Thiết Sa Chưởng
Không phụ lòng mong mỏi của sư phụ Huệ Khả chỉ mới bắt đầu luyện tập bốn năm đã luyện Thiết Sa Chưởng đến mức viên mãn. Sở dĩ cậu tiến bộ thần tốc như vậy không chỉ dựa vào thiên phú cùng thần lực vốn có. Mà ngoài ra còn có sự siêng năng lỗ lực phi thường hiếm thấy.
Từ lúc cậu chính thức trở thành đệ tử chân truyền của Phổ Hoá đại sư thì cậu cũng không còn thuộc quản lý của Hành Đường nữa, mà đã trở thành người của Chấp Pháp đường. Địa vị của cậu ở trong Tự cũng vì thế mà được nâng lên rất nhiều. Trong ba đường thì Chấp Pháp Đường chiếm vị trí trọng yếu hơn cả, quyết định sự tồn vong hay hưng thịnh của Tự viện.
Chính vì thế, muốn trở thành đệ tử của Chấp Pháp Đường không phải chỉ là đệ tử xuất gia đơn thuần mà được. Ngoài điều đó ra thì điều kiện tiên quyết là phải có tư chất hơn người, đạo tâm kiên cố. Mỗi người muốn trở thành đệ tử của Chấp Pháp Đường còn phải được sự đồng thuận của cả ba vị thượng toạ đứng đầu Hành Đường, Lễ Đường và Chấp Pháp Đường mới được chấp thuận.
Chính vì lẽ đó mà người bên Chấp Pháp Đường rất ít, chỉ hơn hai mươi vị mà thôi. Nhưng mỗi người trong đó đều là viên ngọc sáng mà Tự viện bồi dưỡng để sau này gánh vác trọng trách của bổn Tự.
Trở thành người có Chấp Pháp Đường tuy trọng trách nặng nề nhưng cũng có rất nhiều đãi ngộ. Thứ nhất là được đích thân các vị Thượng toạ chỉ điểm, thứ hai là được tự do lựa chọn công pháp mình muốn, thứ ba là không phải lao tác những việc vặt trong Tự. Ngoài ra còn có thể tự do ra vào Tàng Kinh Các từ tầng thứ hai trở xuống.
Chính vì những ưu đãi đó mà Huệ Khả càng có nhiều thời gian để chuyên tâm nghiên cứu và luyên tập. Hàng ngày ngoài việc canh gác và tuần tra quanh Tự ra, thì cậu đều giành hết thời gian cho việc luyện võ, sự tiến bộ của cậu cung được thấy rõ qua từng ngày.
Thiết Sa Chưởng chính là nhập môn của Đại Lực Kim Cang Chưởng. Tuy nói là nhập môn nhưng nếu không phải người có tư chất đặc biệt thì cho dù có tu luyện cả đời cũng chưa chắc đã thành công.
Bươc này chính là luyện cho gân cốt, da thịt bên ngoài cơ thể thành tường đồng vách sắt, người luyện thành có thể tay không phá thạch, chỉ dùng tay không cũng đủ ngạnh kháng trực diện với v·ũ k·hí của đối thủ.
Tuy vậy, nhưng mà Thiết Sa Chưởng trước giờ có rất ít người dám tu luyện vì sự khắc nghiệt của nó mà người bình thường khó có thể chịu đựng. Phương pháp tu luyện Thiết Sa Chưởng chính là liên tục phá vỡ giới hạn chịu đựng của bản thân để cuối cùng đạt được cực hạn của thân thể.
Phương pháp đó chỉ nghe đến tên thôi cũng đủ khiến kẻ tầm thường phải lạnh cả sống lưng. Nhưng Huệ Khả lại không nằm trong số những kẻ tầm thường kia.
