Hậu Án Lệ Chi Viên

Chương 3: Truy Sát




Tử đài máu lênh láng, đầu người lăn lóc, mang cả sự oán giận của trời đất.

Một tên lính từ dưới chạy lên, có vẻ như có việc gấp lắm. Y ghé tai quan, thì thầm một lúc. Tên quan đổi sắc mặt, nhìn về phía đám đông hỗn loạn:

– Nhà Nguyễn Trãi có người thoát, các ngươi mau mau truy sát nó, quyết không để nó thoát để gây mối hoạ về sau. Nó là một tiểu tử chừng mười hai tuổi, chắc chắn chưa đi đâu xa! Kiểm tra trong đám đông xem!

Lập tức có một toán tính chạy xuống, chen vào đám đông, tìm kẻ tử tù. Minh Hướng thấy nguy, liền nhanh chóng lẻn ra. Chốn này người đi kẻ lại đông không kể hết, nhờ đó mà cậu có thể từ từ lẻn ra ngoài an toàn.

Những quan binh phân ra khắp nơi, cốt truy cho được giọt máu của Nguyễn gia. Lúc này, Minh Hướng đã chạy ra đến bờ sông Nam Bình. Con sông dài, rộng, hẳn là nơi ngăn cách Chí Linh và các vùng khác.

Cậu dáo dác nhìn quanh, nghĩ bụng: “Muốn an toàn không còn cách nào khác là phải rời khỏi đây!”. Cạnh mé sông có một con thuyền nhỏ, Minh Hướng lên thuyền, chèo nhanh về phía trước, nơi rừng rậm bao bọc. Trăng mờ, đêm lạnh càng làm cho cậu run người, đêm vắng lặng chỉ nghe tiếng khua nước và tiếng thở khẽ. Lâu sau, đã tới bờ bên kia.

Cánh rừng âm u vô cùng, từ trong ra ngoài toàn đại thụ. Minh Hướng bước vào sâu, tự dưng thấy gáy rờn rợn, tay chân có chút run run, hình như có vật gì đó đang đe doạ.

– Sát khí thật lớn!

Vừa đi vài bước, Minh Hướng lại thấy phía sau dường như có một đôi mắt khát máu dõi theo, cảm giác ớn lạnh chạy khắp sống mũi, gáy, mỗi bước chân càng lúc càng chầm lại. Bỗng có tiếng gầm lớn, Minh Hướng thót tim, giật mình quay lại, nhưng chưa thấy gì đã bất tỉnh nhân sự.

***

Hoàng cung về đêm cũng không sống động là mấy. Vua băng hà, thái tử Bang Cơ lên ngôi, lúc này chỉ có hai tuổi, Tuyên từ hoàng thái hậu buông rèm nhiếp chính, coi trông các việc trong thiên hạ.

Chính cung vắng vẻ, hoàng thái hậu một mình rót rượu, mắt đưa vào cõi xa xăm thật khó đoán. Bỗng có tiếng động, hoàng thái hậu giật mình lập tức đứng dậy, lui về phía sau.

Một toán người mang y phục màu đen phóng từ cửa chính vào. Vượt qua hàng lính canh phòng, bọn này là người giang hồ, nhất định không tầm thường. Bọn này có mười người, tác phong nhanh nhẹn, cử động dứt khoát, chỉ nhìn qua thôi cũng biết là khó đối phó.

– Hừm… ngươi đã được thứ ngươi muốn, thế mà chẳng hề có động tĩnh gì với trang chủ của chúng ta, rốt cuộc ngươi có ý gì?

Hoàng thái hậu cười khẩy:

– Các ngươi nghĩ giang sơn là gì? Muốn là chia ư? Sự việc chưa thành, các ngươi đừng hòng có được chức quan nào trong hoàng cung!

– Ngươi cũng lớn mật nhỉ? Bọn ta giúp ngươi khử tên hoàng đế, ngươi lại trả ơn chúng ta thế sao?

Hoàng thái hậu ra dấu, lập tức quan quân từ hai bên ập vào, tay gươm tay khiêng, toàn là những tinh binh của triều đình.

– Hừm… có vẻ như ngươi đã tìm được cách kết thúc chuyện này…

Đám hắc y rút kiếm, ánh sáng loé lên, mũi kiếm vừa ra khỏi vỏ, lập tức người di chuyển, trong một khoảnh khắc nhỏ, đường kiếm đã xẹt qua cắt ngay yết hầu cũng một đám quân.

