Chương 9: Thái Sư Giám Quốc
Khi bá quan văn võ đã đông đủ ở điện triều, Vũ thừa tướng dẫn theo Phù Vĩnh đi tới. Vũ Phong từ đầu vốn không quá tin tưởng Phù Vĩnh, dù sao trước đây một tay hắn cũng từng điên đảo kinh thành. Tuy nhiên sự bại hoại của Hoàng đế bây giờ làm ông không còn lựa chọn nào khác. Việc quan trọng thì nên làm nhanh, còn sau này Phù Vĩnh có vấn đề gì thì ông sẽ ngay lập tức ra tay loại bỏ hắn, vị hoàng tử này c·hết mười năm trong nhân gian đã không còn thế lực gì trong tay.
"Nghĩ lại việc năm ấy, ngài thật sự tin ta sẽ làm phản sao?"
"Thiên hạ đều thấy, bố cáo giáng tội ngươi ở bảng ai cũng đều nghe."
"Chỉ bằng một cái bố cáo? Thiên hạ nào thấy ta làm phản? Thiên hạ nào thấy ta dùng kiếm chỉ vào ngai vàng, và rồi khua môi múa mép chửi Hoàng đế, đòi hắn ta nhường vị? Ngay cả cái bố cáo ban lệnh tử cho ta, nhưng đến hôm nay ta vẫn sống sờ sờ. Các ngươi thực sự coi ta là tiên nhân hạ phàm sao?"
Vũ Phong nhớ về những lời Phù Vĩnh nói. Năm Phù Vĩnh xảy ra việc, ông giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ, trực tiếp bảo vệ nhà vua, túc trực tại l·inh c·ữu của Tiên đế. Còn Cảnh Thuỵ khi ấy mới là thái tử, nên chuyện xảy ra bên trong điện Thái Hoà ông hoàn toàn không nắm được. Vì thế với lời của Phù Vĩnh không khỏi bán tín bán nghi.
Phù Vĩnh bước vào điện Thái Hoà trong con mắt hiếu kì của tất cả những người có mặt ở đấy, ngoài trừ Hoàng Thừa và hai vị phó y. Hắn chắc mẩm rằng mấy lão già kia vẫn còn nhớ hắn, thật may mắn cho hắn khi mấy lão ấy chưa c·hết già ở xó xỉnh nào đó trong kinh thành.
Tiếng rì rầm bàn tán ngày một nhiều trên điện triều. Mấy vị quan trẻ tuổi thì ngơ ngác, mấy vị lão quan thì nhăn mặt, có người mặt đã đỏ bừng, phẫn nộ phóng ánh mắt về phía Phù Vĩnh đang bước đi. Phù Vĩnh cười thầm, xem ra Đông quốc thật may mắn, có bá quan nhìn thấy phản đồ liền không kiểm soát được mà tăng xông, chỉ còn thiếu hộc máu c·hết nữa là đủ bộ. Cũng lại không biết trung thần Đông quốc, những người này đã cuỗm được bao nhiêu của cải bá tánh vào túi riêng của mình, đến nỗi h·ạn h·án Hoàng đế ngoài lập đàn cầu mưa ra thì chỉ còn có ăn chơi hưởng thụ.
Một triều đại rực rỡ.
''Trật tự''
Vũ Phong nghiêm giọng quát, điện Thái Hoà đang nhốn nháo lập tức im lặng.
''Chiếu viết
Trẫm đã nghe nhiều việc trong thiên hạ, kẻ ác thường làm việc được bao che, người lành thường bị vùi dập không thể phản kháng. Ngũ Tử Tư phải ngậm đắng mà c·hết, Triệu Cao vẫn ân sủng vô vàn, khiến người người đời sau phẫn uất, rơi vào vạn kiếp bất phục.
Trẫm nay được trung thần can gián, xét lại chuyện xưa, lòng trẫm thực bi ai không kể hết. Tội đồ Cảnh Trương tuy đã bị t·rừng t·rị thích đáng, nhưng đại hoàng tử Đông Phù Vĩnh lại không thể cứu về. Tựa như v·ết t·hương tuy đã sạch mủ, nhưng mãi mãi không thể khép lại khiến trẫm day dứt khôn nguôi.
