Chương 14: Thần Y Lãn Ông
Ai qua Hải Dương cũng thường ghé qua Liêu Xá, nơi đây là nơi ở của vị thần y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, họ qua đây với mong muốn được xem bệnh, bốc thuốc nhưng đa phần đều do học trò của ông xuất thủ.
Những năm này do tuổi tác cũng cao nên số lần ông ra tay rất ít mà ông chỉ tập trung nghiên cứu y thuật . Đệ tử Hoàng Phúc của ông cũng rất khá học được y bát của thầy mĩnh bảy tám phần. Nên ông mới tin tưởng giao việc cứu người cho y. Và y cũng làm rất tốt chỉ khi nào bệnh khó hết cách y mới nhà vả thầy mình.
Nơi ở của ông được chia làm hai khu, khu ngoài mở y quán cứu chữa bách tính, phía trong nội viện là nơi ông ở và nghiên cứu y thuật, bên trong nội viện trồng một gốc cây đào già làm bạn với Lãn Ông từ rất lâu. Hôm nay Lãn Ông vẫn ngồi trong nhà nghiên cứu y thuật, trước mặt ông hiện giờ là một bản y thư do chính ông viết, tổng kết lại kiến thức cả đời của ông về y học, viết được một lúc thì ông ngừng lại. Để quyển sách đó lên sang một chồng sách nhỏ bên cạnh đó, có vẻ như ông đã viết được rất nhiều nhưng mặt mũi ông không có gì là thoả mãn với những gì bỏ ra.
Một thân ảnh thiếu nữ bước vòng trong phòng đó là Lê Hồng Lam cháu gái của ông cũng là đệ tử út của ông. Cô bé tinh nghịch từ đằng sau che mắt ông mình rồi hỏi:
“Đố ông biết ai đó!?”
Lãn ông cười đưa tay lên sờ đôi bàn tay của cô bé rồi giả vớ nghiền ngẫm rồi nói.
“Trừ tiểu Lam của ông ra thì còn ai vào đây nữa.”
Cô bé phồng miệng làm giáng vẻ tức giận đánh đùa vào lưng Lãn Ông mè nheo.
“Ông đúng là không biết đùa, mà làm sao ông biết được cháu ở đằng sau.”
“Nếu cháu muốn không ai nhận ra là mình đằng sau thì tốt nhất lần sau nhớ khử đi mùi cơ thể đi ta có thể ngửi được mùi thuốc trị phong hàn trong không khí cả trước khi cháu tới đó, và lần sau nhớ chỉ bỏ một nửa số cam thảo cháu dùng thôi, dùng nhiều không hiệu quả mà còn hại nhờn thuốc
Cô bé thử ngửi tay mình xem và đúng thật mùi cam thảo đất vẫn còn vương vẩn trên tay nhưng phải ngửi rất kỹ mới có thể nhận thấy, chỉ thông qua một mùi hương nhẹ mà ông đã có thể phán đoán được đó là thuốc gì rồi, khứu giác của ông cũng quá thính đi.
Cô bé lè lưỡi sau lưng Lãn Ông rồi nhớ ra lí do vì sao mình vào đây, có bé lấy ra một phong thư rồi đưa cho ông.
“Bên Ngoài có một người mặc giáp trụ bảo muốn gặp ông nhưng Phúc thúc bảo người đang nghiên cứu y thư không rảnh gặp người, nhưng hắn ta bảo phải đưa thư tận tay cho ông, nên cháu vào đưa thư cho ông.”
“Cái con bé này lại nhân cơ hội này tránh phải nấu thuốc phải không, cháu cứ như này thì lúc nhắm mắt làm sao ông yên tâm để cháu một mình được.”
Lãn ông định kéo cô bé lại giảng cho một bài thì thấy cô bé từ lúc nào đã ở ngoài sân.
“Ông đừng nói với Phúc thúc là cháu trốn đi nhé.”
Rồi cô bé đóng cửa sân lại chuồn đi mất. Lãn Ông lắc đầu cười đúng thật là sao yên tâm được với con bé, rồi quay lại giở bức thư ra. Mới lúc đầu do nét chữ xấu quá nên ông không thể đọc hiểu rõ được nhưng khi hiểu rõ ông bất ngờ trước nội dung của bức thư.