– Bọn tép riu!

Bọn người hắc y di chuyển nhẹ nhàng, bước nào bước nấy đều không có động tác thừa, kiếm đi là máu chảy, một lúc sau, mùi máu tanh đã bốc lên khắp nơi.

Đám quân chết hơn nửa, nửa còn lại chạy về đứng trước hoàng thái hậu, nhưng chẳng dám tiến lên. Bọn người hắc y cười lớn, kình lực phát ra, lao đến định bụng sẽ nhanh chóng diệt sạch bọn này.

– Bọn láo xược!

Một tiếng khàn khàn cất lên, kèm theo nộ khí, làm bọn hắc y đứng lại không dám xem thường. Một tên nói:

– Sợ gì đại ca!

Tên đứng giữa, chính là cầm đầu bọn, bảo:

– Chớ được nóng vội, hỏng chuyện la trang chủ không để cái đầu ngươi yên trên cổ đâu!

Bọn này là bọn người hàng thứ năm của Đình Gia Trang, chính là Thập Phụng. Đình Gia Trang xưa nay nổi tiếng là một trang lớn trong giang hồ, lớn mạnh chẳng khác gì một phái.

Tiếng cười vang lên, làm rùng động cả chính cung. Từ phía ngoài, một ông sư cầm bảo trượng lướt vào, nhanh như chớp. Y mình trần, quần lam, đầu to, mặt dài, tay chân như cột đình, người sừng sững như con voi. Hắn tên Thực Thiên. Có tiếng hỏi:

– Ngươi là kẻ nào?

Nhà sư lại cất tiếng khàn khàn:

– Kẻ nào không quan trọng, quan trọng là các ngươi đến số rồi!

Tên cầm đầu bọn hắn y nhếch miệng:

– Tên kiêu ngạo!

– Ha ha ha! Để xem ta kiêu ngạo, hay các ngươi khinh địch!

Lập tức có kẻ lao đến, một tên trong nhóm hắc y, tên là Vũ Lôi, tên này có khinh công phi phàm, di chuyện nhanh như chớp đánh. Đại ca của hắn còn chưa kịp ngăn cản, vừa nói:

– Vũ Lôi chớ manh…

Chữ “động” vừa thoát ra, Vũ Lôi đã xuất chiêu, nhắm vào hạ bộ của Thực Thiên. Thực Thiên nhún lui, động tác nhanh nhẹn cũng chẳng khác gì vũ lôi, y giáng bảo trượng, Vũ Lôi giật lùi, y lại nâng thẳng lên, đâm về phía trước. Vũ Lôi nhún một phát đã lên cao, hít sâu, hai tay hắn nạm lại chặt, bỗng dưng mặt đỏ lên, kình khí phát ra thật hùng hậu. Vũ Lôi lộn người, tốc độ thật nhanh chóng, giáng một cước xuống Thực Thiên.

– Là Thiên Cân Cước!

Gã áo đen buột miệng. Thiên Cân Cước là võ cước lợi hại nhất của Vũ Lôi. Bộ võ này gồm các thế biến hoá, chủ yêu dùng chân, căn bản nhất là phải điều khiển được nội lực dồn vào cú đá.

Thực Thiên hơi chú ý, y quăng bảo trượng qua bên, gồng mình, hét lớn, hai tay đưa chéo lên trời, chân đứng thành thế tấn, y muốn đỡ Thiên Cân Cước!

Bọn hắc y cười lớn, đều bảo rằng:

– Đỡ trực tiếp Thiên Cân Cước, ngươi quá xem thường môn võ trấn môn của Thiết Cương Phái rồi!

Đòn cước giáng xuống, sàn không chịu nổi kình lực liền nứt thành từng mảnh, chân Thực Thiên lún xuống. Khói bụi mịt mù, cả đám chẳng nhìn rõ. Có kêu lên thất thanh, kèm theo tiếng gân cốt bị bẻ gãy. Vũ Lôi trong làn khói phóng ra, máu đổ toàn mình, nằm giãy giụa. Bọn hắc y kinh hãi, lẩm nhẩm:

– Không thể ngờ hắn có thể đỡ được Thiên Cân Cước của Vũ Lôi.