Mỗi ngày sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao phó, cậu lại đi ra phía khu rừng sau Tự Viện để luyện tập. Chỉ thấy cậu dùng hai tay trần, chọc liên tục vào trong cái đỉnh bằng đồng chứa đầy cát. Lúc đầu là cát mịn, sau đó hạt cát được thay bằng những viên sỏi, rồi cuối cùng là những viên đá to và sắc nhọn.
Lúc tập với cát mịn thì cậu tập đến khi nào hai bàn tay mỏi nhừ, ngón tay gập xuống không nhấc lên nổi nữa mới chịu ngừng lại. Còn khi tập với những viên đá sắc nhọn lởm chởm thì tập cho tới khi máu nhuộm đỏ hết cả hai bàn tay mới thôi. Có những lần máu chảy ra nhiều đến mức nhuộm đỏ cả những viên đá trong đỉnh. Mất máu quá nhiều làm gương mặt cậu tái nhợt, đi từng bước siêu vẹo vì hoa mắt và kiệt sức. Cái đau đớn đó vô cùng thống khổ, không phải là thứ người thường có thể chịu đựng được. Nhưng nó chỉ là bước khởi đầu mà thôi.
Cậu luyện tập kiên trì như vậy một năm dòng dã, da thịt nơi hai bàn tay cậu bây giờ đã trai sạn lại rắn như sắt thép. Lúc này tập luyện với đá sắc đã không còn tác dụng nữa, cậu bèn thay đổi phương pháp, chuyển sang tập luyện với những cây cổ thụ rắn chắc trong rừng.
Chỉ thấy mỗi lần cậu ra tay là thân cây rung lên bần bật, lá rụng xuống lả tả. Sau mỗi xuất chiêu ra, trên thân cây rắn chắc lại hằn lên những vết ngón tay rõ rệt và cả vệt máu lưu lại. Số lần cậu bị gãy tay, bong gân, sai khớp nhiều không đếm xuể.
Lúc đầu chỉ là để lại dấu vết trên thân cây, nhưng sau nửa năm kiên trì luyện tập nữa, thì những thân cây đó chỉ trụ được vài quyền thì đã đổ gục xuống. Dấu hiệu đó cho thấy bước đầu Thiết Sa Trưởng đã luyện thành.
Tiếp đến cậu chuyển sang phương thức luyện tập khác để luyện tập toàn thân. Mới đầu là dùng những sợi dây leo trong rừng quất lên khắp toàn thân, cho đến khi máu me loang lổ không còn chỗ trống. Đến tối về, lại dùng một loại thuốc được điều chế theo phương thức đặc biệt để thoa lên v·ết t·hương.
Chỉ thấy sau một đêm thoa loại thuốc kia, thì những v·ết t·hương hôm trước đã liền lại được bảy tám thành. Nhưng khi miệng v·ết t·hương còn chưa kịp liền hẳn thì những nhát quất ngày hôm sau lại làm nó tróc vẩy ra rồi chảy máu nhiều hơn.
Phương thức luyện tập hà khắc này đòi hỏi phải có một sức chịu đựng phi thường về cả thể chất lẫn tinh thần. Trước kia Phổ Hoá đại sư cũng luyện tập theo phương thức này nhưng tần xuất thì không bằng Huệ Khả. Chỉ khi miệng v·ết t·hương cũ đã liền hẳn ngài mới dám tiếp tục tập luyện, còn Huệ Khả thì ngày qua ngày đều không ngơi nghỉ, khiến mọi người ai thấy cũng vô cùng kinh ngạc và thán phục.
Thấy Huệ Khả sau mỗi lần tập luyện đều máu me khắp người, quần áo thì tơi tả ngài nhìn thấy cũng có phần thương xót, nhưng xen lẫn đó chính là hi vọng. Hi vọng tên đệ tử này một ngày nào đó sẽ vang danh khắp thiên hạ.
Cứ như vậy cậu kiên trì tập luyện trong sự đau đớn và thống khổ tận cùng trong suốt nửa năm. Đến khi những sợi dây rừng đã không thể làm tổn thương da thịt trên người cậu được nữa, Cậu lại chuyển sang phương pháp khác, thay dây rừng bằng roi sắt. Những nhát quật của roi sắt không chỉ sát thương ngoài ra mà còn thương tổn vào tận gân xương và nội tạng.
