trương Nguyên, lệ nóng chảy dài:

  • Nếu không có Trương công tử cứu giúp, Sơn Nhân đã thành ma đói bên đường rồi.

Bảo thiếu nữ đỡ y quỳ xuống bái tạ, Trương Nguyên vội vàng ngăn lại, hỏi Thanh Mặc Sơn Nhân duyên cớ gì đến đây?

Thanh Mặc Sơn Nhân nói:

  • Hổ thẹn, Sơn Nhân từ nhỏ đọc sách, trên biết thiên văn, dưới biết địa lý, muốn tới kinh thành tìm cơ hội phát triển. Vì nguyên quán là quận Lỗ, dù sao cũng không có việc gì làm, liền đến xem thử, lại gặp nạn đói này, ăn vỏ cây, đào rễ cỏ, người chết đói khắp nơi đều có thể thấy, thật là vô cùng thê lương. Ở Thái An, có trẻ hư không cam lòng chết đói, tụ thành một bọn, ban ngày cướp bóc, cướp đi toàn bộ lộ phí của Sơn Nhân. Cũng may Sơn Nhân có nghệ ở người, bói số mệnh bán quẻ cũng không đến mức chết đói.

Trương Đại không nhịn được cười nói:

  • Thanh Mặc Sơn Nhân am hiểu âm dương, biết xu cát tị hung, tại sao đụng phải hung địa này?

Thanh Mặc Sơn Nhân không dễ hổ thẹn, thở dài một tiếng nói:

  • Trên đời này có một loại hung khí, không phải số mệnh có thể chống lại được. Nghĩ thời cổ loạn chiến kia, cả thành đều là xác chết, mỗi một người đều là bát tự đoản mệnh đột tử, là vì thế vận như vậy đấy, gặp phong thượng, ngoại trừ cá biệt sao may mắn chiếu, ai cũng không thoát được.

Trương Nguyên thầm lấy làm lạ, gã Thanh Mặc Sơn Nhân này thoạt nhìn như ba hoa, nhưng có lúc nói lại có chút có lý, chỉ chỉ thiếu nữ nhem nhuốc, hỏi:

  • Vị này là lệnh chính à? Thầm nghĩ: lúc Thanh Mặc Sơn Nhân mở bản hiệu bói toán ở phố Thập Tự hình như không thấy có thê thất.

Thiếu nữ bẩn thỉu đó ngượng ngùng cúi đầu.

Thanh Mặc Sơn Nhân gật đầu nói:

  • Đúng vậy,

Lại hỏi thiếu nữ đó:

  • Cô tên gì, cái gì Đổng, lúc nãy nói qua, ta quên rồi.

Thiếu nữ thấp giọng nói:

  • Đổng Nãi Trà.

Trương Đại, Trương Nguyên ngơ ngác nhìn nhau, đều đang nghĩ thiếu nữ này là người mà Thanh Mặc Sơn Nhân ở đâu dẫn đến, bằng không làm gì ngay cả tên của vợ mình cũng không biết.

Thanh Sơn Mặc Nhân thấy thần sắc huynh đệ Trương Đại, Trương Nguyên khác thường, liền vội vàng giải thích nói thiếu nữ Đổng Nãi Trà là y gặp ở bên sông Tứ Thủy. Lúc đó y đang rút chạy bên bờ Vận Hà, tuy nói thân vùi lấp trong nạn đói, trên người tiền bạc bị cướp, đói bụng đến choáng váng đầu óc. Trong lòng lại rất rõ chỉ có chạy tới bờ Vận Hà mới có đường sống, rất nhiều tai dân đã quen ở một chỗ, cho dù đào rễ cây, gốc cỏ cũng không chịu chạy nạn tha hương, kết quả là đói chết.

Ở bờ nam Tứ Thủy, Thanh Mặc Sơn Nhân đi mệt lừ, nghỉ ngơi dưới gốc cây hòe ven đường. Trong ngực y còn hai cái bánh nếp, đang định ăn hai miếng cho đỡ đói hãy chạy, thì thấy đôi vợ chồng dắt theo một thiếu nữa 17-18 tuổi, cũng tạm nghỉ dưới gốc cây hòe. Lão ông, lão phụ tuổi gần 60, đã đói không đi nổi, ngồi thở dốc dưới gốc cây, nói cũng nói không ra, ngồi xuống muốn đứng lên lại chỉ sợ rất khó khăn. Thiếu nữ đó lau lau nước mắt, Thanh Mặc Sơn Nhân thấy gia đình ba nhân khẩu này đáng thương, nghĩ đi Tế Ninh này có lẽ không tới hai trăm dặm, chỉ cần tới bờ Vận Hà, ở đấy khách thương qua lại nhiều, với lưỡi ba tấc không xương của y cuộc sống thế nào cũng không đói chết, liền lấy bánh nếp ra, bốn người cùng ăn. Lão ông đó ăn nửa miếng bánh nếp mới có sức nói chuyện, sau khi nói cảm ơn hỏi Thanh Mặc Sơn Nhân đi đâu?