Cả bọn nhìn nhau, cùng gật đầu, rồi nhanh chóng rút kiếm xông lên. Đường kiếm của chúng tinh xảo, nhìn qua rõ ràng biến hoá khôn lường, chín mũi kiếm đi chín đường khác nhau, nhưng tất thảy đều nhắm vào các tử huyệt, người bình thường khó mà thoát. Thế mà, Thực Thiên rõ là người kì dị, hắn nhìn thấu các tử chiêu, người hắn thì to mà thật nhanh nhẹ và khéo léo, y chặn bên này, đánh bên kia, một mình đấu với chín người vẫn không hề nao núng.

Y lùi đến chỗ bảo trượng, hất chân một cái, cả thanh bảo trượng nặng nề phóng lên, bay về phía đám người áo đen. Xong, Thực Thiên lao đến, nắm ngay bảo trượng mà xuất chiêu. Tay không đã hùng dũng, nay dùng vũ khí lại càng sắc bén, phen này bọn người áo đen khó mà thoát được.

Y xuất chiêu nào chiêu nấy như vũ bão, động tác thì nhẹ nhàng mà áp lực thật lức, cả bọn rối loạn, chưa kịp đỡ bên này đã thấy bảo trượng đánh vào bên kia, thật không biết đường nào mà lường. Thấy cả bọn đã hết đường chống cự, y mới cười khẽ, quăng bảo trượng lên, tay thu thành chưởng, nhún một cái đã lao đến. Cả bọn hắc y càng kinh hãi, chưa kịp làm gì đã thấy gân cốt rã rời, đau đến tận tim gan, cả bọn không một ai biết hắn đã làm gì, chỉ thấy thân xác tựa như bị hành hạ, đau đớn khôn cùng. Cả chính điện vang lên tiếng kêu thất thanh.

Vũ Lôi dần tỉnh, thấy nơi đoạn tay bị bẽ gãy mất hẳn cảm giác. Hắn nghe loáng thoáng tiếng Thực Thiên với hoàng thái hậu.

– Là hắn bảo ngươi đến bảo vệ ta?

– Hừm… chủ nhân liệu tính bà sẽ bị bọn Đình Xiển gây rắc rối, liền sai ta đến xử lí, may mà kịp.

– Còn tên này, xử trí ra sao đây?

– Cho hắn toàn mạng về báo cho tên họ Đình đi!

Vũ Lôi gượng dậy, ôm cánh tay bị thương, vừa đứng lên thì hốt hoảng. Tất cả chín huynh đệ của y, tay chân đều bị bẽ gãy, nhìn hình thù thật đáng sợ. Máu chảy lênh láng, sắc mặt mỗi người tái nhợt, cổ vẹo bên này xiên bên kia, chắc chắn cũng bị bẻ nốt. Thầm nghĩ võ công của tên ác tăng này quả thâm độc.

Thực Thiên thấy Vũ Lôi đã đứng dậy, liền nhún chân vụt về phía Vũ Lôi, nắm ngay cổ áo, mặt đỏ lên, hung dữ như hổ, nghiến từng chữ:

– Ngươi có còn muốn đánh không?

Vũ Lôi nhìn quanh, thấy tất thảy huynh đệ mình đều bị hắn làm cho ra như vậy, biết chống đối thì sẽ chẳng thể toàn mạng, liền bảo:

– Quyền sinh sát đã nằm trong tay các người, đánh hay không đánh cũng có sao!

Thực Thiên cười lớn:

– Ha ha ha! Ta tạm thời để cái đầu trên cổ của ngươi, về nói với Đình Xiển, đại sự chưa thành, chớ nên hấp tấp!

Vũ Lôi nghe thế thì trong lòng mừng rõ, liền gật đầu:

– Đã thế thì ta xin lui!

Y dùng khinh công vụt ra ngoài cửa, chạy một mạch chẳng hề ngoái lại.

Vũ Lôi lén trộm một con ngựa, cưỡi chạy nhanh về Đình Trang. Y đi đến một khu rừng, nơi đây cây cối um tùm, ngựa yếu hẳn không đi được đường rừng, liền để ngựa lại, thi triển khinh công, băng băng đi về phía trước.

