Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 352: Bắc Kinh Bắc Kinh (2)




Trương Nguyên nói:

  • Quan viên Sơn Đông không có triển khai cứu đói thiên tai sao?

Trần Kỳ Du nói:

  • Tuần phủ Sơn Đông Hữu thiêm đô Ngự sử là Tiền Sĩ Hoàn giữa tháng 7 đã thượng sớ, nói sáu quận Sơn Đông từ tháng giêng đến tháng 6 không mưa, đất ruộng khô cằn, ngàn dặm như lửa đốt, canh tẩu phiến phu nổi dậy như ong, lần lượt cướp giật để cầu cái no. Cầu xin triều đình hỏa tốc phát lương thực cứu tai dân, nhưng đến nay không có trả lời.

Trương Nguyên thầm nghĩ: Vạn Lịch đế độc chiếm thiên hạ, bây giờ đã biến thiên hạ thành của nhà họ Chu ông ta rồi, mặc kệ dân chúng sống chết.

Chỉ nghe Trần Kỳ Du lại nói:

  • Lệnh cứu tế miễn thuế ruộng không xuống, bá tính chịu khổ vẫn đang tăng lên. Vì tráng đinh của làng quê số chết số chạy trốn cũng phải bảy phần, người thuê trưng lương thực cày ruộng mười không còn được ba. Ba phần phải chịu thuế mười phần, tương đương với một đinh (tráng đinh, người làm) phải chịu khoảng ba đinh. Những bá tính còn lại cuối cũng sẽ bị ép chết hoặc ép thành đạo tặc.

Lại từ trong thư khiếp lấy ra quyển Cơ Dân Đồ của y viết, mỗi một quyển dùng ngũ ngôn tuyệt cú và tự bạt.

Nguyễn Đại Thành qua thuyền đến xem Cơ Dân Đồ, xem hai bức rồi liền vội vàng chạy về thuyền của mình, y không nhìn nổi thảm trạng này. Đám người Trương Nguyên, Hoàng Tôn Tố, Nghê Nguyên Lộ xem Cơ Dân Đồ này trong lòng sầu thảm. Mấy ngày không có lương thực nước uống không thể chịu nổi, chúng Cử nhân hẹn nhau sau khi tới kinh cùng Phục Khuyết thượng thư, khẩn cầu Hoàng đế nhanh chóng hạ chiếu cứu nạn thiên tai, cứu bá tính Sơn Đông trong cảnh dầu sôi lửa bỏng. Cử nhân không sánh bằng sinh viên là có tư cách nói quốc sự.

Chư nhân Hà Xã đồng hành vì trải qua lần này, cảm thấy cảnh ca múa mừng thanh bình của Giang Nam lập tức trở nên xa vời. Mấy ngày này luận thuế pháp, luận dân sinh, “quốc gia hưng vong, thất phu có trách nhiệm” đối với Trương Nguyên càng có thể ngộ thiết thân. Đoàn thể Hàn Xã thì cần loại lấy thiên hạ thương sinh như vậy làm sứ mệnh trách nhiệm của mình. Đây cũng là cái Trương Nguyên mãi tới nay muốn dẫn dắt. Sống phóng túng không thể thiếu, nhưng lúc chuyện nên làm phải làm cho thật tốt.

...

Ngày 12 tháng chạp, thuyền đến Thiên Tân Vệ, sư huynh Từ Quang Khải là người Trương Nguyên muốn gặp, thượng thư cứu tế cũng cần Từ Quang Khải chỉ dẫn và ủng hộ. Cho nên trưa hôm nay sau khi tới chỗ giao nhau của sông Lộ và sông Vệ, Trương Nguyên bảo người chèo thuyền cập bến ở tả ngạn, hắn cùng mấy người Kim Ni Các, Từ Chuyển Tấn lên bờ hỏi thăm bá tính địa phương nông trang của Từ Quang Khải ở đâu?

Quả như trong lời nói của Từ Quang Khải, chỉ cần ở chỗ hai sông giao nhau hỏi thăm một chút thì có thể biết chỗ nông trang của Từ thị. Trương Nguyên thuê một chiếc xe ngựa cùng Kim Ni Các, Từ Chuyển Tấn ba người ngồi xe. Vũ Lăng, Uông Đại Chùy mấy tôi tớ đi bộ theo sau.