Thanh Mặc Sơn Nhân nói đi kinh thành, lộ phí bị cướp, nhưng y có nghệ trong người, không đáng ngại.

Lão ông lại hỏi:

  • Có vợ chưa?

Thanh Mặc Sơn Nhân nói:

  • Vẫn chưa có vợ.

Lão ông liền chỉ vào thiếu nữ đó nói với Thanh Mặc Sơn Nhân:

  • Lấy con gái ta làm vợ.

Thanh Mặc Sơn Nhân thấy thiếu nữ nhem nhuốc, nhưng đôi mắt lại xinh đẹp, có chút động lòng, nhưng vẫn dịu dàng nói:

  • Tại hạ thân không có xu nào, tiền đồ chưa biết, không muốn liên lụy lệnh ái chịu khổ.

Lão ông nói chuyện rất đơn giản, chắc là đọc qua thi thư:

  • Lúc ta nằm trong đường cùng, không có ngươi tặng bánh nếp thì đã chết rồi. Con gái này phó thác với ngươi. Ta và lão bà cũng có thể an tâm mưu sinh chỗ khác.

Lão phu phụ khổ sở cầu xin Thanh Mặc Sơn Nhân gả con gái bọn họ, Thanh Mặc Sơn Nhân đành dẫn theo thiếu nữ này lên đường. Đi ra 2-3 dặm đường, thấy thiếu nữa này chỉ khóc, không kiên nhẫn được nữa, lại đưa thiếu nữ này về chỗ cũ. Nhưng dưới gốc cây hòe đã không thấy bóng dáng hai vợ chồng già đó nữa. Thanh Mặc Sơn Nhân tìm kiếm xung quanh cũng không thấy người đâu, lão phu phụ đó đói bụng đến tay chân nhũn ra, thời gian ngắn ngủi như vậy, lại có thể đi được đâu chứ, chỉ có một khả năng, lão phu phụ tự biết một nhà ba nhân khẩu tụ lại một chỗ không có đường sống, không muốn liên lụy con gái, nhảy sông Tứ Thủy tự vẫn.

Thiếu nữ Đổng Nãi Trà rõ ràng cũng ý thức được điều này, ngả nghiêng chao đảo chạy tới bờ sông. Quả nhiên trên tảng đá ở bờ sông rớt lại một chiếc giày vải, là của cha cô, Đổng Nãi Trà nhìn bờ sông khóc lớn. Bờ sông ở đây dốc đứng, dòng nước chảy xiết, người rớt xuống nước rất nhanh sẽ bị cuốn trôi. Thanh Mặc Sơn Nhân không có sức lực và ngân lượng đi nhặt xác, đành an ủi khuyên giải cô gái đó. Hai người cùng đi về hướng tây, đêm nghỉ ở miếu hoang, đi được ba ngày, cuối cùng tới Tế Ninh. Thiếu nữ đó gầy ốm thoạt nhìn bất cứ lúc nào cũng muốn bị gió thổi ngã, Thanh Mặc Sơn Nhân vừa bệnh vừa đói vừa mệt ngã xuống trước.

  • Hướng tây là cát địa của ta, sẽ có quý nhân cứu giúp, quả nhiên.

Thanh Mặc Sơn Nhân lấy câu này kết thúc lời kể của y, bệnh đói cơ thể yếu, nói một hơi như vậy đã thở dốc rồi.

Trương Đại, Trương Nguyên đều than tiếc, sáu quận Sơn Đông thiên tai nặng nề, bá tính lầm than thật làm người ta kinh sợ. Đôi lão phu phụ đó gửi gắm con gái cho một người bèo nước gặp nhau mà tự tìm cái chết, đây là bi thương cỡ nào. Lão phu phụ có lẽ là nghĩ người ở thời điểm đó chịu nhường bánh nếp cho bọn họ ăn có lẽ đáng tin cậy, cho dù không đáng tin cậy lại có thể thế nào chứ!

Thiếu nữ Đổng Nãi Trà ồ ồ khóc, Mục Chân Chân nhỏ giọng an ủi cô.

Thanh Mặc Sơn Nhân khẩn cầu huynh đệ Trương thị tiện đường dẫn theo bọn họ đi Kinh Sư, Trương Đại nói:

  • Kinh Sư ở không dễ, hay là huynh về Sơn Âm đi. Ta tặng hai người huynh mấy lượng bạc lộ phí.