Có những lần sau khi tập xong cậu phải nằm liệt giường mất ba ngày ba đêm không dậy nổi. Sư phụ cậu đã phải đích thân đem cháo tới tận phòng và bón từng muỗng cho cậu. Thế nhưng khi sang ngày thứ tư, v·ết t·hương còn chưa bình phục lại được ba phần thì cậu lại bò lết xuống giường để tiếp tục luyện tập.
Tuy nhiên hai cánh tay lúc này không đủ lực để quật ra từng nhát roi sắt, cậu bèn nhờ Huệ Thông qua phụ giúp mình tập luyện. Nhìn thấy tình trạng của Huệ Khả, lúc đầu Huệ Thông không dám ra tay nhưng sau đó khi Huệ Khả quát lên như ra lệnh thì cậu không dám không nghe.
Mới đầu cậu chẳng dám dùng nhiều lực, chỉ dùng hai thành sức lực để quất xuống. Thấy thế, Huệ Khả lại quát lớn:
“Mạnh lên…mạnh nữa lên”
Huệ Thông không dám không nghe, liên tục ra tăng khí lực lên từng nhát roi. Từ hai thành lên bốn thành, bốn lên tám, tám lên mười.
Từng nhát, từng nhát vụt lên khắp thân thể phát ra những tiếng bôm bốp. Những nhát vụt xuống làm máu bắn tung toé quanh chỗ Huệ Khả đứng. Huệ Thông đánh đến khi cậu không đứng nổi nữa mà khuỵ quỳ xuống đất, lại từ quỳ chuyển sang nằm bẹp rồi không dậy được nữa.
Nhưng khi đang định dừng tay lại thì Huệ Khả lại ngóc đầu dậy, mắt đỏ sọng lên từng sợi gân máu, hô lên:
“đánh tiếp, đánh mạnh nữa lên..”
thế là từng nhát roi sắt lại giáng xuống đến khi cậu ngất lịm đi, không biết gì nữa.
Sợ quá, Huệ Thông vội chạy đi gọi Phổ Hoá đại sư, ngay cả cả trụ trì hôm ấy cũng có mặt. Lần đó Huệ Thông bị trụ trì trách phạt rất nặng, còn nói nếu tái phạm sẽ bị trục xuất khỏi Tự vĩnh viễn. Nhưng cũng vì chuyện xảy ra hôm đó, mà tình cảm huynh đệ của hai người càng trở nên thân thiết và gần gũi hơn trước.
Hôm đó Huệ Thông dù được đích thân Trụ Trì khuyên bảo, không nên luyện tập quá hà khắc vì có thể gây ra những thương tổn vĩnh viễn, làm ảnh hưởng tới con đường tu luyện sau này. Nhưng Huệ Khả vẫn không thay đổi, một lòng kiên định với phương pháp cực đoan, hà khắc trước giờ. Nhưng cũng vì thế mà giới hạn chịu đựng cơ thể cậu luôn nâng cao sau mỗi lần luyện tập.
Cuối cùng mọi sự cố gắng của cậu cũng được đền đáp, Thiết Sa Chưởng đã đại công cáo thành viên mãn khi cậu tròn mười bốn tuổi. Trong lịch sử của Tự viện trước giờ cũng chưa nghe nói có ai đạt được thành tựu sớm như vây. Ngay cả Sư Phụ cậu trước kia từng là một thiên tài hiếm có cũng mất tám năm mới luyện thành.
Từ đó cậu trở thành một hạt giống sáng chói của Phật Quang Tự, nhận được sự ngưỡng mộ và thán phục của tất cả mọi người. Hơn thế nữa, cậu còn là niềm hi vọng về một thế hệ trẻ rực sáng của Tự viện.