Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Đại Việt Bá Nghiệp

Chương 13: Lôi Kéo




Chương 13: Lôi Kéo

Thực ra nếu nói Toản không nguy hiểm thì Hữu Chỉnh đã nhầm rồi, bên dưới tay áo của hắn là hai thanh hidden blade đã được lắp kiếm và sẵn sàng lấy mạng của bất cứ người nào. Toản đâu có ngu ngốc đến mức không chuẩn bị mà xông vào cứ địa của Chỉnh thế được, thế thì không phải là dũng cảm mà là ngu ngốc.

Toản tự ý mình lấy một cái ghế và để xuống ngồi bên cạnh Hữu Chỉnh, tự nhiên nhà mình, hắn còn tự tay rót cho mình và Chỉnh hai chén trà. Hữu Chỉnh thấy thế còn tưởng hắn là chủ nhà chứ không phải mình nữa, thế nhưng ông cũng chả ngăn cản gì cả cứ để hắn mặc sức làm những gì mình muốn. Ông rất muốn quan sát vị thái tử này có gì hơn người mà dám triêu hạ mình.

Hớp một ngụm trà xong Toản để ý Hữu Chỉnh vẫn nhìn mình mà không nói gì Toản mỉm cười trêu đùa một câu.

“Tiên sinh cứ nhìn tại hạ như vậy sẽ khiến người khác hiểu nhầm ngài có ý với ta đó.”

“Người khác dám sao, không kể đến thân phận của người, thì ở nơi này ta là chủ không ai dám nói câu đó hơn hết chỉ có ta và ngươi ở đây thôi không có ai khác đâu.”

“Tiên sinh thật là không có một chút khiếu hài hước gì cả, được rồi nếu tiên sinh muốn lắng nghe kế hoạch của ta đến như vậy thì ta nói vậy.”

Cuối cùng cũng đã đến chuyện chính, Hữu Chỉnh ngồi ngay ngắn lại dỏng tai lắng nghe.

“Chỉnh xin rửa tai lắng nghe lời của các hạ.”

Thấy chỉnh có thái độ nghiêm túc như vậy Toản lại tưởng tượng ra cảnh học sinh đang nghiêm chỉnh nghe thầy cô giảng bài trên lớp vậy. Toản cố nén lại cơn bật cười, nghiêm túc nói.

“Những năm qua hẳn ngài cũng biết rằng Nguyễn Ánh vẫn luôn làm loạn phía nam bờ cõi chứ hả.”

“Chuyện đấy có mấy lạ gì, lúc còn trong triều ta có nghe đến chiến báo từ phía nam liên miên nhưng không bắt được hắn, thái tử muốn thống nhất được bờ cõi hẳn phải diệt hắn trước tiến.”

“Tiên sinh nói rất đúng nhưng đến cả phụ hoàng còn chưa bắt được hắn, có thể thấy hắn không dễ đối phó, ngài có biết vì sao không?”

Hữu Chỉnh ngồi vuốt râu suy nghĩ một lúc rồi nói:

“Phải chăng vì lòng dân không thuận với phụ hoàng của các hạ.”

“Tiên sinh nhìn ra điều đó chứng tỏ tiên sinh cũng chú ý tới thế sự thiên hạ, quả đúng như thế triều đại của phụ hoàng đã làm được nhiều điều đánh đuổi thanh, diệt trịnh đuổi nguyễn, nhưng nếu xem xét khía cạnh của dân thì phụ hoàng còn chưa làm được gì mấy.”

Chiến tranh liên miên, bắt bớ xung quân cũng là chuyện thường tình, phá hủy mọi nơi mình tới, không thể phủ nhận những điều Quang Trung đã làm cho đất nước nhưng để coi ông bậc quân vương thì so ra kém với đối thủ của mình Nguyễn Ánh. Sự hà khắc của Quang Trung cũng có lẽ một điểm mất lòng dân, khi còn ở trong đô thành Phú Xuân, Toản đã tự mình nghiệm chứng điều đó, dân chúng b·ị b·ắt bớ đi phụ dịch làm công trình không hoàn thành hay có ý định chạy trốn thì chém đầu. Những mặt tối của lịch sử chúng ta không lật lại làm gì nữa đó là điều của quá khứ rồi Toản lên ngôi sẽ cố gắng thay đổi điều đó.



“Thái tử không sợ lôi cái xấu của cha mình ra để bàn luận thật hiếm có,nhưng ngài không sợ cha ngài nghe được sẽ chém đầu thái tử sao.”

“Như ngài đã nói lúc trước bây giờ chỉ có mình ta và ngài, nếu tiên sinh không nói, ta không nói thì có ai biết, mặt tốt mặt xấu mỗi người ai chả mà có ta chỉ có thể cố gắng không phạm phải điều đó thôi.”

Thấy Toản không chỉ dũng cảm hơn người mà còn biết lo lắng cho dân chúng như thế này, hào cảm của Hữu Chỉnh dành cho hắn đã lớn hơn rất nhiều nếu những lời tiếp theo đủ thuyết phục hắn sẽ quy thuận Toản ngay và luôn.