Đêm mịt mù, trong rừng lại càng u ám, không nhờ trăng sáng thì hẳn y đã chẳng tìm thấy đường ra. Cây ở đây toàn cây lớn toàn trăm tuổi, dây leo vắt đầy, khiến y vô cùng bực bội. Cánh tay bị thương càng lúc càng đau, không chữa trị gấp thì e nguy kịch. Trước mắt y là một hang động lớn, tiếng thác nước ào ào, quả là một chỗ lí tưởng để trị thương.

Vũ Lôi rẽ qua, nhún chân lướt qua cái hồ lớn, vào được cửa động. Hang động quả thật rất lớn, xét về bề cao lẫn bề rộng, đều là nơi hùng vĩ , một kì quan của thiên nhiên. Bên trong tối om, cửa động to thế chẳng biết bên trong trông thế nào. Y liền bước vào, bỗng có tiếng gầm rú, y hốt hoảng lùi lại.

Một con cự hổ đột nhiên phóng ra, thân nó to như con voi, chân như cột đình, móng lại sắc nhọn vô cùng. Nanh của nó dài, đôi mắt lại càng hung dữ. Vũ Lôi xoay người tránh né. Bên trong động đột nhiên có người chạy ra, là một đứa trẻ, chính là Minh Hướng. Minh Hướng bị cự hổ doạ một phen, tâm thần lúc ấy đang hốt hoảng, thân thể lại yếu ớt, chịu không nổi mới ngất đi. Hổ liền cắp cậu về động. Vừa nãy nghe có tiếng động lớn, liền giật mình tỉnh dậy rồi chạy ra xem.

Minh Hướng vừa ra tới cửa động, đã thấy một người trung niên, dáng người cao lớn, di chuyển nhanh nhẹn tránh đòn của con hổ lớn. Cự hổ tiến một bước, y lại lùi một bước, dần dần lùi về cửa động. Y nhìn Minh Hướng, liền xách áo cậu, nói lớn:

– Muốn ăn thì ăn đứa trẻ này này, ta còn nhiều việc phải làm lắm!

Nói rồi y ném Minh Hướng về phía cự hổ. Con mãnh thú hơi kinh động, bắn về phía trước, dùng chân đỡ nhẹ nhàng Minh Hướng.

Minh Hướng bị ném đi bất ngờ thì giật mình, lúc được đỡ lại tim còn đập thình thịch. Liền nói:

– Ngươi… ngươi sao lại độc ác như vậy?

– Người không vì mình, trời tru đất diệt!

Cự hổ né sang bên, giương đôi mắt hung dữ của vị thần sơn lâm, vụt về phía Vũ Lôi, một đòn giáng xuống, khói bụi tung lên mịt mù. Vũ Lôi hốt hoảng, nhún nhanh hai chân phi lên cao để tránh, đồng thời xuất chiêu Thiên Cân Cước từ trên phóng xuống, uy lực thật dũng mãnh. Minh Hướng buột miệng:

– Hổ ca cẩn thận!

Mãnh hổ gừ một tiếng, trong phút chốc đã vung người lên đỡ, hất một cái, Vũ Lôi văng tận ra xa, thân hình càng tàn dại, máu me bốc lên, mặt mũi đỏ lòm. Hổ lại quật một cái, y văng ra giữa hồ, lặn ngủm xuống dưới.

Toi đời một kẻ độc ác!

Minh Hướng thấy hổ không hại đến mình, có lòng cảm kích, liền bảo:

– Hổ ca! Cám ơn nhé!

Hổ gừ gừ, lại đưa chân ra, có vết máu rỉ từ kẻ móng.

– Ca bị làm sao vậy? Dẫm phải gai sao? Ca muốn ta giúp huynh lấy ra?

Minh Hướng nắm lấy bàn chân to lớn của mãnh hổ, đưa tay vào kẻ mỏng, máu chảy lúc một nhiều, rút một cái, lấy ra một cái gai to bằng ngón tay.

Hổ thấy thoải mái, liền liếm một cái cảm kích, lại còn đập nhẹ chân ra vẻ thoả mãn. Minh Hướng cười khì khì, đưa tay vuốt nhẹ lên mũi nó. Hổ chớp mắt, thực sự bản tính nó không hung dữ, chỉ những ai làm hại nó mới phản ứng thế. Con vật này hiểu được ý người, hành xử đúng đắn, hẳn là một linh vật của trời đất.

