Đông Phương Thần Thám

Chương 78: Hồ Sơ bí mật vương tộc bố y




Thư viện tuy lớn, sách được lưu trữ cũng vô cùng phong phú, nhưng có người học giỏi như Cận Thụy hỗ trợ, bọn họ nhanh chóng tìm được hồ sơ bí mật bị giấu tận hai tầng, tuy Cận Thụy không thể giúp bọn họ trực tiếp tìm ra nhưng cậu ta vẫn khẳng định rằng cậu ta đã từng nhìn thấy nó rồi.

Cận Thụy đưa họ tới rồi rời đi luôn nhưng Ninh Hiểu Mạn vẫn chưa tới, Vạn Vĩnh Khôn và Cận Thụy trực tiếp tới cổng trường chờ cô ấy, nhiệm vụ điều tra hôm nay rất gian khổ, Đặng Thiến Vi xung phong ở lại giúp đỡ, Trần Thiên Vũ cũng vui vẻ đồng ý.

Mà trong những người này, chỉ có Lưu Tử Thần và Đặng Thiến Vi là thành thạo việc tìm kiếm tư liệu thôi, hơn nữa họ đều là con gái nên sẽ tỉ mỉ cẩn thận hơn. Bây giờ họ chỉ mong có thể tìm ra tài liệu bí mật quan trọng kia trong vòng một ngày.

Nếu không thì sẽ uổng công đi chuyến này rồi.

Mà chờ tới khi các cô bê một chồng tư liệu dày cộm về đảo Loan Nguyệt tới trước mặt Trần Thiên Vũ thì trời cũng đã tối.

A ha, quả nhiên không phụ lòng người khác mà!

Trần Thiên Vũ cẩn thận mở tập hồ sơ cũ kỹ kia ra, liền thấy bên trên viết “Hồ sơ bí mật vương tộc Bố Y”, nói thật, ông cũng không kiềm chế được sự kích động.

***

“Hồ sơ bí mật vương tộc Bố Y” ghi lại:

Vương tộc Bố Y là một dân tộc thiểu số có lịch sử hơn 3000 năm, vốn sống ở nơi cao nhất của dãy núi Hổ Hàn, đỉnh núi Hổ Hàn cao hơn mặt nước biển bảy nghìn mét, đỉnh núi quanh năm bị bao phủ bởi tuyết, cực kỳ hiếm thấy ở thành phố phía Nam, dãy núi Hổ Hàn chiếm diện tích hơn 100.000 km vuông, quanh năm không một bóng người, nhưng vương tộc Bố Y lại có thể sinh sống thuận lợi trong hoàn cảnh đó mấy nghìn năm, sức sống mãnh liệt ngoan cường tới mức khiến người khác thán phục.

Vương tộc Bố Y có một truyền thống đặc biệt, dân tộc cổ xưa như bọn họ có nghi thức hiến tế thần bí và hành động theo cách riêng của mình, thậm chí có hơi đẫm máu và tàn nhẫn, nhưng bọn họ luôn dựa vào chế độ thứ bậc nghiêm ngặt mà tổ tiên để lại mới có thể tiếp tục tồn tại trong khu vực bị cô lập.

Năm 2050, theo quy phạm của cơ cấu tổ chức phát triển và xây dựng của quốc gia, nơi ở của bọn họ và đảo Cao Phổ phụ cận bị sát nhập làm một trấn, có tên gọi chính thức là trấn Loan Nguyệt; mà trấn Loan Nguyệt bao gồm núi Hổ Hàn và đảo Cao Phổ, chính quyền địa phương liền đổi tên thành núi Loan Nguyệt và đảo Loan Nguyệt để gọi cho tiện. Trấn Loan Nguyệt là trấn tự trị, đa dố người dân của vương tộc Bố Y cư trú trên núi Loan Nguyệt, sau đó dưới sự nỗ lực không ngừng của chính phủ ban ngành, thủ lĩnh của chi thứ hai và chi thứ sáu quyết định thuận theo biến hóa của thời đại, dần dần dẫn người trong tộc xuống định cư ở đảo Loan Nguyệt, lúc này mới bắt đầu hình thành thôn Nam Hạ Trang của người bản địa và thôn Bắc Thượng Trang của người ngoài đến sinh sống. Mà trong mấy chục năm cải cách đó, người trong tộc và người ngoài đến sinh sống bắt đầu kết hôn với nhau, vì vậy trên đảo Loan Nguyệt diễn ra cảnh sinh hoạt phồn thịnh của người bản địa và người ngoài đến sinh sống. Nhưng trấn Loan Nguyệt vẫn là trấn tự trị, đa số chính quyền lãnh đạo của trấn và công nhân viên đều là người bản địa, rất ít có người ngoài, chính quyền của trấn nằm ở thôn Nam Hạ Trang, còn khu thương mại ở thôn Bắc Thượng Trang là do chính phủ tiến hành thử nghiệm. Hơn nữa, tập trung chủ yếu ở gần bến phà Ngư Châu, mà nơi này chủ yếu là người vùng khác đến sống, vì vậy tình hình trị an thôn Bắc Thượng Trang ngày càng giảm xuống, mà chính vì chế độ tự trị này nên mọi chuyện ở trấn Loan Nguyệt đều do chính quyền của trấn tự mình giải quyết. Vì vậy nên trị an của thôn Nam Hạ Trang khác xa với thôn Bắc Thượng Trang, trừ khi phát sinh vụ án gì đó quá lớn, chứ bình thường đều do đội cảnh sát của dân tộc giải quyết.

