Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 351: Đi đường khó khăn




Một tiếng “ầm” vang lên, Trương Nguyên thân hình chấn động, gốc cây liễu già bờ sông cũng rung mạnh, khúc cây rơi xuống, bọt tuyết tung bay, trước thuyền sau thuyền hoan hô một trận.

Trương Nguyên khá hài lòng với uy lực của súng kíp này. Kim Ni Các giới thiệu loại súng kíp này xác suất đốt lửa trên 80% cao hơn 50% súng hỏa mai. Ma sát đánh lửa không những rất đơn giản hóa quá trình bắn, hơn nữa không sợ mưa gió, có thể tác chiến mọi thời tiết. Có ưu điểm này, cộng thêm huấn luyện có tố chất, vậy thì có thể thay đổi vận mệnh của binh lính và quân đội trên chiến trường. Nhưng theo Trương Nguyên biết, trong cuộc chiến Tát Nhĩ Hử, binh lính Mãn Châu Hậu Kim gần như hoàn toàn không sợ hỏa khí của quân Minh, tạm thời không luận những yếu tố bất lợi như gió ngược, bị ẩm, tạc nòng. Có một số binh lính Hậu Kim cho dù bị súng kíp bắn trúng cũng không bị tổn thương gì. Cái này làm Trương Nguyên có chút hoang mang, rốt cuộc là khôi giáp phòng hộ Hậu Kim mạnh hay là uy lực súng bắn chim của quân Minh thật sự có hạn chế.

...

Hơn nửa tháng sau đó, Trương Nguyên mỗi ngày cùng Kim Ni Các dịch sách, tụ đàm với chư hữu, thỉnh thoảng thì đi gần đó thưởng ngoạn phong cảnh dọc đường, thể nghiệm dân tình, chặng đường dài rất là phong phú. Y Tác Ngụ Ngôn đã dịch xong, do Văn Chấn Mạnh tiến hành chải chuốt sao chép cuối cùng, Trương Nguyên đã bắt đầu hợp tác với Kim Ni Các dịch Thôi Lịch Niên Chiêm Lễ Pháp. Kim Ni Các khá là mệt, một mình y phải ứng phó ba vị hợp dịch giả (Hoàng Tôn Tố cũng mới gia nhập vào), hơn nữa còn phải tận dụng mọi thứ để truyền giáo. Cũng may ngoại trừ dịch sách ra, y cũng có thu hoạch lớn, cùng đám người Trương Nguyên, Văn Chấn Mạnh sớm chiều ở chung, tiếng Hán của y bồi dưỡng càng ngày càng tăng. Từ Chuyển Tấn Cử nhân Thượng Hải rất có hứng thú với Thiên chúa giáo, tỏ ý tới Bắc Kinh phải tiếp nhận lễ rửa tội của Thiên Chúa giáo.

Sau giờ ngọ ngày 19 tháng 11, đoàn thuyền năm chiếc của bọn Trương Nguyên từ bắc Từ Châu qua Hoàng Hà. Hoàng Hà thời Minh chính là giao tụ của Từ Châu với Vận Hà, lại chạy qua Hoài An đổ ra biển, hoàn toàn không giống con sông bốn trăm năm sau. Vừa qua Hoàng Hà, vào địa giới Sơn Đông, cảnh tượng phần lớn là không giống. Hai bên bờ sông nhà dân đổ nát, dân chúng đều xanh xao. Trương Nguyên hỏi thăm mọi người mới biết sáu quận Sơn Đông năm nay không mưa, khắp nơi nạn châu chấu, Thanh Châu, Nghi Châu, Thái Sơn mấy trăm dặm như lửa đốt, tấc mầm không sinh trưởng. Huyện Phí, Xương Nhạc có mấy trăm dân chúng kêu gọi tụ tập làm trộm, ban ngày đi cướp, cướp lương thực, thậm chí có thảm kịch người ăn người.

Trương Nguyên đứng đầu thuyền nhìn, thầm nói: Đây mới là hiện trạng thật cuối đời Minh sao. Ở Giang Nam, hạn hán và tuyết tai năm trước cũng có phần nghiêm trọng, nhưng không nghe nói có hiện tượng người ăn người, cũng không có rất nhiều dân đói thành trộm. Quan phủ tuy không làm, nhưng cứu tế dân gian của sĩ thân Giang Nam vẫn khá đắc lực. Đây cũng là do Giang Nam phú hộ nhiều, còn ở Giang Bắc vừa gặp cảnh ngộ thiên tai như vậy thì thê thảm rồi!