Vậy nay xoá bỏ tội danh, khôi phục tước cũ, cho phép về mang hoàng tịch.
Khâm thử.''
Vũ Phong vừa nghe vừa nhìn bá quan ở dưới, thầm đánh giá. Tả tướng Trần Lâm bên này không biểu lộ gì; Trung hình lệnh Vũ Triết nhíu chặt đôi lông mày lại, tựa như không hài lòng cho lắm; Mục Viễn tướng quân Đinh Trác mặt lạnh băng, mắt vẫn nhìn thẳng vào Phù Vĩnh, không rời đi một khắc; các lão thần và các quan lại khác thì đều giống nhau, xúm lại mà bàn tán, bình phẩm. Vũ Phong nhìn một lượt rồi đưa mắt ra lệnh cho thái giám đọc tiếp, miệng quát lớn ổn định lại trật tự trong triều.
''Sắc viết
Thiên tử truyền ngôi ban tước không thể qua loa, lấy công bằng đạo nghĩa làm trọng; thần tử lập công hiến quốc đáng được khen thưởng, lấy gương cho bá tánh noi theo. Chọn ngày lành tháng tốt, ban sắc vẻ vang.
Tây Hạ vương Phù Vĩnh đại hoàng tử Đông Văn Quân anh mưu túc trí, Ngu Công di sơn, văn võ song toàn, đứng trong bậc đầu của thiên hạ; thời niên thiếu đưa quân dẹp loạn khắp bờ cõi, khí thế ngời ngời, lập công danh sáng tỏ, vang vọng khắp năm cõi; khi làm vương đối với nhân dân chăm lo săn sóc như phụ mẫu, đức danh trọng vọng, người người nhà nhà đều tôn kính. Đặc sai Thượng tướng Lam Điền quốc công Vũ Phong đem sắc vàng, tấn phong làm Nhập nội Phụ chính giám quốc công Thái sư.
Lại ban ngọc ấn và kiếm báu làm vật lưu truyền. Lại ban năm ngàn ấp hộ lục châu, năm ngàn quân địa phương. Mong hãy trân trọng chức vị, giữ phép triều đình, tu đạo làm quan, yêu thương bá tánh. Thần tử nghe rõ.
Khâm thử.''
Hai đạo thánh chỉ ban xuống. Một đạo phủi hết tội danh của Phù Vĩnh, một đạo đưa Phù Vĩnh lên làm Thái sư giám quốc dưới một người trên vạn người. Dù cho là người kém thông minh nhất cũng thấy sự bất ổn ở đây. Bá quan không khỏi thở dài. Hoàng đế đã suy kiệt đến mức phải gấp gáp tìm một kẻ phản loạn lên để giữ ghế cho họ Đông rồi sao?
Phù Vĩnh nhận xong thánh chỉ điềm nhiên ngồi xuống ghế Hoàng bị, hỏi lớn:
''Đều đã rõ ràng rồi. Vậy còn ai có ý kiến gì nữa không?''
Điện triều im ắng, Phù Vĩnh hài lòng tiếp tục:
''Bãi triều.''
Quan lại triều thần đã xong xuôi liền lục tục ra về, riêng Phù Vĩnh vẫn ngồi ở điện triều cùng Vũ Phong, xem qua về một số tấu chương mà các quan đại thần dâng lên.
''Như cái này. Tại sao lương thảo ở biên giới phía Nam lại hết? Phía Nam nhiều sông ngòi, địa hình thuận lợi để trồng lúa ngô. Thời tiết cũng không khắc nghiệt. Đê điều năm nào cũng được sửa sang. Chuyện mới bị nhóm người Kỉ quốc tập kích một hai trận rồi hết sạch lương thực là điều không thể.'' - Phù Vĩnh khó hiểu nhìn tấu chương - ''Đã thế còn liên tiếp thua trận?''
Vũ Phong nhìn tấu chương một lần, là tấu chương do Nam trấn tướng quân Đông Kiều Lương dâng lên.