Bức thư được viết bởi không ai khác ngoài Quang Toản, nói về việc mời Lãn Ông ra thăng Long một chuyến do có công việc không thể li thân nên không thể tự mình đi tiếp đón ông được, nên đã cho người đánh xe ngựa tới. Và Toản biết ông có một ước nguyện là phổ cập y thư của mình cho toàn bộ y sư để họ có thể giúp đỡ muôn dân, nếu ông đồng ý ra Thăng Long hỗ trợ Toản.
Hắn sẽ toàn lực giúp ông làm điều đó cùng với mở một trường y đào tạo những y sư giỏi không chỉ khám cho vua nữa mà là toàn thể nhân dân hưởng phúc và do ông trực tiếp giảng dạy, hoàn thành ước nguyện dang dở của ông.
Khép lại bức thư Lãn Ông ngồi suy tư những điều mà vị thái tử này viết có mấy phần đúng mấy phần hư. Nếu hắn giữ lời thì ước mơ giúp đỡ muôn dân của ông sẽ thành hiện thực, nếu hắn nói láo thì mình chỉ đơn giản xuất thủ giúp đỡ một lần rồi trở về ai đường nấy đi. Đắn đo hồi lâu rồi ông quyết định sẽ đi gặp mặt vị thái tử này đã rồi xem tình hình. Ông đứng dậy chuẩn bị một vài thứ đồ rồi, bước ra ngoài sân chào tạm biệt cây đào người bạn già của ông rồi ra ngoài.
Vừa ra đến y quán Lãn Ông đã thấy đệ tử ông Hoàng Phúc sách tai tiểu Lam vào để giáo dục lại tư tưởng. Thấy Lãn Ông, tiểu Lam chớp thời cơ chuồn khỏi tay Hoàng Phúc rồi chốn sau lưng Lãn Ông.
“Ông Phúc thúc lại bắt nạt con.”
Hoàng Phúc đi tới lễ phép chào Lãn Ông rồi quay ra nói với tiểu Lam.
“Nếu con không suốt ngày ham chơi, mà chăm chỉ đọc y thư, nấu thuốc thì ta đâu cần phải làm đến mức như này, sư gia không nên chiều chuộng con bé quá.”
Lãn Ông nghe thấy thế cũng không trách mắng gì, hay bênh vực ai cả mà bảo cả hai chuẩn bị đóng cửa y quán theo ông vào Thăng Long, xe đã đợi sẵn bên ngoài rồi. Bất ngờ vì trước giờ sư gia không màng thế sự sao giờ lại vào chốn thị phi đó Hoàng Phúc thắc mắc.
“Lần này sư gia vào trong làm gì ạ, không biết chúng ta ở mấy ngày.”
Tiểu Lam cũng thắc mắc nhìn ông mình, nhưng ông chỉ bảo đến rồi xem tình hình rồi đi ra ngoài. Hoàng Phúc và tiểu Lam quay ra nhìn nhau khó hiểu nhưng rồi đành đóng cửa gián giấy thông cáo đi vắng rồi theo chân Lãn Ông lên xe vào Thăng Long.
…………….
Tại một quán ăn nổi tiếng tại Thăng Long, Toản thưởng thức món ngan nướng, những ngày này Toản thử đi thưởng thức hết tất cả món ăn trong thành, đương nhiên là không phải do hắn trả mà là Hữu Chỉnh. Khi đi ra ngoài như này hắn làm gì mang nhiều tiền đâu, và trong những ngày này dân chúng cũng bàn tay nhau việc quân Tây Sơn sẽ t·ấn c·ông Thăng Long có vẻ như thông tin đã bị giò rỉ từ bên trong nội bộ quân của Hữu Chỉnh.
Dân chúng người thì thu xếp đồ đạc chuẩn bị rời đi, người thì gia cố nhà cửa đề phòng tai vạ đến thân, rất ít người can đảm tiếp tục hoạt động bình thường, đang ăn thì chủ quán bước ra nói:
“Khách nhân ngài ăn xong món này có thể rời đi được rồi ạ, chúng tôi chuẩn bị đóng cửa rời đi, khách nhân cũng nên đi thôi để tránh ảnh hưởng đến tính mệnh.”