Trải qua nhiều năm dung hợp và phát triển, hiện tại càng có nhiều người dân tộc từ núi Loan Nguyệt chuyển đến đảo Loan Nguyệt, thôn Nam Hạ Trang cũng sầm uất hơn trước rất nhiều. Bọn họ dần thay đổi quan niệm truyền thống, từng bước thích ứng với cách sống hiện đại, có thể từng bước tiếp thu cái mới rất mệt mỏi nhưng loại dung hợp này vẫn tương đối có hạn. Tuy họ đã không còn tiếp tục phương thức hiến tế đẫm máu kia trong mấy chục năm qua, cũng không tiếp tục giữ truyền thống cổ xưa cứng nhắc kia nữa, nhưng bọn họ vẫn tiếp tục giữ cách sống đặc biệt của mình; cho nên nói dù có tiến bộ rõ ràng nhưng vẫn cần các tầng lớp xã hội khác giúp đỡ, dần dần biến đổi, chỉ có như vậy thì bọn họ mới có thể hoàn toàn hòa nhập vào xã hội mới, hoàn cảnh mới.

Đảo Loan Nguyệt có vài thắng cảnh nổi tiếng, đa số tập trung ở phía Bắc, vậy nên nơi này chủ yếu là người ngoài và khách du lịch, trình độ thương mại hóa cao, đủ loại cửa hàng mọc lên san sát, mà việc khai phá thương mại chủ yếu dựa vào khu thắng cảnh. Nhưng vì nơi này rốt cuộc vẫn là trấn tự trị, điều kiện trị an khá bình thường, thường xuyên xuất hiện tình trạng kết bè kết phái, nhưng vẫn nằm trong phạm vi khống chế, chính quyền tham gia vào thì tương đối khó khăn. Đồng thời, khu Bắc còn có rất nhiều đơn vị được dựng lên, có hai cái xưởng đóng và sửa chữa tàu đủ quy mô được đưa ra thị trường. Vì vậy sau này, công nhân từ nơi khác đến đây làm rất nhiều, khiến khu Bắc càng khó quản lý hơn, đến mấy năm gần đây, bởi vì tình hình trị an chuyển biến xấu nên chính phủ không thể không dốc tài nguyên để tiến hành cải thiện.

...

...

Phía sau giới thiệu một số tập tục của vương tộc Bố Y, nội dung đại khái cũng giống trong truyền thuyết, chỉ là không có chứng cứ xác thực hoặc tranh ảnh tham khảo, chỉ có vài hình vẽ tay minh họa, chỉ là từ truyền thuyết dân gian, không thể nào chứng thực cẩn thận được, ông chỉ đơn giản lướt qua, khi hồ sơ càng lúc càng mỏng, nội dung ở những trang cuối lập tức khiến Trần Thiên Vũ chú ý.

Hai trang trước là giới thiệu và chú thích chữ viết của vương tộc Bố Y, những chữ này khá giống văn Giáp Cốt, lại không hoàn toàn giống, nhưng cũng thuộc về loại chữ tượng hình khiến người khác không thể hiểu được; mà vài tờ phía sau thì cường điệu giới thiệu đồ đằng* và huy hiệu của vương tộc Bố Y.