“Thế không biết thái tử định xử lý Nguyễn Ánh ra sao?”

“Nếu hắn có thể khiến lòng dân thuận hắn thì ta cũng có thể làm điều ngược lại khiến dân chúng chối bỏ hắn với một vài thông tin nhỏ nhỏ.”

“Thông tin gì?”

“Theo thông tin của ta thì Ánh đã cho người đi tàu cầu kiến bọn phương Tây được một thời gian rồi, nếu thế thì chúng ta không chỉ đối đầu với Nguyễn Ánh thôi đâu mà còn là bọn phương Tây nữa.”

Hữu Chỉnh nghe thấy thế tỏ vẻ căm ghét và khinh thường hơn bao giờ hết.

“Thật không biết xấu hổ sao, ba lần bẩy lượt dắt voi về giày mả tổ hắn không thấy mình đáng khinh ah, bọn tóc trắng mắt xanh ấy chúng đến bao nhiêu thì ta diệt bấy nhiêu thôi.”

“Tiên sinh đừng khinh thường bọn chúng, nếu xét ra thì chúng ta chả là gì so với bọn chúng cả, quân sự của chúng đã đi trước ta rất lâu rồi, chúng còn có lực lượng quân từ các nước thuộc địa nữa nên không sợ đánh dài lâu đâu.”

Nghe được đến đây Hữu Chỉnh đã biết được tính nghiêm trọng của vấn đề cũng không còn khinh thường nữa mà hỏi lại.

“Nói như thái tử thì chúng ta sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng nếu chúng đặt chân lên đất ta, vậy chúng ta xử lý sao.”

“Ngài cứ yên tâm dù nếu xét về quân sự chúng ta yếu hơn hẳn chúng, nhưng chúng là người ngoại lai không quen thuộc với đặc tính của nước, ta chỉ cần áp dụng một vài phương pháp là có thể cầm chân, thậm chí tiêu diệt hoàn toàn bọn chúng.”

Nghe lời Toản nói Hữu chỉnh phần nào đã bị thuyết phục thế nhưng ông vẫn tỉnh táo chỉ ra điểm còn thiếu.

“Dù thế thì chúng ta cũng chưa chắc bắt g·iết được Nguyễn Ánh, cùng lắm là khiến hắn mất đi hình tượng thôi việc đó hắn đâu còn lạ gì.”



Thế nhưng khi hỏi xong Hữu Chỉnh lại thấy Toản mỉm cười nhìn chằm chằm vào mình, ông có cảm giác hắn đã biết trước mình sẽ nói thế, thế nên không hề bối rối đáp lời.

“Vậy nên tại hạ mới cần có tiên sinh, để giúp ta chắc chắn bắt được hắn.”

“Oh, vậy vai trò của ta là gì!?”

Có vẻ như mục đích tiếp cận mình đã đến, Hữu Chỉnh hứng thú lắng nghe xem:

“Danh tiếng của danh y Hải Thượng Lãn Ông (1) hẳn tiên sinh có nghe qua.”

“Ta từng có dịp gặp mặt vị thần y đó không biết chuyện đó liên quan gì đến vai trò của ta.”

Toản đứng dậy tiến tới chỗ bức tranh treo trên tường ánh mắt thưởng thức, không quay đầu nói.

“Để có thể không bị quân của phụ hoàng đuổi g·iết và giúp đỡ ta, thì ngài cần phải c·hết.”

Hữu Chỉnh bàng hoàng cứ ngỡ như mình vừa nghe nhầm, ông có cảm giác mình bị vị thái tử này trêu đùa từ nãy tới giờ, mang tâm tình tức giận Chỉnh định hạ lệnh đuổi khách thì nghe thấy Toản nói thêm một câu khiến ông phải ngồi xuống

“Nói chính xác là ta cần thân phận của ngài c·hết, chỉ khi đó, ngài mới có thể làm việc mà không lo lắng gì cả.”

“Thái tử định làm như nào?”

“Như ta đã đề cập đến lúc trước ta cần có vị thần y kia, chỉ có vị đó mới đủ sức dịch dung cho ngài thành công, và lúc đó cũng là lúc thân phận của ngài c·hết.”

“Vị đó tuổi tác đã cao, hiện quy ẩn nơi núi rừng một lòng tìm hiểu y thuật không màng thế sự muốn mời y xuất thủ rất khó.”

Vừa dứt lời thì Quang Toản rút ra một phong thư trắng từ ống tay áo. Bên ngoài phong thư chỉ đề dòng chữ nguệch ngoạc cầu y. Toản tiến lại gần và đặt phong thư lên bàn rồi đẩy về phía Hữu Chỉnh nói.

“Chỉ cần tiên sinh cho người đưa tận tay cho y, thì chắc chắn y tất sẽ đồng ý xuất thủ.”