Trước buổi trưa ngày 28 đi tới trọng trấn Tế Ninh Sơn Đông, phía trước đường sông Vận Hà bị thuyền bè tắc nghẽn, không thể đi qua. Người chèo thuyền đi hỏi, trở lại nói sao quan Lâm Thanh phía bắc Tế Ninh bị đạo tặc chiếm lĩnh, qua sông thuyền gặp cướp không dám đi qua, giao thông bắc nam Vận Hà bế tắc. Đám người Trương Nguyên nghe vậy kinh hãi, Lâm Thanh là sao quan trọng điểm, mỗi năm thuế quan cầm cờ đi trước trong tất cả các sao quan, càng nguy cấp là giao thông Vận Hà bị tắc nghẽn, tổn thất này không phải nhỏ đâu!

Hoàng Tôn Tố nói:

  • Sơn Đông tình hình thiên tại nghiêm trọng như vậy, triều đình lại không cứu tế thiên tai sao. Dân đói thành trộm, phải lấy việc cứu dân làm trước, tiêu diệt và trấn áp đều xem trọng, dân biến rất nhanh có thể bình ổn lại.

Nguyễn Đại Thành lo lắng nói:

  • Ầm ĩ thế này không biết phải tới lúc nào, làm lỡ chuyện ta thi cử há chẳng phải xong đời.

Liền thương lượng đổi đi đường khác, vòng qua Sơn Đông vào kinh.

Trương Nguyên nói:

  • Lâm Thanh là trọng điểm thu thuế của triều đình, quan phủ không thể không lo. Chúng ta ở đây đợi mấy ngày, đường sông chắc chắn rất nhanh có thể thông thuận.

Thế là một đoàn người liền ở Tế Ninh chờ, thuyền bè tắc nghẽn trên sông dài hơn mười dặm, tiếng kêu la đầy trời.

Buổi trưa ngày 29 Trương Nguyên không có tâm tư phiên dịch “Thôi Lịch Niên Chiêm Lễ Phát”, cùng Hoàng Tôn Tố, Kim Ni Các ba người đi lên bờ, hỏi thăm tình hình phía trước một chút. Bốn người Mục Chân Chân, Uông Đại Chùy, Vũ Lăng, Hoàng Tam Cao theo phía sau.

Tế Ninh là quê hương của Khổng Mạnh, Khúc Phụ ở quê Khổng Tử cách chỗ này không tới năm mươi dặm, sản vật phì nhiêu, phong tục xưa vẫn còn. Tế Ninh mùa đông Vạn Lịch năm 43 cũng bị hạn hán ảnh hưởng, vì kênh đào không thông, lại vì sợ đạo tặc, rất nhiều hiệu buôn đóng cửa, phố xá có phần đìu hiu. Mấy người Trương Nguyên đi vào từ thành tây, định đi tới cửa bắc ra thành, thì ở cổng cửa bắc thấy một thiếu nữ nhem nhuốc ngồi dưới chân tường thành khóc thê lương. Một người đàn ông quần áo lam lũ nằm trên đất, đầu đặt lên chân thiếu nữ, dáng vẻ bán sống bán chết. Dưới chân tường nắng có thể chiếu vào, nhưng ánh sáng ảm đạm, không có chút ấm áp gì.

Mấy người Trương Nguyên đi tới, thiếu nữ đó ngẩng đầu hữu khí vô lực nói:

  • Cứu mạng, cứu chồng của tôi.

Cũng không ôm hy vọng lớn, sáng nay có rất nhiều người đi qua cô, chỉ là nhìn nhìn, liền hỏi hai câu, cuối cùng vẫn là quay đầu đi.

Trương Nguyên tới gần mấy bước hỏi:

  • Xảy ra chuyện gì, chồng cô là đói hay là bệnh.

Lại căn dặn Vũ Lăng chạy đi cửa hiệu màn đầu đằng trước mua một ít màn thầu nóng về.

Thiếu nữ lạnh cóng mặt tái xanh, cúi đầu nhìn nhìn người đàn ông đầu đặt trên đùi cô, khóc nói:

  • Tôi cũng không biết huynh ấy làm sao nữa, đang đi thì đột nhiên ngã xuống đất, tôi lại không đỡ nổi huynh ấy. Hu hu hu, huynh ấy cả người nóng ran.

Kim Ni Các biết một chút y thuật phương Tây, sờ sờ trán người đàn ông, lại lật mí mắt người đàn ông đó xem, càng không ngại dơ bẩn quỳ lên đất, áp đầu dán tai nghe phần phổi và nhịp tim của người đàn ông. Đứng lên nói với Trương Nguyên, Hoàng Tôn Tố:

  • Có lẽ là cảm phong hàn rồi, sốt cao, lại đói, hơn nữa mệt mỏi cực độ, cho nên hôn mê, nếu không tiến hành cứu chữa, sẽ nguy hiểm tính mạng. Nhưng tệ nhân bên người không có thuốc...

Trương Nguyên nói:

  • Tìm hỏi cửa hiệu thuốc cứu mạng anh ta.