Đất đai rộng lớn bát ngát, tuyết trắng xóa, khu địa Bắc Kinh - Thiên Tân từ mùa đông đến nay cũng đổ xuống mấy trận tuyết lớn. Khí hậu lạnh hơn mùa đông năm ngoái, con ngựa lớn của cổ xe phát ra tiếng phì phì trong mũi với làn hơi trắng, phu xe co rút người thành một vòng. Xe ngựa chạy về hướng tây khoảng 6- 7 dặm, xe phu giơ roi chỉ một con đường núi nhỏ chỗ không xa nói:

  • Dưới chân núi đó chính là nông trang của Từ Hàn Lâm. Từ Hàn Lâm ở đồn điền Tân Môn, trồng lúa nước phía nam, còn có đủ loại thảo dược. Dụng cụ dẫn nước của Từ hàn lâm tạo ra rất là kì diệu, nông phu xung quanh thường có người đi xem. Từ hàn lâm không có nửa chút kiểu cách nhà quan, đích thân dạy nông dân cách trồng trọt dẫn nước. Chỉ là tiểu nhân thật sự là không hiểu, Từ hàn lâm quan kinh thành tốt lành không làm, lại tới đây trồng lúa.

Trương Nguyên từng nghe lão sư nói qua Từ sư huynh vì cáo bệnh từ quan nhàn cư Tân Môn. Thi hội khoa Quý Sửu năm Vạn Lịch thứ 41, Từ Quang Khải đảm nhiệm đồng giám khảo Xuân thu phòng. Lúc đó Ngụy Quảng Vi cũng là đồng giám khảo Xuân thu phòng, Từ Quang Khải từ trong bài thi mà Ngụy Quảng Vi đánh rớt chọn ra ba người cho đậu. Ba người này cuối cùng đậu Tiến sĩ, làm quan thanh danh cũng tiếng tăm. Ngụy Quảng Vi vì chuyện này ghen ghét Từ Quang Khải, buông lời bịa đặt nói Từ Quang Khải nhận hối lộ của thí sinh, càng công kích Từ Quang Khải mê tín Thiên Chúa, bất trung bất hiếu. Khoảng thời gian đó Từ Quang Khải cơ thể không được khỏe, gặp phỉ báng như vậy, đột nhiên sinh thoái chí, từ quan đi Thiên Tân vừa dưỡng bệnh vừa trồng lúa, biên soạn Nông Chính Toàn Thư, khởi công xây dựng thủy lợi, thử nghiệm mở rộng lúa nước phía nam, làm giảm áp lực của thủy vận Giang Nam. Từ Quang Khải cảm thấy cùng với những ngôn quan khua môi múa mép trong triều đó, vẫn không bằng lui lại kết lưới làm những chuyện thực này.

Trương Nguyên nói:

  • Đại Minh ta chính là quan lại như Từ hàn lâm quá ít, bằng không cho dù có thiên tai cũng tránh được.

Phu xe nói:

  • Vị công tử này nói phải, Từ hàn lâm là quan tốt, người nghèo khổ xung quanh Tân Môn thường được Từ hàn lâm cứu tế. Năm nay Kinh Sư tới Thiên Tân hoa màu thu hoạch cũng không tốt lắm, ngày tháng khó sống rồi.

Bánh xe ngựa dẫm tuyết tới trước cổng trang viên Từ thị. Vũ Lăng đi đưa thiệp, không tới thời gian một chén trà, mấy người từ trên con đường nhỏ trang viên vội vàng ra nghênh đón. Nho gia đi phía trước khoảng hơn 50 tuổi, vóc người trung đẳng, hai chân mày hiên lãng, ánh mắt trong trẻo, văn pháp lệnh hai bên cánh mũi rõ ràng và cân xứng, cho thấy người này tâm chí kiên định hơn nữa sinh hoạt có quy tắc.

  • Giới Tử sư đệ, Ngu huynh chờ đệ lâu lắm rồi.

Dẫn đầu đi nhanh đến chính là Từ Quang Khải, xa cách mấy trượng liền chắp tay thi lễ, vui mừng lộ rõ trên mặt.

Trương Nguyên xá dài nói:

  • Trương Nguyên bái kiến Từ sư huynh.

Từ Quang Khải năm nay 54 tuổi, cùng tuổi với phụ thân Trương Thụy Dương của Trương Nguyên. Nhưng vì quan hệ của Tiêu Pháp, hai người luận giao ngang hàng, lấy sư huynh đệ đồng môn gọi nhau.

Kim Ni Các sớm đan tay chữ thập nói:

  • Chúa phù hộ bình an, hội sĩ Da Tô Nam Kinh Kim Ni Các bái kiến Bảo La huynh đệ.

Từ Chuyển Tấn cũng tiến lên kiến lễ. Từ Chuyển Tấn là người Thượng Hải, cũng họ Từ, nhưng hoàn toàn không có thân thích với Từ Quang Khải.

Trông thấy ba người Trương Nguyên, Từ Quang Khải vô cùng vui mừng, hỏi biết còn có 23 vị Cử nhân đi cùng với Trương Nguyên, bây giờ dừng ở cửa sông Tam Xóa, lập tức lệnh người hầu chuẩn bị xe, kiệu, nhờ Vũ Lăng dẫn đường đi mời những Cử nhân đó đến dự tiệc.