Hữu Chỉnh cầm phong thư lên ngắm nghía hồi lâu, nhưng không tin tưởng lắm hỏi lại:

“Chắc chắn sẽ được chứ?”



“Ngài cứ yên tâm chắc chắn thần y sẽ đến bây giờ chỉ còn một câu hỏi thôi ngài có đồng ý giúp ta không.”

Hữu Chỉnh nhìn thật lâu vào Toản với mong muốn tìm hiểu sâu cạn vị hoàng tử này nhưng không thành, ông lắc đầu thở dài tựa lưng ra ghế chấp thuận.

“Nếu thái tử làm được những gì mình nói thì tại hạ dám đánh cược vận mệnh của mình lần này vậy, sau này mong thái tử không nuốt lời.”

Cuối cùng cũng thành công bước đầu tiên trong kế hoạch xây dựng thế lực của hắn đã hoàn thành chỉ còn đợi Lãn ông tới nữa là xong. Toản cười hớn hở như trẻ con được cho kẹo, trấn tĩnh lại tinh thần Toản nói:

“Tiên sinh cứ yên tâm ta nói được là làm được, ngài nên nhanh chóng cử người đi mời thần y vì trong vòng tuần nữa hoàng huynh của ta sẽ t·ấn c·ông thăng long lấy đầu ngài, chúng ta phải để ngài biến mất trước đó.”

Bàn giao với Hữu Chỉnh một số việc nữa Toản cuối cùng cũng kết thúc mục tiêu lần vào Bắc này một cách thành công.

Bên ngoài căn phòng thì lại không mĩ mãn như vậy Triệu Đức và chúng tướng nhìn nhau trong không khí căng thẳng. Thái tử đã vào đó được một lúc rồi nhưng không thấy động tĩnh gì cả hay là đã bị tên Hữu Chỉnh ám toán rồi. Càng chờ lâu thì Triệu Đức càng sốt ruột tuy đã chứng kiến uy lực của thanh hidden blade một lần nhưng lúc đó là lúc thuận lợi không ai nhắm tới còn bây giờ đối phương có sự cảnh giác như vậy thì ăn không được trái ngon đâu.

Đang định xông vào xem tình hình như nào thì bỗng từ phía cửa phát ra tiếng kẽo kẹt rồi Toản và Hữu Chỉnh bước ra.

“Thái tử!”

“Chủ thượng!”

Cả hai bên đều đồng thanh nói hỏi thăm chủ tớ của mình tình hình bên trong. Chỉ thấy hai người rất thân thiết không có gì như muốn đối đầu cả Triệu Đức thở ra một hơi cảm ơn trời đất.

Toản bước lại chỗ Triệu Đức bảo hắn mình không sao và họ sẽ ở lại thành Thăng Long mấy ngày đợi việc xong rồi sẽ trở về. Nhưng Triệu Đức lo lắng đi lâu sẽ lộ việc lén lút gặp mặt tướng địch của hắn. Nhưng Toản trấn an và đã bảo Linh nhi ứng phó rồi. Chia tay Hữu Chỉnh Toản cùng cận vệ rời đi trong im lặng như cách họ tới, nhìn theo hướng họ rời đi một chúng tướng lên tiếng hỏi Hữu Chỉnh có nên cho người đuổi theo không nhưng ông lắc đầu gọi mọi người vào trong rồi kể về cuộc nói chuyện vừa rồi.

Triệu Đức ngoảnh lại đằng sau xem có ai theo đuôi không nhưng không có gì xảy ra cả. Toản thấy thế cũng chỉ kệ hắn vì đó là nhiệm vụ của hắn mà. Hai người thuê phòng ở tửu lâu gần nội thành chờ đợi. Sáng hôm sau Hữu Chỉnh cử người rời khỏi thành đi mời thần y.

Trong những ngày đó nhân cơ hội không có ai kèm cặp Toản đi dạo khắp thành để dong chơi và thử những thứ lạ ở nơi này. Người ta còn tưởng công tử nhà nào đi chơi, vì lúc nào cũng có cận vệ theo sau lưng hắn.

(1) Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác ( 1720 – 1791). Ông sinh ra tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học: Ông nội, các chú các bác đều đỗ Tiến sĩ và làm quan trong triều.Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông. Ông là người con thứ 7 nên còn được gọi với tên là cậu Chiêu Bảy.

Ông là nhà Y học lớn, nhà Văn hóa lớn của nước ta, là tác giả của pho sách trứ danh Lãn Ông Tâm Lĩnh hay Hải Thượng y tông Tâm Lĩnh. gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ảnh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông. Sự nghiệp Y học của Hải Thượng Lãn Ông đã góp phần to lớn xây dựng nền Y học dân tộc nước nhà, nên được suy tôn là Đại y tôn Việt Nam.

phỏng theo: https://m.baomoi.com/7-danh-y-thay-thuoc-noi-tieng-trong-lich-su-viet-nam/c/25064744.epi