Toản mỉm cười trả tiền rồi cảm ơn vì lời khuyên, rồi rời quán cùng Triệu Đức hai người dạo quanh phố xá, Thăng Long không còn nhộn nhịp như ngày trước nữa xe cộ giờ đã vắng hoe, người đi lại lưa thưa, ai nấy đều mang không khí khẩn trương, sợ hãi. Thở dài một hơi Toản đành ngán ngẩm trở về quán trọ.
Vừa đến nơi thì một trong số chúng tướng thân tín của Hữu Chỉnh tên Hà Triệu đến báo tin Lãn Ông đã ở Thăng Long, nghe thế Toản theo chân hắn để gặp mặt.
Tại khu phía Tây nghèo nàn, đa phần dân chúng ở đây không di tản mà ở lại vì với họ người nào chiếm được nơi đây cũng không khác gì nhau cả. Họ chỉ chuyên tâm làm công việc của mình. Theo chân Hà Triệu đến một viện tử nhỏ nằm tại nơi vắng vẻ.
Trong phòng lúc này Lãn Ông và Hữu Chỉnh đang ngồi uống nước đàm đạo, thứ họ nói không liên quan gì đến chính trị hay y học gì cả mà chỉ là những mẩu chuyện nhỏ lẻ không liên quan. Thấy có người bước vào hai người cùng hướng mắt ra phía đó, Hữu Chỉnh biết đó là Toản nên tự đứng dậy giới thiệu Lãn Ông với hắn. Lúc giới thiệu Lãn Ông cũng tranh thủ xem vị này.
Một thiếu niên trẻ tuổi có khi nhỏ hơn cháu gái mình, nhưng từ khí chất và quần áo có thể thấy sự vương giả và sự trưởng thành không hợp tuổi. Ánh mắt của hắn sáng lên vẻ tinh tường thông minh trái lại với những nét chữ ông đọc được trong thư là một người kệch cỡm lười nhác. Trước mắt Lãn Ông có thể đánh giá Toản có thể tin tưởng được.
“Hẳn các hạ đây là thái tử người đã viết thư cho tại hạ đây.”
“Thần y có thể đến được đây đã là vinh hạnh với tại hạ rồi.”
“Không cần phải gọi thần y đâu cứ gọi ta là Lãn Ông là được, phải nói thật cậu rất khác với những gì ta tưởng tượng.”
“Oh thế sao! Không biết ngài nhận xét gì.”
Toản hứng thú hỏi. Lãn Ông cũng không kiêng nể gì nói thẳng ra những điều ông nghĩ, nhân đây ông cũng muốn thử xem hắn có đủ chín chắn không. Với những người được nuông chiều từ bé chắc chắn khi nghe xong những lời đó sẽ nổi giận. Nhưng khác với số đông Toản không nổi giận mà bật cười chấp nhận nó coi nó như lời khen.
Ba người ngồi xuống uống trà đàm đạo. Khung cảnh lúc này khá là kì dị, một già, một trẻ, một trung niên ba người vừa uống trà vừa bàn luận truyện trời đất. Tiểu Lam đứng ở ngoài nhìn thấy Toản có thể không sợ hãy đáp ứng trôi chảy mọi vấn đề, không khỏi thắc mắc hỏi lại Phúc thúc rằng nước ta có vị thái tử như vậy sao.
Hoàng Phúc cũng đúng là không biết có vị nào như vậy trước giờ chỉ nghe Quang Trung có cậu trai trưởng tên Thuỳ thoings lĩnh giỏi nhưng không có nhỏ tuổi như vậy hẳn là vị con trai khác của Quang Trung đúng là hổ phụ không sinh khuyển tử. Người nào người nấy đều tài giỏi rồi quay sang nhìn tiểu Lam không khỏi thở dài. Thấy Phúc thúc quay sang phía mình thở dài một cái cô bé hiểu chuyện gì đó nhấc gót nhẫm vào chân của Hoàng Phúc, đau lắm nhưng hắn không dám kêu vì các đại nhân vật đang bàn chuyện.