Con hổ ấy, từng là một con thú của Hưng Đạo Vương. Năm ấy, dân làng bị mất trâu liên miên, biết có thú dữ hại, mấy người thợ săn quyết tâm vác cung vào rừng hòng diệt trừ ác vật. Nào ngờ ai nấy đều một đi không trở lại, lâu dần đành cam chịu.

Đêm ấy, Hưng Đạo Vương đang lễ Phật tại một ngôi chùa trong làng. Đang lễ, bỗng có chú tiểu ở ngoài chạy vào, hét lớn:

– Đại nhân! Có thú dữ, xin người tránh đi!

Hưng Đạo Vương thấy chú tiểu mặt mày tái nhợt, tâm thần hốt hoảng, biết có chuyện không nhỏ, liền vụt ra ngoài, khinh công quả tuyệt diệu, chưa đầy một cái chớp mắt đã xuất hiện ở trước sân chùa. Có mấy người cầm côn chắn trước, nhưng chẳng ai dám tiến lên. Quái vật ấy là một con hổ to lớn, mắt long sòng sọc, răng nanh còn nhỏ máu, chắc chắn là ác vật hoành hành bấy lâu nay. Nó lùi lại, bỗng lấy đà vụt lên trước, Hưng Đạo Vương biết ý, liền từ phía sau bay lên, nhắm thẳng kiếm lao vào ác vật.

Mãnh hổ hai chi đập vào Hưng Đạo Vương, ông vụt qua trái, nhắm ngang sườn đá một phát, mãnh hổ gầm lên một tiếng dữ dội rồi văng xuống đất.

Hưng Đạo Vương lại múa kiếm lao đến, mãnh hổ vội bật dậy, phóng vào mũi kiếm. Nó đưa chi trước đập một phát, cây kiếm đã gãy nửa. Hưng Đạo Vương bỏ kiếm, thuận thế đấm lên yết hầu, nó lại rống lên một tiếng dữ dội.

Mãnh hổ chưa chịu thua, lại hùng hổ lao vào. Người đấu hổ, quả là danh tướng thời Trần, thần thái dũng mãnh, đấu với sinh vật thiên nhiên mà không có chút nao núng hay sợ hãi. Nó quất một đòn, ông lại đỡ một đòn, người thú vật nhau thật dữ dội. Tờ mờ sáng rồi mà trận chiến vẫn chưa kết thúc. Hưng Đạo Vương hừ một tiếng, lập tức vụt mất. Con hổ ương ngạnh bối rối nhìn quanh, nó lại rú lên, cuồng phong dữ dội. Bỗng Hưng Đạo Vương xuất hiện từ trên, giáng một cước vào ngay đầu con mãnh thú. Nó gầm lên một tiếng kinh thiên rồi ngã sấp.

Mấy người xung quanh kinh hãi, tài của Hưng Đạo Vương ở đời thật hiếm, khó có người sánh bằng. Hưng Đạo Vương tên thật là Trần Quốc Tuấn, con trai thứ ba của Khâm Minh Đại Vương Trần Liễu, cháu ruột của vua Trần Thái Tông. Từ nhỏ, Khâm Minh Vương đã tìm nhiều thầy giỏi dạy võ truyền văn, lại có thiên tư sáng suốt, học đâu biết đó, vượt bậc hơn cả thầy, chẳng lâu sau không còn ai có thể dạy ông nữa.

Nghe đồn năm ấy trong thành không còn ai là đối thủ, ông liền xuất thành đi tìm thầy, ý chí cầu tiến quả rất lớn. Ông đi vào một khu rừng sâu, ít người lui tới, nghĩ là có cao nhân ẩn dật, liền đi lục lọi khắp nơi. Đến một ngày, quả nhiên ông tìm thấy. Đấy là một nhà sư râu trắng phơ, tai phệ, má hóp, mắt sáng điềm tĩnh.

– Này nhà sư! Tại sao lại ở chốn rừng hoang thế này?

Nhà sư chậm rãi đáp:

– Ta chờ cao nhân!

– Cao nhân? Ai?

– Trong thiên hạ, ai cũng là cao nhân?

Trần Quốc Tuấn cười lớn:

– Sư nói thế quả rất tếu! Phải chăng kẻ ăn xin, người độc ác, tất thảy là cao nhân?