* Đồ đằng: là một chữ Hán, ghép vần là “tú téng”, ý là vật dẫn ghi lại linh hồn của thần. Động vật, cây cỏ, đồ vật hoặc hiện tượng tự nhiên mà tộc người nguyên thủy coi là biểu tượng thiêng liêng của bộ tộc mình và tin rằng những thứ đó có mối liên hệ siêu tự nhiên và có sự gần gũi máu thịt.

Những thứ này khiến hai mắt Trần Thiên Vũ nhất thời sáng lên.

Thì ra đồ đằng của vương tộc Bố Y cũng là rắn hổ mang chúa!

Ông móc từ trong túi ra chiếc huy hiệu mà Lý Nhất Đình nhặt được hồi lần đầu lên đảo, cẩn thận so sánh với hoa văn thì thấy có vài phần tương tự. Lúc trước, ông từng nghe Lý Nhất Đình nói rằng hoa văn rắn này là của dân bản địa sống trong miếu Kim Hoa bên cạnh bến phà đưa cho, nói như vậy thì có thể người đeo huy hiệu này là người của vương tộc Bố Y.

Nếu Khang Thoa cũng có huy hiệu này thì chứng tỏ anh ta là người của vương tộc Bố Y, hay là bước kế tiếp nên moi chút thông tin về vương tộc Bố Y từ miệng anh ta nhỉ. Bây giờ ông không biết rốt cuộc khi nào Khang Thoa mới tới đảo Loan Nguyệt, nhưng vấn đề này chỉ trong nháy mắt đã có đáp án, 8H175, đúng rồi, con số đó đã nói rõ là Khang Thoa mới đến đảo Loan Nguyệt khoảng bảy, tám năm nay, vậy mục đích thật sự của anh ta khi tới đảo Loan Nguyệt là gì?

Thật ra ông cũng không hoàn toàn nắm chắc việc truy tìm tư liệu lịch sử dân tộc Bố Y liệu có tác dụng gì trong tương lai hay không, nhưng ông có thể khẳng định rằng, nếu thật sự muốn giải quyết vấn đề của đảo Loan Nguyệt thì nhất định phải nghiên cứu về đặc điểm của vương tộc Bố Y và ý đồ thực sự khi dung túng cho các băng nhóm xã hội đen đó.

Thời gian đã trôi qua hơn một tiếng.

Lúc ông chậm rãi đóng quyển hồ sơ này lại, khi tiếp tục tìm hiểu về chuyện khác của đảo Loan Nguyệt thì bầu trời bên ngoài đã tối đen, ông vẫn chưa có ý định ra ngoài, Đặng Thiến Vi nói gì đó với Lưu Tử Thần, sau đó Lưu Tử Thần đi tới hỏi Trần Thiên Vũ tình hình thu hoạch thông tin.

Trần Thiên Vũ đột nhiên hỏi rằng có thể mượn những tài liệu này về đọc được không? Trong thời gian ngắn như vậy thì e rằng không thể đọc hết được.

Lưu Tử Thần tất nhiên cũng hiểu ý của ông, quay người lại thương lượng với Đặng Thiến Vi, Đặng Thiến Vi gọi điện cho Cận Thụy, cậu ta sẽ nhanh chóng tới đây, Cận Thụy và quản lý thư viện có quen biết nhau, chỉ cần xin phép họ, sau đó dùng thẻ thư viện của Cận Thụy để mượn giúp họ, thời hạn là một tháng. Trần Thiên Vũ cũng không nắm chắc lắm, chỉ chọn ra những ghi chép đầy đủ nhất về đảo Loan Nguyệt và vương tộc Bố Y.

Hành trình tới thành phố đại học lần này, xem như ông đã nhặt được bảo vật, có thể giúp đảo Loan Nguyệt trở lại thế tục hay không, đều phải nhờ những thứ này cho mình đáp án rồi.

Lúc này, ông còn chủ động gọi cho Lý Nhất Đình đang cách mình hơn nghìn dặm, Trần Thiên Vũ biết chắc chắn rằng Nhất Đình cũng rất quan tâm đến tiến triển bên này, cho nên ông vẫn nên nhanh chóng báo cho trưởng văn phòng Bắc Đình vĩ đại thì hơn.

Hai người nói chuyện điện thoại khoảng mười mấy phút, Lý Nhất Đình tất nhiên cũng bị hấp dẫn bởi thân phận đặc biệt của Khang Thoa.

Tuy bọn họ ở cách nhau mấy nghìn km nhưng hai người không hẹn mà cùng nghĩ đến cùng một vấn đề khó khăn:

Người vương tộc Bố Y sao có thể gia nhập văn phòng thám tử Bắc Đình?