Lúc này Vũ Lăng mua màn thầu đến, dùng một cái túi giấy bọc lại, đưa cho thiếu nữ đó. Thiếu nữ đó cũng rất đói, không kịp nói cảm ơn, nắm lấy một cái màn thầy liền cắn một miếng, phồng má nhai nuốt, liền cắn một miếng màn thầu lớn đưa tới bên miệng người đàn ông nằm ngửa, hàm hàm hồ hồ nói:

  • Anh ơi, có màn thâu đây, ăn một miếng đi, ăn màn thầu thì có sức lực đi.

Người đàn ông đó mặt đỏ ngầu, mở nửa miệng, chỉ là thở, không thể ăn thứ gì. Thiếu nữ đó cũng không biết làm thế nào chăm sóc người ta, liền nhét màn thầu vào trong miệng, thức ăn trong miệng rớt bên miệng y, y vẫn không ăn.

  • Huynh ấy chết rồi. Thiếu nữ khóc lên, bánh bao quý giá như vậy, anh ấy lại không ăn, vậy nhất định là sắp chết rồi.

Vũ Lăng tỉ mỉ nhìn người đàn ông nằm ngửa đó, nói:

  • Người này rất giống Thanh Mặc Sơn Nhân bói toán ở phố Thập Tự... thiếu gia, cậu xem thử giống không?

Trương Nguyên cũng cảm thấy có chút giống, chỉ là Thanh Mặc Sơn Nhân ở phố Thập Tự dưới hàm là ba chùm râu dài, phe phẩy quạt lông chim, mắt nửa đóng nửa nhắm bấm tay tính toán lưu niên đại vận, có chút dáng vẻ của tiên phong đạo cốt. Hơn nữa người đàn ông trước mắt tuy nói dáng vẻ tiều tụy, nhưng thoạt nhìn còn trẻ hơn Thanh Mặc Sơn Nhân một chút, dưới càm cũng không có râu.

Không ngờ thiếu nữ đó nghe xong lời nói của Vũ Lăng, vội nói:

  • Đúng, chồng tôi tên Thanh Mặc, đến từ phủ Thiệu Hưng.

Trương Nguyên lấy làm lạ, thầm nói: Đúng thật là Thanh Mặc Sơn Nhân à, lúc này cũng không kịp hỏi nhiều, liền bảo Uông Đại Chùy đi tìm cổ kiệu khiêng Thanh Mặc Sơn Nhân tìm hiệu thuốc trị bệnh.

Uông Đại Chùy nói:

  • Đừng gọi kiệu, để tôi cõng ông ấy, thứ Uông Đại Chùy tôi có là sức mạnh.

Nói xong, xoay người giơ tay liền đỡ người đàn ông lên đất, nói một câu:

  • Gầy quá.

Lại hỏi Trương Nguyên:

  • Thiếu gia, đi đâu.

Trương Nguyên ngăn người qua đường hỏi, người qua đường đó chỉ về hướng nam:

  • Từ chỗ này đi, đến chỗ góc rẽ sẽ có một hiệu thuốc.

Uông Đại Chùy vừa nghe xong, hai tay đỡ người đàn ông mắc bệnh, bước nhanh đi về hướng nam.

Thiếu nữ nhem nhuốc loạng choạng đứng lên, Mục Chân Chân đi lên đỡ thiếu nữ dậy, vừa đẩy vừa vịn cùng Trương Nguyên đi về phía hiệu thuốc. Lúc tới hiệu thuốc, đại phu hiệu thuốc đã lệnh đồng tử sắc thuốc, nói với Trương Nguyên bệnh nhân này uống một bát thuốc thì sẽ tỉnh lại.

Trương Nguyên và Hoàng Tôn Tố, Kim Ni Các ngồi ở một quán trà đối diện hiệu thuốc uống trà, qua khoảng hơn nửa canh giờ, Vũ Lăng chạy tới nói:

  • Thiếu gia, đúng là Thanh Mặc Sơn Nhân, bây giờ tỉnh rồi.

Trương Nguyên nói:

  • Vậy thì tốt rồi, để họ tịnh dưỡng trước, đừng nói nhiều, nói ta chạng vạng lại đến thăm họ.

Để lại tiểu Vũ và Uông Đại Chùy giúp chăm sóc, hắn và mấy người Hoàng Tôn Tố về thuyền trước.

Trương Đại nghe nói Thanh Mặc Sơn Nhân ở phố Thập Tự suýt chút nữa ngã lăn xuống đường, lúc chạng vạng cũng theo Trương Nguyên đến. Nếu là người lạ, để thuốc lại rồi cho một chút lộ phí là xong rồi, nhưng Thanh Mặc Sơn Nhân là đồng hương, tất nhiên phải chiếu cố nhiều một chút.