– Đúng là cao nhân!

– Kẻ phàm ngu muội, xin ông nói rõ cho tường!

– Theo công tử, cao nhân là thế nào?

– Cao nhân là người mà kẻ khác có thể học hỏi!

– Người ăn xin làm cho ngài biết cái cực mà sống, kẻ độc ác làm cho ngài biết cái hoạ mà tránh, thế chẳng phải là dạy cho ngài rất nhiều điều, thế chẳng phải là cao nhân sao?

Trần Quốc Tuấn vỡ lẽ, thầm nghĩ:

– Thiên hạ lắm người, tuyệt không phải ai cũng tầm thường, ai cũng có thứ cần học hỏi.

Liền bái tạ:

– Đại sư đây hẳn không phải người tầm thường, xin cho tôi được theo để bớt phần ngu muội.

Vị sư ấy lắc người, Quốc Tuấn chưa nhìn rõ chuyển động thì ông đã vụt ra sau lưng, đến lúc Quốc Tuấn quay lại thì nhà sư đã cúi đầu mỉm cười:

– Khâm Minh Vương có được một người con dễ giác ngộ như vậy, thật có phúc! Đại Việt có một người như vậy thật có phúc.

Nói rồi cười lớn. Từ đó Trần Quốc Tuấn ở lại trên núi cùng với nhà sư ấy. Trong hai năm luyện công, nhà sư không hé một lời về thân thế, chỉ rèn luyện tài đức cho Quốc Tuấn. Ngày Quốc Tuấn hạ sơn, đã hỏi:

– Ân sư, đệ tử theo người hai năm, nhưng tuyệt nhiên không biết đến tên người, có thể cho đệ tử thấu không?

– Quốc Tuấn! Con là tinh anh của Đại Việt, sau này nhất định sẽ dựng nên nghiệp lớn, nhưng chớ nhắc ta với thiên hạ, có ai hỏi thì chỉ bảo ta pháp danh Vạn Kiếp, tuổi xuân con còn dài, hãy gắng báo công cho đất nước!

Quốc Tuấn cúi mình vâng mệnh. Đúng như lời nói của nhà sư, sau này Trần Quốc Tuấn thống lĩnh quân đội, đánh tan quân Mông Nguyên, cả đức lẫn tài đều vượt trội, người phương Bắc gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương, cũng chính là hiệu mà vua Trần phong cho ông.

Võ công của Hưng Đạo Vương biến hoá khôn lường, tài thao lược không nói, về công phu cũng ít ai sánh bằng. Võ lâm Đại Việt không ai là không sợ, phương Bắc cũng nể phục tài năng của ông. Sau, ông lui về ở Vạn Kiếp, bộ Vạn Kiếp tông bí truyền thư ra đời từ đây.

***

Con mãnh thú bị thuần phục nằm dưới đất không động đậy, người xung quanh lại tưởng là nó đã chết. Hưng Đạo Vương lại gần, áp sát vào ngực nó, thấy tim còn thình thịch biết rõ nó vẫn an toàn.

Hôm sau, người ta thấy ông đeo dây cổ, để nó một góc ở trong vườn sau, ngày ngày đem thức ăn tới. Một thời gian sau, con hổ ấy được thuần phục, lại được Hưng Đạo Vương đem ra tập luyện. Nó quả là linh thú của trời đất, cùng Hưng Đạo Vương luyện võ, cũng thấm nhuần được mấy phần võ công.

Sau, Hưng Đạo Vương qua đời, nó cũng trốn tận rừng sâu, từ đó người ta không thấy nó xuất hiện nữa.

Được Minh Hướng giúp, nó tỏ ra cảm kích, sát khí cũng ngưng bớt. “Hộc” một tiếng, Minh Hướng thổ ra một ngụm máu tươi, cậu kinh hãi nghĩ thầm:

– Cơ thể ta từ lúc được trốn thoát đến giờ luôn có các triệu chứng lạ, trúng độc chăng? Không! Trúng độc máu phải sẫm chứ nhỉ?

Minh Hướng thấy thân mình cuồn cuộn khí lực, ngũ tạng đều bức bối, liền hét một tiếng vang trời. Mãnh hổ liền quật ngay một cước vào huyệt trung quản, rồi lần lượt điểm vào các huyệt ngũ du, đả thông các khớp. Minh Hướng thấy sức mạnh dần chảy đều đặn, cơ thể cũng bớt bức bối.