Trương Nguyên lại đột nhiên nhớ tới mình có lẽ cần người có thể giả thần giả quỷ này. Thuật bói toán đi sâu vào lòng người, hắn có thể mượn miệng của Thanh Mặc Sơn Nhân nói ra một số lời tiên đoán, cứu quốc gian nan, thủ đoạn gì cũng phải dùng thử, liền nói với Trương Đại:

  • Đại huynh, cứ để Sơn Nhân theo chúng ta vào kinh nhé, cũng không có bao nhiêu lộ trình, về Sơn Âm xa hơn.

Trương Nguyên để Thanh Mặc Sơn Nhân ở khách điếm bên cạnh hiệu thuốc dưỡng bệnh, chờ Vận Hà khơi thông thì bảo người đến gọi y cùng đi. Thanh Mặc Sơn Nhân tất nhiên là luôn miệng tạ ơn.

...

Mùng 2 tháng chạp, đường sông phía trước an toàn thông suốt, hơn ngàn chiếc thuyền bị tắc ở Tế Ninh bắt đầu chạy. Trương Nguyên bảo Uông Đại Chùy vào thành đón Thanh Mặc Sơn Nhân và Đổng Nãi Trà tới thuyền cùng lên đường. Thanh Mặc Sơn Nhân đó uống ba thang thuốc, sốt cao bị đẩy lùi, bệnh khỏe lại. Trên thuyền, Vũ Lăng cuối cùng không kìm được hiếu kỳ, hỏi Thanh Mặc Sơn Nhân năm nay mấy tuổi? Vì trước đây lúc ở phố Thập Tự thấy Thanh Mặc Sơn Nhân có chòm râu ra vẻ đạo mạo, giống như hơn 40 tuổi, nhưng bây giờ thoạt nhìn dáng vẻ mới 22-23 tuổi.

Thanh Mặc Sơn Nhân nói lời thật, y năm nay 26 tuổi, sở dĩ phải cải trang gìa đi một chút là vì quá trẻ bói toán không có người tin, chòm râu đó kỳ thật là dán lên. Thế đạo này tuyệt đại đa số người chỉ tướng mạo.

Chuyện này làm Vũ Lăng cười cả một ngày.

Người vợ Đổng Nãi Trà mà Thanh Mặc Sơn Nhân chọn sau khi ở trên thuyền tắm rửa quả thật trở thành một người khác. Tuy gầy trơ xương linh đinh nhưng rất thanh tú, nước da cũng trắng, không còn bộ dạng nhem nhuốc bẩn thỉu. Thanh Mặc Sơn Nhân rất là yêu quý: “Nãi Trà, Nãi Trà”, cái tên lúc nào cũng treo ở bên miệng.

...

Thuyền một đường đi về hướng bắc, mùng 7 đến thành Liêu lại hỗn loạn một ngày. Nói là sao quan Lâm Thanh đang tu sửa, lúc chiều tối ngày mùng 9 qua sao quan Lâm Thanh, Văn Chấn Mạnh gặp được một người bạn quen biết, là Trần Kỳ Du, Cử tử chư thành Thanh Châu Sơn Đông, thi hội khoa Quý Sửu ba năm trước, quen với Văn Chấn Mạnh ở Kinh Sư. Trần Kỳ Du dẫn theo một lão bộc lên một chiếc thuyền thương cũng là vào kinh dự thi.

Văn Chấn Mạnh thấy thuyền của Phạm Văn Nhược vẫn có thể chở thêm mấy người nữa, liền mời chủ tớ hai người Trần Kỳ Du đến cùng đi. Trương Nguyên đi tới thuyền nói rõ với Trần Kỳ Du tình hình hạn hán Sơn Đông. Trần Kỳ Du rơi lệ không ngừng, nói phủ Thanh Châu quê nhà của y bá tính lầm than lưu lạc, người đói chết khắp nơi, thôn xóm thành lũy khối, trộm cướp bắt nữ nhi như trâu bò. Dân Tề Lỗ xưa nay không dự trữ súc vật, sung túc một năm chính là no, năm mất mùa thì nạn đói. Năm nay bắt đầu mùa xuân đến nay, trước là mưa lớn, tiếp theo chính là đại hạn, lúa mì trồng ba phần không thu được một phần. Trăm hạt gieo trồng, chưa thu hoạch một hạt, liền có nạn châu chấu nổi lên, không những ruộng vườn đều bị ăn sạch, ngay cả cọng cỏ cũng không còn, rễ mầm cũng không sót lại, muốn đào rau cỏ dại cũng không có mà đào.