''Có thể là do dân chúng không đồng ý đưa lương thực cho quan quân. Hai trận thua kia khiến dân chúng b·ị c·ướp bóc nhiều, tuy không đến mức thiếu thốn nhưng thiệt hại vẫn không nhỏ.''
''Uy tín của Đông tướng quân thực không ổn.''
''Đúng vậy. Vĩnh Hoà năm thứ nhất hắn cầm quân đi thu phục Kỉ quốc, nhưng không những không thể thu phục mà còn bị mất thêm hai châu giáp Kỉ quốc. Vĩnh Hoà năm thứ hai hắn cầm quân chuộc tội, lần này tuy lấy lại được hai châu đã mất kia, nhưng lại không thể khiến dân chúng ở hai châu này nể trọng. Bọn họ không có thiện cảm với Đông tướng quân. Cho đến bây giờ khi b·ị c·ướp bóc, bọn họ tất nhiên sẽ không tình nguyện giao lương thực ra cho quân sĩ vừa thua hai trận trước Kỉ quốc bên kia.''
''Có bao nhiêu vị tướng quân trấn giữ biên giới?''
''Bốn vị. Phía Nam là Đông Kiều Lương, phía Đông là Trẫn Dĩ, phía Bắc là Dư Hoài An và phía Tây là Đinh Trác. Uy tín và tài năng vượt trội hơn cả là Mục Viễn tướng quân Đinh Trác. Đinh tướng quân tuy trẻ nhất nhưng đã lập được nhiều công danh, năm Vĩnh Hoà thứ nhất được điều đến phía Tây, truy phong Mục Viễn Tây tướng quân.''
Mục Viễn Tây tướng quân? Vĩnh Hoà năm thứ nhất?
Năm Vĩnh Hoà thứ nhất là năm có nhiều biến động trong nội bộ triều đình. Rất nhiều quan lại được thay mới, thêm kì y hội vào lệ thi hàng năm. Trùng hợp Đinh Trác cũng được gửi đến phía Tây vào năm này.
Phù Vĩnh chợt nhớ đến Sĩ Linh. Nếu Mục Viễn tướng quân hậu thuẫn Sĩ Linh, có nghĩa là nàng ta đang chuẩn bị cho một cuộc thôn tính, hoặc đang đề phòng hắn quay sang cắn bất chợt.
Hoàng Sĩ Linh chỉ là một công chúa vong quốc, cho dù có là Hoàng hậu của Tiên đế nữa thì vẫn rất khó để thản nhiên đi qua đi lại giữa hai nước Tây Đông mà còn tác động vào triều đình Đông quốc như vậy. Phù Vĩnh tất nhiên biết đến chuyện nàng ta cài cắm người vào triều đình Đông quốc, nhưng hắn không biết chính xác là người nào, càng không nghĩ đến lại là một tướng quân nghe có vẻ liêm chính như Đinh Trác.
Còn nếu Mục Viễn tướng quân không phải là người của Sĩ Linh thì sao đây?
''Vậy thái sư định giải quyết việc này như nào đây?''
''Đương nhiên sẽ chở lương thực vào. Có điều, thay Đông tướng quân về, cử Đinh tướng quân lĩnh cờ soái đi thay.''
''Thái sư có muốn một lần nữa thu phục Kỉ quốc?''
''Không. Như thế quá gấp. Trước hết cần ổn định triều chính, sắp xếp lại thế cục, loại bỏ ung nhọt khỏi triều đình. Tiếp theo cần củng cố giao bang, thăm dò tình hình nội bộ của Kỉ quốc. Chúng dám c·ướp b·óc ở biên giới xem như đã chuẩn bị rất sẵn sàng cho c·hiến t·ranh, đợi chúng ta phát động. Làm được hai điều này rồi, ta tiếp tục muốn hai nước Cao, Ly.''
''Vậy theo ý thái sư.''
Phù Vĩnh cầm bút đỏ phê vào tấu chương, đặt ngọc ấn. Xong rồi liền nhìn lại một lần nữa kiểm tra, cất vào chồng tấu chương đã được xử lý.