– Hổ ca tài thật! Ta thấy đỡ hơn nhiều rồi, đa tạ ca nhé!

Mãnh hổ chỉ phì phì, đôi mắt lại có phần ngạc nhiên. Mãnh hổ cắp ngang người Minh Hướng, đưa vào hang.

Minh Hướng được đặt gọn trên phiến đá phẳng, tuy nội lực đã bớt loạn xạ nhưng lồng ngực hẵng còn cảm giác dồn nén, cậu liền hít sâu thở dài. Mãnh hổ vụt ra cửa hang, đi đâu mất.

Hang động này quả là kì vĩ! Ở giữa có một mặt hồ cạn, phản lên phía trên lấp lánh. Trong đây có rất nhiều bàn đá tương tự, cách sắp xếp lại khá cân đối, Minh Hướng bảo bụng:

– Hẳn đã từng có người sống ở đây!

Lúc sau, thấy đỡ hẳn, cậu mới lò mò sâu vào động. Những mặt đá ở đây đều to và phẳng, thật chẳng biết có công dụng gì! Minh Hướng khó hiểu, bụi bám từng lớp, tiếng gió gợn nước làm cho không thí thật ảm đạm. Đi một vòng chẳng thấy gì, Minh Hướng liền quay về chỗ cũ. Vừa định ngã lưng, đã ngạc nhiên khi thấy chỗ cậu vừa nằm hằn lên vài nét chữ.

– Đây là gì?

Minh Hướng đưa mắt đọc:

“Chân kinh dưới Thái Sơn, kẻ có duyên dắt có thể làm chủ giang hồ”

– Lạ thật! Câu này như một câu sáo rỗng, chẳng có chút ý nghĩa gì cả!

Cậu liền chạy sang mấy tảng khác, phủi lớp bụi dày, nhưng chẳng hề thấy gì. Tảng đá mà cậu nằm rất có thể có điểm đặc biệt nào đấy.

– Là gì?

Minh Hướng vắt đầu ngẫm nghĩ, người trốn ở thâm sơn cùng cốc thế này, hẳn là một cao nhân ẩn dật, lời để lại chắc chắn phải có hàm ý. Minh Hướng nhìn kỹ:

“Chữ Thái Sơn được viết to, như là từ chính của câu này vậy!”

Bỗng như nghĩ ra được điều gì, cậu liền vận sức đẩy tảng đá. Nhưng sức của một đứa trẻ thì làm sao nhấc nổi tảng đá này, kết quả chỉ được một lúc cậu lại phải thở hồng hộc.

– Phải chăng dưới tảng đá này có bí kíp võ công? Chân kinh ở đây có nghĩa là vậy!

Mãnh hổ từ cửa động nhảy vào, quẳng bên cạnh cậu cái xác của một con linh dương. Thì ra sợ cậu đói nên nó mới đi kiếm mồi, tâm tính của con hổ này lương thiện hơn nhiều so với loài người ngoài kia.

– Này hổ ca! Ca có thể giúp ta dỡ tảng đá này không?

Minh Hướng vừa nói, vừa chỉ vào tảng đá lớn, tay ra hiệu nhấc lên. Mãnh hổ nghiêng đầu một chút, gừ gừ vài tiếng rồi đưa chi lên, đập một phát xuống mặt đá. Tiếng động vang dội cả hang, mặt đá vỡ vụn. Minh Hướng nhặt các mảnh đá ném qua bên, mò mẫm dưới mặt đất.

– Dưới đất chăng?

Minh Hướng dốc sức đào, đất cứng và chắc, tay chân cậu đều xước cả. Từ chỗ đào có xuất hiện một mặt gỗ, có lẽ là một chiếc hộp. Minh Hướng càng đào nhanh hơn, nghĩ thầm:

– Giang hồ hiểm ác, có học được tuyệt kỹ thì mới có thể báo thù được!

Một lúc sau, cậu lấy từ dưới đất lên một chiếc hộp cũ, chắc hẳn đã tồn tại rất lâu. Phía trong là một cuốn kỳ thư nét chữ mờ nhạt: Khí Công Tâm Pháp.