Hoàng Phúc quay sang nhìn tiểu Lam cô bé lè lưỡi làm mặt quỷ trêu hắn, hắn thề sẽ phạt cô bé khi quay trở lại nhà.
Vào lúc này cuộc nói chuyện của ba người cũng trở nên thú vị hơn đôi chút, Toản nhắc về y học phương tây và cách thức giải phẫu, nghiên cứu sinh lý của cơ thể, do không có kiến thức về chuyện này Hữu Chỉnh ở ngoài cuộc nói truyện, còn Lãn Ông nghe rất say xưa như thần tiên ru vậy, thế nhưng toản không nói quá nhiều mà trở lại trọng tâm buổi gặp mặt hôm nay.
“Như trong thư từ đã trao đổi lúc trước nếu Lãn Ông chịu giúp tại hạ lần này, tại hạ sẽ hoàn thành ước nguyện của ngài.”
“Không biết thái tử muốn tại hạ giúp điều gì?”
Lãn Ông không đồng ý ngay mà hỏi công việc trước, dù sao cũng mang tiếng thần y nếu là điều chế dược độc hay giả phán bệnh tình của ai đó, chắc chắn ông sẽ không làm.
“Thần y cứ yên tâm truyện này nằm trong khả năng của thần y, tại hạ chắc chắn sẽ không đòi hỏi ngoài sự cho phép của ngài, ta từng nghe nói ngài từng dịch dung cho một người và họ vẫn sống cho đến bây giờ.”
Trước kia việc phẫu thuật chỉnh hình không hề đơn giản như bây giờ. Những bác sĩ không có đồ dùng chuyên môn lại không có dụng cụ chuyên dụng rất dễ sảy ra nhân mạng, chỉ có những y sư lẫy lừng mới nắm chắc làm điều đó 7phần, 3phần còn lại phó mặc do trời định đoạt.
Nghe đến dịch dung Lãn Ông không khỏi e dè vì ông biết tính nguy hiểm của nó không khác gì đánh một ván bài.
“Vậy không biết đối tượng là ai?”
“Chính là Hữu Chỉnh tiên sinh đây, không biết ngày có làm khó thần y.”
“Việc nói khó thì không khó, nói dễ cũng chẳng phải, làm việc này không khác cược sinh tử không biết tiên sinh đã chuẩn bị tâm lý.”
Hữu Chỉnh nghe thế không sợ hãi, cầm chén trà từ từ để xuống ánh mắt kiên định nói:
“Tại hạ dám đặt cược vận mệnh vào tay ngài một lần.”
Lãn Ông thở dài, sao phải khổ thế.
“Nếu vậy thì được ta bắt đầu thôi!”
Ông ra dấu cho học đồ của mình cầm theo đồ nghề đi vào trong phòng chuẩn bị.
Hữu Chỉnh bàn giao lại một số công việc cho Hà Triệu nhỡ đâu có mệnh hệ thì cầm quần giao cho Toản nhằm bảo toàn tính mạng chắc chắn hắn sẽ không bạc đãi mọi người rồi tiến vào trong phòng xuống mật thất được chuẩn bị sẵn bàn mổ.
…………………
Ngoài đó 500 dặm quân Tây Sơn đang giục dịch chuẩn bị quân của mình làm một lần t·ấn c·ông cuối cùng, những ngày qua quân phản loạn bất ngờ yếu thế rút lui liên tục rồi co vào Thăng Long.
Hôm nay sẽ ngày đại chiến cuối cùng, Quang Thuỳ đích thân chỉ huy trận chiến này.
Thuỳ luôn cảm thấy kỳ lạ sau Toản đến mọi việc trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết, và Toản cũng chưa từng ló mặt từ lúc đó. Hôm nay trước khi hành quân hắn quyết định sẽ thăm vị hoàng đệ này.
Thấy Quang Thuỳ hướng tới lều của Toán, Linh nhi bỏ hết công việc mình đang làm xuống rồi chạy một mạch về trong lều. Bên trong lều tiểu Phong đang dọn dẹp. Linh nhi chạy vào hớt hả bảo hắn nhanh tróng thay quần áo thái tử vào còn cô thì viết tin khần rồi gửi bồ câu đi. Quang Thuỳ để ý có bồ câu bay ra từ lều tăng nhanh bước chân