Từ Quang Khải giới thiệu nho sinh khoảng ba mươi tuổi bên cạnh ông với ba người Trương Nguyên:

  • Người này là Tôn Nguyên Hóa đồng hương của ta, tự Sơ Dương.

Nho sinh mày ngài, mắt xếch, tướng mạo đường đường, liền khom người nói:

  • Tại hạ là học sinh của Từ lão sư, Tôn Nguyên Hóa Thượng Hải, bái kiến Trương giải nguyên, Kim thần phụ, Từ cử nhân.

Trương Nguyên rất mừng, hắn biết ở chỗ Từ sư huynh rất có thể gặp được Tôn Nguyên Hóa. Tôn Nguyên Hóa lúc thiếu niên theo Từ Quang Khải học văn bát cổ, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Từ Quang Khải, học Tây học, càng tinh thông hỏa khí Tây Dương, là nhân tài hiếm thấy, Trương Nguyên tự nhiên là nhiệt tình kết giao.

Từ Quang Khải kéo tay của Trương Nguyên, mời Kim Ni Các, Từ Chuyển Tấn và Tôn Nguyên Hóa tới tiền sảnh trang viên ngồi xuống, sưởi ấm, uống trà. Từ Quang Khải nói:

  • Ta nghe nói Sơn Đông dân đói thành trộm ngăn chặn Vận Hà. Trung tuần tháng này còn chưa thấy sư đệ đến, nghĩ là bị ngăn trở rồi, lại mừng đường sông mở lại, sư đệ bình an tới, vui mừng vô cùng.

Trương Nguyên liền nói đến tình hình thiên tai Sơn Đông với Từ Quang Khải. Thần sắc của Từ Quang Khải nhất thời ngưng trọng lại, nói:

  • Ngày mai ta cùng các người vào kinh, cứu tế dân đói không thể chậm trễ.

Kim Ni Các sợ Từ Quang Khải lo bận chuyện không rảnh bận tâm ông, vội vàng rút ra một bức thư trình lên:

  • Đây là thư của cha xứ Bối Lạp Mẫn Thiên Chúa giáo Hồng Y La Mã viết cho thánh giáo đồ Đại Minh, giao cho Bảo La huynh đệ. Đầu thư là cơ văn Phật lãng, ta đã dịch thành chữ Hán, văn chương kém cỏi, Bảo La huynh đệ chê cười rồi.

Từ Quang Khải đương nhiên xem không hiểu tiếng Bồ Đào Nha, cung kính xem xong thư của Kim Ni Các dịch, nói:

  • Chúa phù hộ bình an, chúc cha xứ Bối Lập Mẫn thần hình khỏe mạnh, đức hóa nhật long.

Lại chúc phúc Kim Ni Các.

Kim Ni Các nói với Từ Quang Khải chuyện cha xứ Vương Phong Túc Nam Kinh may mắn được Trương Nguyên giải cứu, Từ Quang Khải chau mày nói:

  • Vì nỗ lực của Lợi Công, mấy năm nay Thánh giáo truyền bá ở Đại Minh có chút khởi sắc. Nhưng từ lúc Lợi Công đi Thiên quốc, mấy người Long cha xứ chỉ thấy được thành quả đáng mừng của truyền giáo, nhưng không lưu tâm nguy cơ tiềm ẩn của phía sau. Thế lực triều dã phản đối Thiên Chúa giáo rất lớn.

Nói với Trương Nguyên:

  • Sư đệ thấy chuyện rất rõ, khuyến cáo những lời nói đó của Vương Phong Túc rất đúng, chỉ sợ Thẩm thị lang không chịu từ bỏ ý đồ. Ta vào kinh muốn cùng Long cha xứ, Hùng cha xứ trường đàm, nhất định phải cẩn thận ứng đối, bằng không, Thánh giáo ở Đại Minh gặp phải sụp đổ.

Qua hơn nửa canh giờ, đám người Trương Đại, Trương Chấn Mạnh và Hoàng Tôn Tố tới trang viên, chỉ có ba người Phạm Văn Nhược, Chu Mặc Nông, Kỳ Bưu Giai cảm phong hàn không có đến. Sau khi hàn huyên xong, Từ Quang Khải dẫn đám người tham quan trang viên của y. Từ Quang Khải kinh doanh ở đây gần ba năm, tích tụ có hai ngàn mẫu đất ruộng. Ở đây vốn là đất hoang, Từ Quang Khải dẫn người hầu và cố nông khai khẩn ra để trồng lúa nước, khoai lang, cây ngô và cây nho. Vì lễ Mi-sa Thiên Chúa giáo cần rượu nho đỏ, trước đây đều là từ Macao vận chuyển đến Kinh Sư, Từ Quang Khải muốn tự ủ, đây là người vô cùng có tinh thần tìm tòi và thực tiễn.